Hình ảnh bà trùm dung hà

     

Lý lịch Dung Hà

Dung Hà là ai?

Dung Hà là là một trùm xã hội đen ở Việt Nam những năm 2000. Từ một dân giang hồ vặt trên hè phố, Dung Hà đã từng đạt địa vị cao trong giới xã hội đen Việt Nam ở đất Cảng Hải Phòng.

Bạn đang xem: Hình ảnh bà trùm dung hà


Dung Hà tên thật là gì?

Dung Hà tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung.

Dung Hà quê ở đâu?

Dung Hà sinh ra và lớn lên tại phố Trạng Trình, Hải Phòng.


Dung Hà sinh năm bao nhiêu?

Dung Hà sinh năm 1965.

Dung Hà mất năm bao nhiêu?

Dung Hà bị ám sát chết ngày 2 tháng 10 năm 2000.


*


Cuộc đời của bà trùm giang hồ Dung Hà

Sinh ra và lớn lên ở một khu vực gần bến xe nơi thông thương bến phà cửa sông Tam Bạc, từ nhỏ, Dung “Hà” đã sớm tiếp xúc với sự phức tạp của Xã hội. Bản thân vốn là một người sống phóng túng, Dung “Hà” sớm bỏ học và nhanh chóng trở thành một thiếu nữ giang hồ ở bến xe Tam Bạc.

Theo chân một số đàn anh, đàn chị, Dung “Hà” lấy nghề móc túi, cướp giật vặt làm nghề mưu sinh. Giữa năm 1986, trong một lần cướp giật người đi đường, Dung bị bắt rồi lãnh án 12 tháng tù. Ra tù Dung “Hà” càng ngày càng lấn sâu vào thế giới ngầm.

Dung “Hà” kết thân và yêu Hùng “chim chích” – một đại ca rất có tiếng tăm ở khu vực quanh bến xe và các khu vực tập kết hàng hóa dọc bến xe Tam Bạc.

Chuyện tình giữa Dung Hà và Hùng “chim chích” dần nổi tiếng theo thời gian, đặc biệt là những người sống trong thế giới ngầm. Tuy nhiên, khi mà tiền tài bắt đầu đổ về túi thì Hùng “chim chích” bắt đầu sa đọa. Cho đến khi, cơ đồ tích cóp từ công việc ở bến xe Tam Bạc bị Hùng phá nát hoàn toàn thì Dung “Hà” đã quyết định “đường ai nấy đi”.

Năm 26 tuổi, Dung “Hà” quen và yêu Hùng “Cốm”. Đi đâu Hùng “Cốm” cũng dẫn Dung “Hà” theo, giới thiệu bằng tất cả những lời lẽ kinh hoàng nhất, chính thế mà giang hồ nể sợ Hùng “Cốm” bao nhiêu thì cũng ngại người yêu của hắn bấy nhiêu.

Xem thêm:

Để mở rộng địa bàn hoạt động cho băng nhóm của mình, Dung “Hà” đã nhờ uy danh của Hùng “Cốm” và đám đao búa đi “dọn dẹp” rất nhiều đối tượng thuộc diện đầu trâu, mặt ngựa ở những nơi khác. Khi mọi việc đang diễn ra hết sức tốt đẹp thì Hùng “Cốm” bị bắt và tòa tuyên án tử hình. Khi Hùng “Cốm” bị nhận bản án tử, Dung “Hà” vẫn ấp ủ ý định giải cứu cho người tình.

Sau khi Hùng “Cốm” được chuyển vào phòng biệt giam dành cho tử tù ở trại giam Hải Phòng, ở bên ngoài Dung “Hà” đã ngấm ngầm một kế hoạch động trời với mục đích cướp tù. Mặc dù thất bại nhưng hành động của Dung Hà khiến cho không ít kẻ khâm phục, cái tên Dung “Hà” càng ngày càng trở thành một đàn chị khét tiếng ở đất cảng.

Trắc trở chuyện tình với đàn ông, Dung “Hà” quay sang yêu chiều cô gái trong đám đệ tử. Cô này không phải dân đao búa, cũng không phải là loại trộm cắp, bụi đời mà là con nhà tử tế, có nhan sắc nhưng đua đòi, thích nổi nên chập với Dung “Hà”.

Dân chơi Hải Phòng thời ấy đã quá quen với hình ảnh Dung “Hà” tóc ngắn như đàn ông, trang phục cũng như đàn ông, điều khiển Xe máy Ringbell lạng lách trên đường phố. Phía sau là một cô gái cao hơn Dung “Hà” cả một cái đầu, tóc dài tha thướt, xõa che nửa mặt ngồi ghì sát lấy Dung “Hà”, ôm eo thật chặt.

Tuy nhiên, mối tình cháy bỏng này đã bị gián đoạn vì tới năm 1995, Dung “Hà” bị bắt và kết án 7 năm tù. Bóc lịch hơn ba năm thì Dung “Hà” được trả tự do. Được thả tự do, nhưng công việc làm ăn của Dung “Hà” chẳng còn thuận lợi như trước do bị công an soi rất kỹ. Hết cửa làm ăn, Dung “Hà” đã ”Nam tiến”. Cuộc đời của bà trùm này rẽ theo một hướng khác.

Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Dung “Hà” ở phía Bắc và Năm Cam ở phía Nam là hai thế lực lớn.

Biết Hải “Bánh”- một trùm giang hồ đất Bắc di cư vào Nam được ông trùm Năm Cam đỡ đầu trở nên giàu có nên Dung “Hà” hết sức tức tối. Nhiều lần Dung Hà điều đàn em đến các tụ điểm mà Năm Cam và Hải “Bánh” bảo kê để quậy phá như: Cho đàn em tới quậy phá vũ trường Monaco của Năm Cam; tổ chức chém nhau tại một sòng bạc ở cầu Hang (Đồng Nai) và những sòng bạc khác do Năm Cam bảo kê.

Trước sự quậy phá của Dung “Hà”, Năm Cam đã coi bà trùm này như một cái gai trong mắt nên đã gọi Hải “Bánh” tìm gặp nữ quái này dàn xếp.

Ngày thi thể Dung “Hà” trở về Bắc, giới giang hồ Hải Phòng đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố Trạng Trình (nhà riêng của Dung “Hà”) tới tận Nhà hát Lớn (khoảng 2km). Nhưng sau ngày giỗ 49 Dung “Hà”, khách và đệ tử không còn mấy ai đến thăm nom, cái tên Dung “Hà” dần trôi vào quên lãng.