Dũng bồ xã hội đen

     
*

Cuộc đời Dũng "điên" rẽ sang trang khác khi mẹ ông bán ông khi ông khoảng 7 tuổi


Năm 1969, Nguyễn Dũng ra đời. Sau đó ba ông mãn hạn quân nhân phải về nước. Ông cũng tha thiết đưa mẹ con bà Hoa về Mỹ, nhưng bà Hoa lại không muốn rời xa Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, những đứa con lai và mẹ chúng lâm vào khó khăn, nghèo túng. Bà Hoa phải bán căn nhà ở Nha Trang, bán luôn Nguyễn Dũng lúc khoảng 7 tuổi cho một gia đình ở Quảng Ngãi. Còn bà bắt đầu một cuộc chạy trốn để che giấu thân phận, tránh điều tiếng.

Bạn đang xem: Dũng bồ xã hội đen

Tuổi thơ dữ dội của đứa con lai

“Tuổi thơ “dữ dội” của tôi bắt đầu từ đây. Hàng ngày tôi đi chăn trâu, cắt cỏ... Thế mà gia đình nuôi vẫn bỏ đói. Nhiều hôm đào trộm khoai ăn sống để cầm hơi. Những trận đòn roi tê tái thịt xương cũng không tránh khỏi”, giọng buồn buồn ông kể.

Đến năm 11 tuổi, một người bạn của mẹ rỉ tai: “Mày là con lai. Mẹ mày vào Nam rồi. Mày sống khốn khổ như vậy sao không đi tìm mẹ?”. Nhiều đêm, Dũng khóc thầm vì nghĩ đến mẹ, vì tủi thân bị hành hạ. Cậu cũng muốn chạy trốn khỏi ngôi nhà “địa ngục”, nhưng chẳng biết tìm mẹ phương trời nào.

Một ngày đi chăn trâu, bụng đói meo, Dũng bẻ trộm mía để ăn. Bị phát hiện, những trận đòn roi kinh hoàng hơn trút xuống. Sau một đêm thức trắng, Dũng quyết định chạy trốn.

“Đi bộ từ Quảng Ngãi vô đến Đồng Nai mất hết hơn một tháng rưỡi. Dọc đường xin ăn, tối ngủ ở hiên nhà người ta. Tôi cũng không biết bao giờ mới gặp được mẹ giữa mênh mông trời đất này”, ông kể.

Thật kỳ lạ, sau đêm ngủ thiếp dưới hiên nhà xa lạ, sáng ra có người lay anh dậy và kêu lên: “Trời! Thằng lai (tên mọi người thường gọi Dũng khi nhỏ), con bà Hoa!”. Hóa ra, người này bạn của bà Hoa ở quê vào đây lập nghiệp. Mẹ ông cũng ở cách đó ba căn nhà.


*

Dũng kể, 17 tuổi, ông đã sống bất cần đời, trở thành một tay anh chị của nhóm con lai Đồng Nai

“Bà ấy qua nhà gọi mẹ tôi đến. Mẹ nhận ra tôi nhưng không dám gọi con mà bảo gọi dì, rồi gửi tôi cho người bạn này nuôi, vì mẹ đã lấy chồng khác”, Nguyễn Dũng bùi ngùi.


\n

Đến lúc người chồng của mẹ mất, Dũng được mẹ đem về nhà sống với những đứa em khác cha. Nhà mẹ nghèo rớt mồng tơi, ông bắt đầu ăn xin về nuôi những đứa em nhỏ hơn mình...

Giang hồ ở Bến xe miền Đông và đất Mỹ

17 tuổi, ý thức khá đầy đủ về thân phận mình, lại gia nhập nhóm con lai có cảnh ngộ tương tự, Nguyễn Dũng trở nên lì lợm, sống bất cần đời, trở thành một tay anh chị của nhóm con lai Đồng Nai.

“Tôi xuống bến xe Miền Đông móc túi mang tiền về cho các em lai trong nhóm sống lây lất qua ngày. Tôi sẵn sàng đánh nhau, thậm chí đâm chém nếu ai động đến anh em lai. Tôi có biệt danh Dũng “điên” từ đó”, Nguyễn Dũng không giấu diếm.

Xem thêm: Bốc Lục Tông Sư - Top 10 Phim Lẻ Làm Nên Tên Tuổi Của Lý Liên Kiệt

Có lần nhóm con lai của Dũng “điên” bị ném lựu đạn nhưng chưa kịp nổ, không hề do dự Dũng cầm quả lựu đạn ném xuống cống cứu sống hàng chục con lai. Sau sự kiện này, anh em trong nhóm con lai càng nể phục. Những băng nhóm khác khi nói đến Dũng “điên” cũng xanh mặt.

Khoảng năm 1981, bà Hoa lại bán ông cho một gia đình để họ làm giấy tờ đi Mỹ. Cuối cùng, năm 1986, Dũng được Lãnh sự quán Mỹ cấp visa định cư. Đến Mỹ, Dũng được gặp cha. Trớ trêu người cha vẫn nhận ông là con, nhưng kiên quyết không chấp nhận vào dòng họ.

“Có lẽ, ông nghĩ tôi sẽ làm ô uế dòng họ, hoặc gánh nặng thêm tài chính khi ông đã nghỉ hưu. Đó là niềm vui chưa trọn vẹn của tôi. Tôi đã khóc rất nhiều”, Dũng nói.

Ở Mỹ, ban đầu không có việc làm, “ngựa quen đường cũ”, Dũng “điên” lại gia nhập băng nhóm tội phạm ở Bắc Cali. “Tôi đi đòi nợ thuê. Thậm chí đâm chém với các băng nhóm khác. Rồi tôi bị án tù. Ra tòa, xét nhiều yếu tố, tòa cho phép tôi hưởng án treo", ông kể.

Dũng "điên" hoàn lương

Cuộc đời Dũng còn có thêm một vết thương lòng lớn, đẩy ông vào cảnh éo le hơn. Cô vợ, người được anh bảo lãnh sang Mỹ, chia tay để lại hai đứa con. Dũng phải lao vào làm việc cật lực để nuôi con, cho chúng ăn học.


*

“Tình phụ tử thiêng liêng đã kéo tôi về từ cõi chết", Dũng "điên" nói về biến cố giúp ông thức tỉnh

“Tôi đi đánh cá. Sau đó phụ việc ở hãng sửa chữa, tân trang xe hơi. Tìm tòi học hỏi dần cũng lên thợ chính. Đời tôi quá khổ, thiếu tình thương cả cha lẫn mẹ và đen tối. Tôi không muốn con giống mình. Chúng phải được ăn học đàng hoàng, sống có ích cho xã hội”, ông ngậm ngùi.

Dù ẩn mình hơn lúc mới qua Mỹ, tuy nhiên, Nguyễn Dũng vẫn là thủ lĩnh trong bóng đêm của dân xã hội đen. Nhưng, sau cơn đau tim chìm vào hôn mê sâu, rồi tỉnh dậy bởi nghe tiếng kêu khóc thảm thương của đứa con gái, ông bắt đầu thức tỉnh.

“Tình phụ tử thiêng liêng đã kéo tôi về từ cõi chết. Vậy phải sống đàng hoàng hơn vì con. Tôi quyết làm lại cuộc đời”. Nguyễn Dũng “gác kiếm”, rời khỏi băng nhóm tội phạm.

Người bạn của ông Dũng ở Việt Nam cho biết, sau này có một người phụ nữ xinh đẹp, con nhà gia thế ở Việt Nam yêu ông. Nhưng khi Dũng "điên" về Việt Nam đặt vấn đề cưới thì cha cô kia kịch liệt phản đối. Ông ta quăng một cọc tiền lớn nói: “Anh mua con tôi bằng chừng này tiền không?”. Nguyễn Dũng khẳng khái: “Cháu không mua tình yêu bằng đồng tiền, cũng không coi trọng đồng tiền bằng tình nghĩa”.

Sau đó, Dũng khuyên cô gái chấm dứt tình yêu, dù rằng trong lòng còn thương. Đem chuyện này hỏi Nguyễn Dũng, ông giải thích: “Nếu vì tôi mà cô đó và cha mẹ đoạn tuyệt nhau thì không muốn”. Đến bây giờ, Nguyễn Dũng vẫn gà trống nuôi con.