Hạch toán nguồn cải cách tiền lương

     

Để Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nguồn cải cách tiền lương (CCTL), Bạn thực hiện qua 4 bước sau:

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết


1. Vào Danh mục\Mục lục ngân sách\Tính chất nguồn kinh phí.

Bạn đang xem: Hạch toán nguồn cải cách tiền lương

2. Nếu muốn sửa tính chất nguồn CCTL thì kích đúp chuột vào tính chất nguồn 0114 hoặc 0214 để sửa lại.

Ví dụ sửa tính chất nguồn 0214 thành mã 14.

*

3. Nhấn Cất.


1. Vào Danh mục\Mục lục ngân sách\Nguồn kinh phí.

2. Chọn nguồn cha như nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện. Nhấn Thêm.

Xem thêm: Clip Hậu Trường Mv Buông Tay Đi, Hậu Trường Mv Buông Tay Đi

3. Khai báo các thông tin nguồn kinh phí như ví dụ bên dưới:

*

Lưu ý: Khi khai báo Mã nguồn kinh phí phải bắt đầu bằng mã nguồn cha, ví dụ ngân sách trung ương là 1.3, ngân sách tỉnh là 2.3, ngân sách huyện là 3.3. Trường hợp nhập trùng mã nguồn thì anh/chị tự động tăng lên số tiếp theo.


Bước 3: Nhập số dư đầu kỳ năm trước chuyển sang của nguồn CCTL sẽ được nhập vào số dư Có TK 468

1. Vào Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu.

2. Kích đúp chuột vào TK 468.

3. Nhập số dư tại cột Dư Có.

*

4. Nhấn Cất.


Bước 4: Hướng dẫn nghiệp vụ phát sinh trong năm của nguồn CCTL (trích 40% nguồn CCTL từ nguồn phí, lệ phí; nguồn thu hoạt động SXKD)

1. Trong năm, khi có phát sinh thu tiền từ các nguồn thu phí, nguồn khác, nguồn hoạt động SXKD:

Nợ TK 111/Có TK 531

2. Khi chi tiền cho các hoạt động tại đơn vị không phải là chi cải cách tiền lương:

Nợ TK 642/Có TK 111, 112

3. Cuối năm, đơn vị thực hiện kết chuyển doanh thu và chi phí

Nợ TK 531/Có TK 911

Nợ TK 911/Có TK 642

Nếu TK 531 > TK 642 => Thặng dư Nợ TK 911/Có TK 4212

– Nếu tiền thu dịch vụ còn để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo thì để ở Có TK 4212

– Nếu thực hiện xong thì phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: Nợ TK 4212/Có TK 4311, 4312, 4313, 4314

4. Thực hiện trích 40% CCTL

Nợ TK 4212/Có TK 468 (40%)

5. Chi lương từ nguồn CCTL

– Khi có phát sinh: Nợ TK 611/Có TK 334

– Khi chi: Nợ TK 334/Có TK 111, 112

6. Chi BH từ nguồn CCTL (nếu có)

– Khi có phát sinh:

BH trích vào lương: Nợ TK 611/Có TK 334

Nợ TK 334/Có TK 332

BH cơ quan đóng: Nợ TK 611/Có TK 332

– Khi thanh toán BH: Nợ TK 332/Có TK 111,112

7. Chi KPCĐ từ nguồn CCTL (nếu có)

– Khi có phát sinh: Nợ TK 611/Có TK 3323

– Khi thanh toán BH: Nợ TK 3323/Có TK 111,112

8. Cuối năm kết chuyển phần đã chi từ CCTL

Nợ TK 911/Có TK 611

Nợ TK 4211/Có TK 911

Nợ TK 468/Có TK 4211


1. Thao tác thu chi nguồn hoạt động SXKD, DV

Ví dụ: Đơn vị thu tiền học phí: 100 triệu đồng (100%)

Khi chi từ nguồn học phí: 60 triệu đồng (60%)

Xem hướng dẫn trên phần mềm tại đây

2. Trích lập 40% cải cách tiền lương

Tùy từng loại hình đơn vị mà cách trích lập cải cách tiền lương khác nhau. Các đơn vị tham khảo trước điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BTC để xem đơn vị mình trích bao nhiêu %, hoặc tham khảo giải đáp của BTC tại đây.

Vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.Hạch toán Nợ TK 4212/Có TK 468: 40 triệu (40%)

3. Chi lương từ nguồn CCTL

Vào Tiền gửi\Chi tiền\Chi tiền gửi.Hạch toán Nợ TK 334/Có TK 112: 30.000.000 đồng

Nhấn Cất.Nhấn Tiện ích\Hạch toán chi phí lương.

Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí lương, hạch toán Nợ TK 611/Có TK 334: 30.000.000 đồng

4. Chi nộp bảo hiểm từ nguồn CCTL

Vào Tiền gửi\Chi tiền\Chi tiền gửi.Hạch toán Nợ TK 332/Có TK 112: 9.600.000 đồng

Nhấn Cất.Nhấn Tiện ích\Hạch toán chi phí bảo hiểm

Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí bảo hiểm và bảo hiểm trích vào lương

5. Chi nộp KPCĐ từ nguồn CCTL

Vào Tiền gửi\Chi tiền\Chi tiền gửi.Hạch toán Nợ TK 3323/Có TK 112: 400.000 đồng

Nhấn Cất.Nhấn Tiện ích\Hạch toán chi phí bảo hiểm

Phần mềm tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí bảo hiểm, hạch toán Nợ TK 611/Có TK 3323: 400.000 đồng

6. Cuối năm, kết chuyển phần đã chi từ CCTL

Ngoài các bút toán xác định kết quả của các nguồn KP trên bút toán xác định kết quả phần mềm còn tự động kết chuyển bút toán của nguồn CCTL:

Nợ TK 911/Có TK 611: 40 triệu

Nợ TK 4211/Có TK 911: 40 triệu

Đơn vị tự hạch toán thêm bút toán ghi giảm nguồn CCTL: Nợ TK 468/Có TK 4211: 40 triệu