Đường trường sơn ngày nay

     
Tuyến đường Trường Sơn lịch sử. (Ảnh tư liệu)  “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn/ Hai đứa ở hai đầu xa thẳm/ Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây…

… Đông sang Tây không phải đường thư/ Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo/ Đông Trường Sơn cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo/ Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh/ Từ nơi em gửi đến nơi anh/ Những đoàn quân trùng trùng ra trận/ Như tình yêu nối lời vô tận/ Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”(Phạm Tiến Duật).

Bạn đang xem: Đường trường sơn ngày nay

Trên thực tế, đường Trường Sơn xuất hiện từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp với hình thức vận chuyển chủ yếu là gùi, thồ đơn giản. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thực tiễn cách mạng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải mở rộng đường hệ thống đường mòn Trường Sơn để chi viện cho tiền tuyến với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt.”

Tuyến đường Trường Sơn trở thành huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến Miền Nam, nối dài ý chí, khát vọng của dân tộc. Đây cũng là “giao lộ” chung của ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu trường kỳ bảo vệ độc lập dân tộc.

Một thế hệ đã gửi lại thanh xuân, máu xương giữa núi rừng Trường Sơn trùng điệp, ngút ngàn để huyền thoại bắt đầu. Đó là những tráng ca bất tử tạc vào lịch sử dân tộc.

60 năm sau nhìn lại, Thiếu tướng Nguyễn Bà Tòng (Nguyên Chính Ủy Quân đoàn 12) vẫn chưa thể quên được những năm tháng rực lửa ấy. Ông tự gọi thế hệ của mình là thế hệ kỳ lạ khi đã dùng máu xương, tính mạng và cả tình yêu Tổ quốc nồng nàn để dựng nên huyền thoại đường Trường Sơn.

*
*
Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

–Đến nay, với nhiều người, việc hình thành đường Trường Sơn vẫn là một kỳ tích khó tin khi quân dân ta đã hoàn thành hàng vạn km đường trong điều kiên vô cùng thiếu thốn, phải đối mặt kẻ thù với quân sự vượt trội. Theo Thiếu tướng, điều gì đã làm nên kỳ tích này?

Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng: Tôi vẫn nhớ, vào thời điểm năm 1968, chúng tôi nhận lệnh hành quân vào chiến trường Miền Nam. Thế nhưng, khi tới Quảng Bình, Đại đội 3 của chúng tôi được giao nhiệm vụ bám trụ với đường Trường Sơn để mở đường. Vào thời điểm ấy, chiến sự tại khu vực tuyến huyết mạch này vô cùng khốc liệt. Ban ngày, máy bay trinh sát và tiêm kích của địch liên tục quần thảo và ném bom. Toàn bộ khu vực quanh Binh trạm 42 chúng tôi đóng quân bị cầy phá tan hoang.

Điều kiện khi đó cũng hết sức thiếu thốn. Chúng tôi chủ yếu mở đường bằng cuốc, xẻng thô sơ, thi thoảng mới sử dụng thuốc nổ và bộc phá. Thế nhưng, tinh thần của tất cả chiến sỹ lại hết sức cao. Chúng tôi đều xác định: phải mở đường, thông tuyến và không để cho xe dừng.


Về sau này khi nhìn lại, chúng tôi thấy rằng, tuyến đường mòn ấy là sự tổng hợp sức mạnh của ý chí, quyết tâm của bộ đội Trường Sơn nói riêng và là kết quả của sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng, Bác Hồ và Quân ủy Trung ương. Bên cạnh đó, đó còn là sự tổng hòa của sức mạnh từ nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc trên dãy Trường Sơn. Đồng bào đã chở che, đùm bọc, giúp đỡ chúng tôi từ hạt gạo đến nắm lá thuốc; bộ đội đi tới đâu, nhân dân sẵn sàng nhường đất, nhường nhà để làm đường. Nó thể hiện ý chí chung của cả nước từ quân đội đến nhân dân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn lao để quân, dân vượt lên tất cả khó khăn, gian khổ và hy sinh.

Đồng bào đã chở che, đùm bọc, giúp đỡ chúng tôi từ hạt gạo đến nắm lá thuốc; bộ đội đi tới đâu, nhân dân sẵn sàng nhường đất, nhường nhà để làm đường. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: “Con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh là một công trình vĩ đại, nói lên ý chí nghị lực, tinh thần dũng cảm và sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam, quyết đem sức người sức của của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn; là một trong những nhân tố chiến lược có ý nghĩa quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn…”.

–Khi đánh giá về kỳ tích đường Trường Sơn, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Maxwell Taylor cho rằng: “Chúng tôi đã không đánh giá đúng tinh thần kiên quyết và đức tính hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của người Việt Nam, những cố gắng chống lại đường mòn Hồ Chí Minh đã thất bại.” Quan điểm của ông thế nào về cách nhìn nhận của phía Mỹ, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng: Đầu tiên, khi bước vào cuộc chiến này, phía Mỹ nhìn nhận rất khác. Họ nghĩ, với lợi thế đến từ những vũ khí, khí tài hạng nặng, trang thiết bị hiện đại, họ sẽ sớm đè bẹp” được bộ đội Việt Nam. Thế nhưng, khi đụng độ thì họ ngày càng cảm thấy khó khăn và bất lực.

*
*
Người Mỹ đã thừa nhận thất bại khi không thể ngăn chặn được đường Trường Sơn. (Ảnh tư liệu)

Cho tới nay, có thể, phía Mỹ vẫn chưa công nhận sự thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng lại công nhận sự thua cuộc trên đường Trường Sơn bởi họ không thể ngăn chặn được đường Trường Sơn.

Ngay cả bản thân những người Mỹ cũng đã từng rất ngạc nhiên vì họ vốn nghĩ rằng, đó chỉ là con đường mòn. Ấy vậy mà con đường mòn ấy lại chiến thắng được tất cả những vũ khí thông minh, hiện đại của Mỹ; chiến thắng được tất cả mưu đồ chiếm niền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra khu vực Đông Nam Á của phía Mỹ.

Xem thêm: Đạt Bao Nhiêu Điểm Sat Bao Nhiêu Là Cao Nhất Nước Mỹ, Điểm Sat Bao Nhiêu Là Cao

Ngay cả bản thân những người Mỹ cũng đã từng rất ngạc nhiên vì họ vốn nghĩ rằng, đó chỉ là con đường mòn. Ấy vậy mà con đường mòn ấy lại chiến thắng được tất cả những vũ khí thông minh, hiện đại của Mỹ

Thậm chí, có người nước ngoài đã từng hỏi tôi: “Các ông sống như thế nào, chiến đấu như thế nào mà có thể thắng được?” Tôi trả lời rằng: “Người Việt Nam bao giờ cũng sống vì sự nghiệp lớn của Đảng và Nhà nước.

Bởi thế, chúng tôi luôn luôn khắc cốt ghi tâm rằng, phải thực hiện tốt lời Bác dạy: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng việc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là không thể thay đổi được.” Nếu như kẻ thù có tiềm lực về kinh tế, vũ khí thì chúng tôi lại có tiềm lực lớn về niềm tin, sức mạnh tinh thần.

Phải nói thêm, có sáu đời Tổng thống Mỹ liên quan tới những câu chuyện trên chiến trường miền Nam nhưng cuối cùng, họ vẫn không xoay chuyển nổi tình hình. Nhiều nhà báo, nhà văn và cả tướng lĩnh Mỹ đều nói: Thực sự không thể hiểu được điều gì đã làm nên tuyến đường Trường Sơn!

–Theo Thiếu tướng, đường Trường Sơn có ý nghĩa thế nào đối với toàn bộ cuộc chiến chống Mỹ cứu nước?

Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng: Ý nghĩa và vai trò của đường Trường Sơn là rất lớn; thể hiện được quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.” Việc mở đường Trường Sơn thể hiện được tất cả chiến lược, sách lược của Đảng cũng như tinh thần quả cảm của bộ đội Trường Sơn – tạo nên một con đường huyền thoại.

*
*
Đường Trường Sơn là tuyến đường huyết mạch chi viện cho miền Nam Việt Nam. 

Đây vừa là cầu nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là điểm tựa, mắt xích lớn nối các chiến trường ba nước Đông Dương, lại vừa là nơi những người lính cụ Hồ anh dũng, trí tuệ, chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

–60 năm sau, con đường huyền thoại ấy mang một sứ mệnh mới: Đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tầm quan trọng đặc biệt trong tạo đà phát triển cho khu vực rộng lớn phía Tây đất nước. Cảm xúc của Thiếu tướng như thế nào mỗi lần quay lại con đường này?

Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng: Mỗi lần có dịp trở lại chiến trường xưa, nơi đã dành cả thời trai trẻ của mình, lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc khó tả. Cuộc sống trên dãy Trường Sơn đã thực sự đổi khác rất nhiều, từ từng dòng sông, con suối, bản làng. Chiều chiều, nhìn các cháu thiếu nhi hồn nhiên vui đùa bên dòng sông, tôi lại cảm thấy rất bình yên.

Đặc biệt, với việc xây dựng đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng tới mũi Cà Mau trên “nền móng” đường Trường Sơn xưa đã tạo nên một sức bật mới trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung và đồng bào Trường Sơn nói riêng. Nó giống như một sự tri ân dành cho những người đã hy sinh tất cả cho con đường này.

– Xin cảm ơn Thiếu tướng!

Huyền thoại một con đường qua những con số:

Hệ thống đường ôtô vượt Trường Sơn

Trong suốt 10 năm chiến đấu kiên cường (1965 – 1975), bộ đội Trường Sơn đã mở được mạng đường đa tuyến liên hoàn có tổng chiều dài gần 20.000km với 5 trục dọc, 21 trục ngang.

Đường ống xăng dầu

Từ năm 1968, Bộ đội Trường Sơn bắt đầu xây dựng đường ống xăng dầu từ Nam Đàn (Nghệ An), đến năm 1973, dòng xăng đã bơm tới Bù Gia Mập (Bình Phước). Hệ thống đường ống xăng dầu với 1.400km đường ống, 113 trạm bơm, 33 trạm cấp phát xăng dầu lớn, nhỏ, đưa dòng xăng từ miền Bắc đến các chiến trường chỉ cách Sài Gòn hơn 100km.

Đường ngụy trang kín

Từ mùa khô 1971-1972, để đối phó với máy bay AC.130 được trang bị hồng ngoại, có khả năng phát hiện mục tiêu ban đêm, Bộ đội Trường Sơn đã mở con đường ở những cánh rừng lớn có cây che phủ; ở những nơi không đủ cây che phủ, bộ đội ta chặt cành cây hoặc làm giàn phong lan ngụy trang kín đường cho xe chạy ban ngày, nâng tốc độ vận chuyển lên gấp 2 đến 3 lần so với tốc độ đi trong đêm tối. Con đường đặc biệt này dài tới 3.000km.

Đường sông

Từ những năm đầu, Bộ đội Trường Sơn đã tận dụng các sông, suối để vận chuyển hàng bằng thuyền, bè, hoặc thả hàng trôi sông để trạm phía dưới đón nhận. Đặc biệt, đã sử dụng công binh để chinh phục những dòng thác dữ, sử dụng vận chuyển cơ giới (thuyền máy) trên sông. Chiều dài của hệ thống đường sông gần 500km.

Hệ thống thông tin

Để đảm bảo sự chỉ huy thông suốt trên toàn địa bàn rộng tới 132.000km2, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hệ thống thông tin tải ba dọc theo đường Đông – Tây Trường Sơn, kéo dài tới Lộc Ninh, phối hợp với mạng thông tin tiếp sức được triển khai trên toàn tuyến. Ngoài ra, còn có mạng vô tuyến điện báo và hệ thống thông tin dây bọc ở tất cả các đơn vị.