Xin chào! tôi là con bìm bịp

     
(GDVN) - Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.

Bạn đang xem: Xin chào! tôi là con bìm bịp


*
Bìm bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au, đôi chân đen bóng.
*
Ở tuổi trưởng thành, chim trống thường nhỏ hơn chim mái( 8/10). Từ chót mỏ đến chót đuôi dài 35 – 38cm. Mỏ cong dài 3,5cm. Lúc xếp lại cánh dài 16 – 18cm. Đuôi dài 18 – 20cm. Nhìn bên ngoài thân dày 8 – 9cm. Bàn chân bốn ngón sắp xếp đặc trưng cho một số loài chim chuyên ăn rắn, phía trước và sau đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài.
*
Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “, “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.
*
Bìm bịp là loại chim ăn thịt, chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn. Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về” giam lỏng”.
*
Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân bìm bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần.
*
Một số ít không sợ “ mùi” này thì bìm bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ. Như vậy, bìm bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của bìm bịp chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
*
Mùa sinh sản của bìm bịp kéo dài 5 tháng. Những cặp ở bưng biền thường đẻ sớm hơn chim ở đất gò. Mỗi năm bìm bịp đẻ 2 – 3 lứa, thường 1 -2 lứa. Mỗi lứa đẻ từ 2 – 4 trứng thường nở 2 – 3 con. Tổ được lót trong bụi rậm cách mặt đất chừng 1 – 2 m bằng cỏ và lá cây, giống tổ chuột đồng.

Xem thêm: Trung Học Cơ Sở Tiếng Anh Trung Học Cơ Sở (Lớp 6, Tiếng Anh Dành Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở

*
Bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí lại hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà. Người nuôi muốn thành công, thứ nhất phải nuôi từ chim con và thả tự do như bồ câu, thứ hai phải có thời gian luyện tập.
*
Bẩm sinh bìm bịp không biết giử nhà mà khả năng này có được là do con người luyện tập dựa trên hai yếu tố cơ bản: tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện.
*
Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ - Nếu ai xâm lấn chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.
*
Phản xạ có điều kiện: Sau mỗi đợt tấn công đối phương, bạn nên cho bìm bịp ăn ngon. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nghĩa là bạn đang thiết lập một phản xạ có điều kiện. Như vậy có thể nói việc “ giữ nhà” của bìm bịp sẽ không ngừng nếu bạn luôn thưởng” hậu” cho chúng.
*
Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có giàn hoa rậm, bụi um tùm thì bạn yên tâm sẽ không có rắn, bởi bìm bịp săn lùng suốt ngày, hơn nữa “ mùi” của chúng có thể xua đuổi được rắn.
*
Với bìm bịp, chim trống hay mái đều có thể luyện thành chim mồi, tuy nhiên nhiều nhà kinh nghiệm lại khuyên nên chọn mái, bởi chim mái có duyên “ghi bàn” hơn! Nếu nuôi từ chim con, bạn cần phải có thời gian 2 – 3 năm mới có mồi hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó khăn hơn nhiều.