Giá gói thầu theo nghị định 63

     

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối đa mà chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê duyệt trúng thầu, giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu. Vậy quy định về giá gói thầu theo nghị định 63/2014 như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Bạn đang xem: Giá gói thầu theo nghị định 63

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy định về giá gói thầu theo nghị định 63/2014.

*

Quy định về giá gói thầu theo nghị định 63/2014

1. Giá gói thầu là gì?

Căn cứ vào khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối đa mà Chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê duyệt trúng thầu, giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu.

2. Giá gói thầu được xác định như thế nào?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013 và Điều 63 Nghị định 63/2014 thì giá gói thầu được xác định như sau:

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Lưu ý về giá gói thầu

Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, giá gói thầu được xác định trên:

– Cơ sở tổng mức đầu tư;

– Tổng mức dự toán đối với các dự án đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hoặc

– Dự toán mua sắm thường xuyên đối với mua sắm thường xuyên

– Các thông tin được cung cấp về giá trung bình áp dụng theo thống kê của các dự án đã được thực hiện trong khoảng thời gian xác định nào đó; theo ước tính của tổng mức đầu tư dựa trên định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và giá gói thầu.

Đặc biệt, Luật Đấu thầu cũng nhấn mạnh giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Xem thêm:

Trong đó chi phí dự phòng bao gồm:

– Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng;

– Chi phí dự phòng trượt giá;

– Chí phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

4. Giá gói thầu có được công khai không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu quy định, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là một trong những thông tin phải được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo Đấu thầu.

Đối chiếu với khoản 2 Điều 35 Luật này, nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu bao gồm:

– Tên gói thầu;

– Giá gói thầu;

– Nguồn vốn;

– Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu;

– Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:

– Loại hợp đồng:

– Thời gian thực hiện hợp đồng:

Như vậy, căn cứ vào những quy định nêu trên, phải công khai giá gói thầu trước khi mời thầu trên mạng đấu thầu quốc gia. Không đăng tải, không công khai là vi phạm Luật Đấu thầu.

5. Xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến việc không công khai giá

Căn cứ vào Điều 90 Luật đấu thầu năm 2013 thì hành vi không công khai giá đấu thầu được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định về giá gói thầu theo nghị định 63/2014 để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.