Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

     
*

XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA CON NGƯỜI XỨ NGHỆ, Ý CHÍ TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN; CHỦ ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, ĐƯA NGHỆ AN PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG; ĐẢM BẢO VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG, AN NINH
*

tiengtrungquoc.edu.vn


Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Nhìn lại trong thời gian qua ngành giáo dục Nghệ An (ngành) cũng có thể tự hào vì đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, với chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn, trong 5 năm qua Sở Giáo dục đã tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phục vụ công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 7 Nghị quyết, 2 Đề án, 12 Kế hoạch, 23 Quyết định và 6 Chỉ thị. Trong đó, đặc biệt là các chương trình, kế hoạch, đề án triển khai Chương trình hành động số 33-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bạn đang xem: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Trên lĩnh vực chuyên môn, ngành đã triển khai thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy, tính đến tháng 3/2020, toàn ngành đã giảm 47 đơn vị sự nghiệp công lập với 3 trường mầm non, 19 trường Tiểu học, 12 trường THCS, 1 Ban Quản lý dự án và 12 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), giảm 75 điểm trường lẻ. Ngành chú trọng xây dựng các mô hình thực hiện đổi mới, tham mưu xây dựng và triển khai thí điểm mô hình trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019- 2023 tại 14 trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Triển khai nghiêm túc, khoa học và đạt hiệu quả các mô hình giáo dục trường học mới ở tiểu học và trung học cơ sở, các chương trình dự án SEQAP, VVOB. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá ở giáo dục phổ thông, trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xem đây là là tiền đề để đúc rút kinh nghiệm trong việc triển khai và bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021.

*

Để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới giáo dục,nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo toàn ngành thực hiện có hiệu quả một số giải pháp trọng tâm sau:

- Nâng cao chất lượng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách mới; chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tầm nhìn đến năm 2045; nhằm phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ về phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng chuẩn mới của người học; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đầu ngành từ cán bộ cấp Sở đến cán bộ cấp Phòng, cấp Trường nhằm: nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Tập trung lãnh đạo thực hiện xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: cơ bản đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Luật Giáo dục 2019.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn: Tiếp tục duy trì phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy học phân hóa đối với học sinh nhằm tạo nguồn học sinh giỏi các cấp. Duy trì và phát triển hệ thống các trường trọng điểm cấp THCS của các huyện nhằm tạo nguồn học sinh giỏi, học sinh được phát triển toàn diện cho các trường THPT trên địa bàn các huyện và cho Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Xây dựng kế hoạch để phát triển Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu phù hợp với xu thế của giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và là trường THPT chuyên có chất lượng trong toàn quốc.

Xem thêm: Chiêm Ngưỡng Những Hình Ảnh Ấn Tượng Của Vũ Trụ Được Nasa Ghi Lại

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xác định mục tiêu, động lực học tập cho học sinh. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động thương binh và xã hội trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh xây dựng nhu cầu về nguồn lực lao động cho tỉnh và về các ngành nghề để các cơ sở đào tạo, ngành giáo dục, phụ huynh, học sinh biết để có định hướng tốt nhất. Trên cơ sở nhu cầu nguồn lao động có định hướng tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh, để các em yên tâm trong học tập, có định hướng cho tương lai của mình. Giúp cho học sinh xác định được mục tiêu của học tập để đạt được các phẩm chất năng lực theo CTGDPT và theo 4 trụ cột của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

- Tiếp tục tập trung, chỉ đạo rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp theo lộ trình, hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa các mục tiêu: giảm đầu mối, tinh giản biên chế, thuận lợi cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn. Uu tiên từng bước hiện đại hóa trường lớp học đảm bảo phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.Đẩy mạnh xây dựng các mô hình giáo dục ưu tiên tiến, trước hết là các trường trọng điểm chất lượng cao nhằm tạo nòng cốt đi đầu trong đổi mới giáo dục và đào tạo, cơ chế quản lý, góp phần thúc đẩy giáo dục cho từng vùng miền, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, tạo tiền đề xây dựng Đề án trường phổ thông tiên tiến, hội nhập theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

- Tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ, tập trung xây dựng đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên. Về số lượng: Cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo: Bố trí thêm định biên chuyên viên hoặc tăng số biệt phái để chỉ đạo dạy học (đặc biệt cấp THCS); có cơ chế để thành lập Hội đồng cốt cán theo môn học, cấp học (có quy chế hoạt động, có quyền và nghĩa vụ để phát huy trách nhiệm đội ngũ cốt cán). Về giáo viên: Bố trí đủ ở cấp Tiểu học; có giải pháp để khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ ở mỗi cấp học, đặc biệt cấp THCS.

- Về chất lượng: Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Bồi dưỡng để đảm bảo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ hiện nay và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm tới: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học môn học; thiết kế bài học, bài kiểm tra đánh giá sát đối tượng và theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, đạt chuẩn đầu ra theo yêu cầu; năng lực sử dụng thiết bị dạy học…Tiếp tục tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác tự bồi dưỡng ở các nhà trường. Tập trung đầu tư và quản lý việc khai thác sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường học (kể cả nhà công vụ cho GV miền núi để giáo viên yên tâm công tác). Quản lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo hiệu quả. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với chất lượng giáo dục của từng nhà trường, đặc biệt khi thực hiện CT GDPT 2018.

- Chỉ đạo và thực hiện nghiêm quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo thực chất đối với từng cấp học, từ đó đưa ra các giải pháp tác động đến chất lượng dạy học mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần công khai kết quả thi, xếp hạng để các địa phương, nhà trường biết thực trạng, vị trí của mình để chỉ đạo, phấn đấu. Đẩy mạnh xây dựng các phong trào thi đua trong toàn ngành, như: Phong trào “Phòng giúp Phòng”, “Trường giúp Trường”; phong trào “xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”; đồng thời phối hợp các tổ chức chính trị xã hội để hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, quản lý học sinh. Đây là giải pháp hỗ trợ rất quan trọng đối với các nhà trường. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn, rõ việc hơn và cần sự vào cuộc của các phòng chuyên môn trong phong trào “Phòng giúp Phòng”, “Trường giúp Trường” và hoạt động “sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường”.

- Tăng cường Hội nhập quốc tế: Chủ động liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, khu vực và quốc tế về phát triển giáo dục và đào tạo, về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục tiên phong, chủ động xây dựng mô hình trường theo hướng song chương trình đảm bảo chuẩn chất lượng khu vực, quốc tế; mô hình trường dạy học tăng cường ngoại ngữ có giáo viên bản địa; trường học tự chủ; tạo cơ hội phát triển và hội nhập của học sinh Nghệ An. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng khó khăn đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội miền Tây, kinh tế biển và các khu công nghiệp. Tăng cường triển khai các mô hình giáo dục STEM, giáo dục trải nghiệm, giáo dục dựa vào cộng đồng, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào học tập, đời sống đối với học sinh phổ thông trên địa bàn…Với các giải pháp trọng tâm đã được Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn ngành để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn trong thời gian tới và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.