Hệ thống giáo dục pháp

     
Giáo Dục Bậc Tiểu Học (l’enseignement primaire) (9 năm trong đó có 8 năm bắt buộc)Giáo Dục Bậc Trung Học (l’enseignement secondaire) (7 năm)Giáo Dục Bậc Đại Học (l’enseignement supérieur) (từ 2 đến 8 năm)

Năm 1882, Jules Ferry- Bộ trưởng Bộ giáo dục đã ra luật quy định trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đều phải được đến trường bất kể giới tính, màu da, tôn giáo, sắc tộc và được miễn phí hoàn toàn. Từ năm 1959, tất cả trẻ em từ 6 đến 16 tuổi đều phải được đi học và từ tháng 9/2019 thì độ tuổi bắt buộc đến trường là 3 tuổi.

Bạn đang xem: Hệ thống giáo dục pháp

Tất cả các chương trình đào tạo ở Pháp đều do Bộ Giáo Dục Quốc Gia quản lý. Ở cấp tiểu học và trung học, các chương trình giáo dục được áp dụng là như nhau cho các trường công lập, bán công hay tư thục.


Mục lục


1. Bậc tiểu học ( l’enseignement primaire) (3-11 tuổi)

1.1. Mẫu giáo ( L’école maternelle)

Tất cả trẻ em từ 3 tuổi đều bắt buộc phải đi học tại trường mẫu giáo. Nếu còn chỗ học và điều kiện cho phép, cha mẹ có thể gửi trẻ từ 2 tuổi. Trường mẫu giáo chia làm 3 cấp lớp: lớp mầm (la petite), lớp chồi (la moyenne) và lớp lá (la grande section).

1.2. Trường tiểu học ( l’école élémentaire)

Trường tiểu học nhận học sinh từ 6 tuổi đến 10 tuổi, vào các lớp:

Lớp dự bị (CP- cours preparatoire)Lớp đệ nhất (CE1- cours élémentaire première année)Lớp đệ nhị (CE2- cours élémentaire deuxième année)Lớp đệ tam (CM1- cours moyen première année)Lớp đệ tứ (CM2- cours moyen deuxième année)

Pháp là quốc gia châu Âu mà trẻ em có số ngày trên lớp ít nhất và thời gian học nhiều nhất mỗi ngày (36 tuần hàng năm).

*

Hệ thống giáo dục bậc tiểu học tại Pháp

2. Bậc trung học (l’enseignement secondaire)

Bậc giáo dục trung học được chia làm hai cấp: trường trung học cơ sở (le collège) và trường trung học phổ thông (le lycée). Thang điểm 20 được áp dụng đối với học sinh ở bậc học này.

2.1. Trường trung học cơ sở (le collège)

Trường trung học sơ cở tiếp nhận tất cả học sinh sau hoàn thành lớp CM2, từ độ tuổi 11 nếu học sinh không bị đúp ở trường tiểu học. Có 4 cấp lớp là 6e, 5e, 4e và 3e (tương đương với lớp 6,7,8,9 ở Việt Nam).

2.2. Trường trung học phổ thông (le lycée)

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục việc học tại một trường trung học phổ thông thường (lycée général), hoặc trường trung học kĩ thuật (lycée technique) hoặc trường trung học nghề (lycée professionnel).

Xem thêm: Stephen Hawking Mất - Ông Hoàng Vật Lý Vũ Trụ Stephen Hawking Qua Đời

a. Trường trung học nghề- 2 năm: học sinh sẽ được cấp chứng nhận chuyên môn CAP (certificate d’aptitude professionnelle) hoặc bằng tốt nghiệp nghề BEP (brevet d’études professionnelles). Sau khi có được bằng BEP và sau 2 năm học, học sinh có thể đạt được bằng tú tài nghề (bac professionnel). Có khoảng 50 bằng tú tài nghề tương ứng với các ngành nghề khác nhau (xem danh sách cụ thể các bằng tú tài nghề tại đây). Bằng cấp này ngày càng được các công ty đánh giá cao.

b. Trường trung học kĩ thuật- 2 năm: chuẩn bị cho học sinh có thể theo học bậc đại học. Ở trường trung học kĩ thuật (lycée technique), học sinh có thể đạt được 8 loại bằng tú tài khác nhau, ví dụ nhưng bằng tú tài khoa học và kĩ thuật công nghiệp (le bac sciences et tecnologies industrielles) hoặc bằng tú tài khoa học xã hội (le bac science medicosociales) hoặc tú tài về kĩ thuật thanh nhạc và khiêu vũ (le bac techniques de la musique et de la danse) (xem danh sách cụ thể tại đây)

c. Trường trung học phổ thông thường- 3 năm:

Bậc trung học phổ thông gồm 3 cấp lớp: lớp thứ hai (la seconde), lớp thứ nhất (la première) và lớp kết thúc (la terminale) tương đương với lớp 10, 11 và 12 ở Việt Nam.

Số giờ học của học sinh trung học phổ thông dao động từ 30h đến 40h trong một tuần tùy thuộc vào sự lựa chọn môn học của họ. Từ lớp thứ hai ( la seconde), học sinh sẽ được định hướng theo hướng thông thường (l’enseignement general) hoặc theo hướng kĩ thuật (l’enseignement technologique) và được kiểm tra về năng lực để hướng đến phân cấp hóa ở lớp thứ nhất ( la première).

Kết thúc lớp thứ nhất học sinh sẽ phải trải qua kì thi tiếng Pháp, sau đó ở lớp kết thúc (la terminale) học sinh sẽ vượt qua kì thi kiểm tra các môn còn lại để có được bằng tú tài (le bac). Đây là bằng cấp quan trọng mở ra cánh cửa cho bậc giáo dục đại học (l’enseignement supérieur)

Ở trường trung học thường (lycée général) sẽ bao gồm 3 loại bằng tú tài:

Bằng tú tài khoa học (le bac S- scientifique)Bằng tú tài văn học (le bac L- littérature)Bằng tú tài kinh tế và xã hội (le bac ES- économique et social)

*

Hệ thống giáo dục bậc trung học tại Pháp

3. Bậc đại học (l’enseignement supérieur)

Giáo dục Đại học Pháp được cấu trúc quanh hệ thống LMD (Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ). Phần lớn các bằng cấp của Pháp cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ ECTS được công nhận bởi nhiều nước trong Liên minh Châu Âu và trên thế giới.

Mỗi năm học chia làm 2 học kì (semestres). Học kì 1 từ tháng 9 đến tháng 1 và học kì hai từ tháng 2 đến tháng 5. Mỗi học kì tương đương 30 tín chỉ ECTS (European credit transfert systeme).

Hệ thống LMD

*

 

Các loại văn bằng tại Pháp

Việc cấp bằng dựa trên số lượng học kỳ đã hoàn thành và số lượng tín chỉ ECTS* tương ứng. Cụ thể:

Cử nhân: Hoàn tất 6 học kỳ với số lượng tín chỉ tương đương là 180 ECTS (3 năm);Thạc sĩ: Yêu cầu 4 học kỳ sau bậc cử nhân, 02 năm, tương ứng 120 ECTS cho chương trình này hoặc tổng cộng là 300 ECTS cho hai bậc học cử nhân và thạc sỹ;Tiến sĩ: Thông thường là 6 học kỳ, 3 năm học, gồm 180 ECTS (tổng cộng 3 năm đào tạo), hoặc tổng cộng là 480 ECTS cho 3 bậc học cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.

*ECTS: Viết tắt của European Credits Transfer System (tạm dịch: Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu). Các loại bằng và quá trình đào tạo được EU công nhận. Số tín chỉ ECTS có thể được tích lũy và chuyển đổi trong trường hợp sinh viên theo học một lúc tại nhiều cơ sở đào tạo của châu Âu.