Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

     

Để giáo dục mầm non đạt được những hiệu quả trong quá trình dạy học thì cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là gì? Cùng tìm hiểu 8 nguyên tắc giáo dục mầm non quan trọng trong nội dung bài viết dưới đây nhé!.

Bạn đang xem: Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non


Đảm bảo tính mục đích

Đảm bảo tính mục đích là một trong những phương pháp đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Dù chúng ta có sử dụng các phương pháp dạy dỗ nào đi nữa thì chương trình giáo dục vẫn luôn cần có tính mục đích. Để làm tốt điều này thì trước tiên cần phải xác định rõ mục đích trong ngành giáo dục mầm non là gì? Từ đó khi sử dụng các phương pháp có tính thống nhất với nhau về mục đích thì mới có thể đạt được hiệu quả cao được.

*
Đảm bảo tính mục đích

Đảm bảo tính toàn diện

Với nguyên tắc về sự đảm bảo tính toàn diện thì đòi hỏi đội ngũ giáo viên mầm non cần có kỹ năng quan sát và chú ý đến trẻ một cách toàn diện. Toàn diện về thể chất, tâm lý và tư duy. Có như vậy thì mới đảm bảo trẻ được phát huy những thế mạnh của mình cũng như phát triển toàn diện thể chất và nhận thức. Bên cạnh đó, việc giúp trẻ phát triển, rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức cũng đóng vai trò rất quan trọng mà giáo viên cần phải làm được.

Nguyên tắc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ

Nguyên tắc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ là một trong 8 nguyên tắc giáo dục mầm non quan trọng. Có thể nói, phương pháp giáo dục mầm non là phương pháp theo hình thức mẹ – con. Chính vì vậy, ngoài việc chăm sóc, trông nom trẻ thì giáo viên cũng có nhiệm vụ giáo dục trẻ những kiến thức, kỹ năng phù hợp với lứa tuổi của mình như tự lập trong ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh các nhân…

*
Nguyên tắc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ

Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm

Hình thành khả năng làm việc theo nhóm cho trẻ là một trong những điều có ý nghĩa quan trọng. Với sự khác biệt trong tính cách của mỗi trẻ thì khi chúng có thể hợp thành một nhóm và hòa hợp với nhau để làm việc, học tập một cách hiệu quả là sự thành công của nguyên tắc này. Trẻ có được kỹ năng này sẽ có thể phát huy những tố chất khác như lãnh đạo, tự tin, sáng tạo…Nhà trường cần phải triển khai thực hiện tốt nguyên tắc này để nâng cao chất lượng đào tạo của mình.

Xem thêm: Bảng Giá Xe Porsche Giá Bao Nhiều, Các Dòng Xe

*
Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm

Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục

Sự liên kết giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục mầm non là điều hết sức cần thiết. Người ta thường ví cô giáo như người mẹ thứ 2 của trẻ, do đó bạn cần phải nắm rõ được tình hình của trẻ ngay cả khi trẻ ở nhà. Cách hành xử của trẻ khi ở nhà với khi trên lớp có thể là hoàn toàn khác biệt. Do đó, nhiệm vụ của giáo dục học mầm non cần có sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường là cần thiết để có thể giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong 8 nguyên tắc giáo dục mầm non thì đây là một nguyên tắc tạo nên sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non

Linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non cần được chú trọng thực hiện. Mục tiêu chính của giáo dục mầm non không đặt nặng việc truyền đạt tri thức hay thành tích. Điều quan trọng nhất là lấy việc chăm sóc, giáo dục mềm mỏng để trẻ có thể vui vẻ, hào hứng đến trường và được phát triển một cách tự nhiên. Trẻ sẽ không thể phát huy được những khả năng của bản thân nếu dồn ép, nhồi nhét cho trẻ quá nhiều những kiến thức mà trẻ không thích. Do đó, cần phải linh hoạt trong quá trình dạy học để có sự phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đề ra.

*
Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non

Nguyên tắc cô giáo chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực

Đây là nguyên tắc để tăng tính liên kết giữa cô giáo và trẻ. Khi cô giáo và trẻ gần gũi với nhau thì bạn sẽ hiểu được những tâm tư của trẻ. Qua đó có những phương pháp dạy trẻ hiệu quả và phù hợp nhất. Trẻ cũng hào hứng khi đến trường và tự tin phát triển bản thân trong quá trình học tập. Cô giáo đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn để trẻ tích cực tìm tòi và khám phá những kiến thức xung quanh mình. Tuân thủ nguyên tắc này thì chúng ta mới có thể đạt được những thành công trong giáo dục mầm non.

*
Nguyên tắc cô giáo chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực

Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ

Như chúng ta đã biết, mỗi trẻ sẽ có những thế mạnh riêng, sở thích và đam mê riêng. Nếu giáo viên có thể nhìn nhận và khơi dậy đam mê đó thì sẽ có những phương pháp để phát huy những tiềm năng của trẻ. Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi là giai đoạn cần được phát hiện ra những đam mê, tài năng của trẻ để có những phương pháp phát triển đam mê đó của trẻ đúng hướng. Đây là nguyên tắc quan trọng để giúp hình thành và phát triển tâm lý, thể chất và tư duy của trẻ trong giai đoạn này.

Như vậy với 8 nguyên tắc giáo dục mầm non trên hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để phục vụ cho công tác học tập, làm việc của mình. Hãy học hỏi và áp dụng một cách linh hoạt nhé. Trường Đại học Đông Á vẫn đang tuyển sinh ngành giáo dục mầm non. Nếu bạn có đam mê và yêu thích ngành giáo dục mầm non hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển nhé.