Nguyễn lân dũng

     

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng được biết đến với cái tên "Giáo sư biết tuốt", ở độ tuổi 83 ông vẫn hàng ngày miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Bạn đang xem: Nguyễn lân dũng

Ông cũng là người tốt nghiệp đại học trẻ nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.

Gia đình cố GS.NGND Nguyễn Lân được biết đến là gia đình có nhiều thế hệ đều theo ngành giáo dục. Ông có 8 người con là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đại học, chưa kể đến các con dâu, cháu trai, cháu gái cũng theo ngành này. GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng là con trai của cố GS.NGND Nguyễn Lân, ở độ tuổi 83, ông vẫn theo gương cha mình, miệt mài nghiên cứu, giảng dạy bởi với ông "ở độ tuổi nào cũng có thể tiếp tục cống hiến".

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với GS.NGND Nguyễn Lân Dũng.

*

- Hiếm gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đại học như gia đình cố GS.NGND Nguyễn Lân. Ông có thể kể gì về gia đình mình?

Cả nhà tôi đều theo sự nghiệp giáo dục, bố tôi là GS.NGND Nguyễn Lân. Ít ai biết cụ sinh ra trong một gia đình rất nghèo. Năm 1925, bố tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Cậu bé nhà quê” – phần nào phản ánh cuộc sống khó khăn của cụ.

Với sự cố gắng hết mình và sự trợ giúp từ người anh cả thì bố tôi đã trưởng thành lên trong học tập và bố tôi đỗ đầu trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Suốt từ đó trở đi, bố tôi gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Chúng tôi rất tự hào vì khi bố tôi làm quản lý giáo dục đã nhận được thư khen của Bác Hồ và một tấm áo lụa. Trong suốt sự nghiệp của mình, bố tôi đã đào tạo được rất nhiều nhân tài.

Theo gương bố, cả nhà tôi theo ngành giáo dục. 8 anh chị em mỗi người theo một ngành khác nhau, nhưng tất cả đều là nhà giáo, đều là giảng viên đại học hoặc trung học. Con trai tôi hiện nay cũng đang theo nghiệp nhà giáo, con trai tôi hiện nay là giảng viên trường Đại học Y, kiêm giám đốc Bệnh viện Y Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá 14. Con gái tôi là giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Gia đình chúng tôi cũng như những nhà giáo khác, không giàu có nhưng hạnh phúc. Chúng tôi yêu nghề và muốn được cống hiến cho nghề.

*

- Còn về bản thân mình, GS có thể chia sẻ một chút về quá trình học tập, dạy học và sau đó trở thành “GS biết tuốt” như nhiều người vẫn gọi ông lâu nay?

Bản thân tôi may mắn đã đạt 2 kỷ lục trong ngành giáo dục: Người duy nhất học qua 4 trường sư phạm, người trẻ tuổi nhất tốt nghiệp đại học tại Việt Nam (năm 18 tuổi). Thế hệ tôi học rất ngắn nhưng tôi may mắn được học những người thầy giỏi.

Tôi thi về Thực vật, thì phải định tên 10 cây đặt trên bàn bằng tiếng La tinh, thuộc chi gì, họ gì loại gì. Hay về Hoá học, trong 1 lọ có các nguyên tố hoá học, trước mắt có một dãy các số thử, phải thử như thế nào để biết trong lọ có những nguyên tố gì.

Thời đó nghèo khó nhưng chúng tôi rất đoàn kết. Ngày đó chúng tôi ở Việt Nam học xá (khu Bách Khoa bây giờ), bữa sáng làm sao có tiền mà ăn xôi, ăn phở, chúng tôi chỉ toàn bẻ đôi củ sắn, ăn đủ no nhưng rất vui rồi cùng đi bộ đi học. Ngày ấy chúng tôi vẫn nói đùa rằng hay góp tiền nhau mua cái xích lô, “1 thằng đạp 5 thằng ngồi”.

Nhưng làm gì có tiền đâu, chúng tôi đi bộ một ngày 4 lần lên 19 Lê Thánh Tông có lẽ cũng đến 10 cây số. Cơm hàng ngày chỉ có rau, bí đỏ chứ không có thịt, cá. Nhưng sau đó chúng tôi đều đã trưởng thành lên.

*

- Ở độ tuổi 83, một ngày của giáo sư diễn ra như thế nào?

Bản thân tôi luôn cố gắng làm được 3 việc. Thứ nhất, dạy đại học phải có giáo trình. Tôi in đi in lại giáo trình của mình 10 lần vẫn chưa hài lòng, vì ngành vi sinh vật học của tôi phát triển quá nhanh. Vậy nên tôi kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc các bạn từ nước ngoài về viết giáo trình vi sinh vật học. Rất may mắn là hiện tại 2 cuốn giáo trình đã được sử dụng rộng rãi, dùng chung cho các trường đại học của Việt Nam.

Xem thêm: Tin, Du Doan Tay Ban Nha Vs Pháp, 01H45 Ngày 11/10, Kèo Nhà Cái


Thứ hai, tôi nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ mình dạy đại học, đào tại ra các nhà khoa học thì mình phải nghiên cứu khoa học thì mới lôi cuốn được sinh viên. Tôi đã đi từng bước, năm 19, 20 tuổi, khi tôi tập hợp được 10 bạn trẻ, tôi xin hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp mở phòng nghiên cứu chuyên đề vi sinh vật học. Khi tôi tập hợp được 20 người, tôi gặp Giáo sư Nguyễn Đình Tứ xin thành lập Trung tâm Vi sinh vật học ứng dụng, và chúng tôi đã làm được rất nhiều công việc.

Đặc biệt trong chiến tranh, chúng tôi đã làm được rất nhiều nghiên cứu phục vụ chiến trường, đặc biệt là nấm men chống lại vi khuẩn mủ xanh. Sau đó, chúng tôi tiếp tục thu hút thêm 10 người để thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học. Và khi có 40 người, tôi đi gặp Thủ tướng và xin lập Viện Vi sinh học và Công nghệ sinh học cấp Quốc gia.

Thứ ba, là phải biết ngoại ngữ. Ở tuổi 83, hiện tại tôi đang làm một việc rất khó, nhưng tôi vẫn cố làm, đó là viết cuốn từ điển Công nghệ sinh học Anh – Việt. Hiện tại, tôi sử dụng được 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc. Tôi mới viết cuốn “Thế giới sự sống” dựa trên chương trình phổ thông, nhưng cao hơn 10 lần. Để dạy học, không gì tốt hơn là mình có kiến thức sâu hơn gấp 10 lần. Tôi mong các thầy cô ở tất cả các bộ môn có thể làm được điều đó.

*

- Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhìn lại hành trình đã qua, ông có thể nói gì về nghề giáo? Theo ông giáo viên thời nay cần những thay đổi gì để thích ứng với thời đại 4.0 như hiện nay?

Cả đời tôi, tất cả anh chị em cho đến các con tôi đều theo nghề dạy học, rất vui. Nghề này cho tôi được sống với thế hệ trẻ, mình cũng cảm thấy trẻ trung hơn, cho tôi có điều kiện để cống hiến, tha hồ mà cống hiến, vừa dạy học, vừa nghiên cứu khoa học. Hiện nay tôi đang đi nói chuyện với các trường phổ thông với chuyên đề khởi nghiệp trong thời đại 4.0, tôi động viên các em phải học giỏi, phải biết ngoại ngữ, phải khỏe mạnh và am hiểu về tin học để trở thành công dân toàn cầu. Có những hôm nắng rất to ở Quảng Trị, hay có những ngày mưa các em vẫn che ô ngồi nghe khiến tôi rất ngạc nhiên.

Làm nghề giáo rất hay, dù ở tuổi nào vẫn có thể tiếp tục cống hiến. Thầy có tử tế thì mới đào tạo được học sinh tử tế, thầy có giỏi mới đào tạo được học sinh giỏi, thầy có tâm huyết mới đào tạo được học sinh tâm huyết. Nên trách nhiệm của các nhà giáo rất lớn, không chỉ cần giỏi giang mà cần chuyển tải được tấm lòng của mình đến từng học sinh để trở thành con người tử tế.

Cả gia đình tôi là gia đình nhà giáo, cố gắng giữ được truyền thống đó đến lâu dài. Thế hệ các con nối tiếp thế hệ các anh để làm cho nghề giáo đúng với vị trí của nó là một nghề vẻ vang. Chúng tôi động viên nhau, không phải vì nghề này nhiều tiền nhưng nghề này vui vẻ, vinh quang.

*
Gia đình của GS Nguyễn Lân Dũng.

Ngày Nhà giáo Việt Nam này nhận được những lời chúc mừng từ các học sinh khiến chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Chúng tôi tin tưởng rằng sự nghiệp này là một sự nghiệp vẻ vang và có khó khăn, phải không ngừng phấn đấu, đừng bao giờ bằng lòng với chính mình vì khoa học tiến bộ rất nhanh. Vì là thời đại 4.0, công nghệ số, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, chúng ta không thể bằng lòng với kiến thức cũ mà phải làm sao để học sinh tiếp cận được kiến thức của đổi mới công nghệ này và chính các em sẽ ứng dụng những kiến thức, công nghệ 4.0 trong xã hội Việt Nam. Vậy nên, nhiệm vụ của thầy cô cũng rất nặng nề, phải học, học suốt đời.

SGK vừa rồi có khó khăn, chúng ta phải sửa chữa lại, tôi vừa thấy Bộ trưởng Bộ GDĐT tuyên bố SGK phải hoàn thiện mới được xuất bản – đó là cố gắng mà Bộ GDĐT sẽ phải làm, làm sao để xã hội yên tâm là chương trình tốt, sách vở tốt, thầy giáo tốt, học sinh tốt. Và chúng ta phải tự hào với những thành tích của ngành giáo dục Việt Nam.

Những thành tích như 4 em thi môn Hóa đều được HCV, các em thi Toán cũng được huy chương trong đó có những em lớp 10. Rồi cô giáo Phượng dân tộc Mường được xếp tốp 10 giáo viên toàn cầu. Đó là thành tựu rất lớn, đừng vì những thiếu sót mà đánh giá thấp. Tất nhiên có những tồn tại thì cần phải khắc phục, các thầy cô cùng nhau khắc phục làm cho giáo dục đạt tiến độ, không thua kém các nước khác.