Động cơ tên lửa

     

Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hay Động cơ tên lửa lỏng (ký hiệu ĐTL) là loại động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu tên lửa ở dạng lỏng. Có thể chia ĐTL làm ba loại chính theo số thành phần nhiên liệu là: ĐTL một thành phần, ĐTL hai thành phần và ĐTL ba thành phần.

Bạn đang xem: Động cơ tên lửa

ĐTL một thành phần

Một số hợp chất hóa học giải phóng năng lượng khi phân hủy, về mặt lý thuyết ta có thể coi đó là nhiên liệu đơn nguyên (VD: CH3NO2, NH4NO2, N2H4, C(NO2)4, H2O2, v.v.).

ĐTL hai thành phần

Khác với lý thuyết máy nhiệt khi nhiên liệu là chất cháy (ví dụ Động cơ đốt ngoài như Đầu máy hơi nước thì nhiên liệu hay chất cháy là Than đá; Động cơ đốt trong như Ôtô, Xe máy – Xăng, còn như máy bay cánh quạt trước Đại chiến thế giới lần 2 – dầu hàng không), ở trong lý thuyết động cơ phản lực – nhiên liệu là chất oxy hóa (chất "O") và chất cháy (chất "C").

ĐTL ba thành phần

Giống nhiên liệu hai cấu tử ở chỗ gồm chất oxi-hóa và chất cháy, còn cấu tử thứ ba được đưa vào dưới dạng phụ gia để tăng giá trị xung lượng riêng lực đẩy (ví dụ: O2+H2+Be, F2+H2+Li, O3+Be+H2, OF2+Be+Li+H2, v.v.).

Lịch sử ra đời và phát triển

Cuối XIX, nhà bác học vĩ đại người Nga - K.E.Tsiolkovskii đã đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại. Ông đã đưa ra công thức tính vận tốc của tên lửa: Δ v = v e ln ⁡ m 0 m 1 {\displaystyle \Delta v=v_{\text{e}}\ln {\frac {m_{0}}{m_{1}}}}

trong đó:

*

Nhiên liệu dùng trong ĐTL

Lựa chọn nhiên liệu tên lửa là một trong những bài toán quan trọng nhất trong thiết kế ĐTL. Vì thế tùy vào mục đich, chức năng, điều kiện vận hành, công nghệ sản xuất, bảo quản và vận chuyển đến điểm bắn của tên lửa thì việc lựa chọn này sẽ khác nhau. Một trong những tham số quan trọng nhất của nhiên liệu tên lửa là xung riêng lực đẩy, nhiệt độ làm việc và khối lượng riêng.

Một số tham số nhiên liệu tên lửa

Thiết bị và nguyên lý làm việc của ĐTL hai thành phần

ĐTL gồm buồng động cơ (buồng đốt và loa phụt), hệ thống turbin-máy bơm, bình sinh khí, hệ thống điều khiển và các bình chứa nhiên liệu tên lửa.

Xem thêm: Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Cá Biệt, Tôi Là Giáo Viên Chủ Nhiệm Của Cậu Ấy

Các thành phần nhiêu liệu là chất cháy và chất oxi-hóa từ các bình chứa (1), (2) (như trên Sơ đồ ĐTL hai thành phần nhiên liệu) được đưa vào các máy bơm ly tâm (3), (4) và làm chuyển động turbin khí (5). Dưới áp suất cao, các thành phần nhiên liêu được đưa tiếp qua lắp buồng động cơ (12), qua vòi phun và được hòa trộn ở buồng đốt (13). Tại buồng đốt (13), các thành phần nhiên liệu tên lửa được đốt cháy ở nhiệt độ cao sinh ra hỗn hợp sản phẩm cháy ở thể khí. Hỗm hợp hợp này tiếp tục được giãn nở trong loa phụt (14), biến đổi nhiệt năng trong buồng đốt (13) thành động năng hỗn hợp khí trong loa phụt (14). Động năng này tạo thành lực đẩy phản lực của động cơ.


Ưu nhược điểm của ĐTL

Ưu điểm

Cho giá trị xung riêng lực đẩy lớn (lớn hơn 4500 m/s với cặp O2-H2 và lớn hơn 3500 m/s với cặp dầu hàng không-O2).Điều khiển lực đẩy: khi điều khiển lượng nhiên liệu tên lửa, có thể thay đổi giá trị lực đẩy trong dải lớn như tắt hoàn toàn động cơ sau đó khởi động lại. Điều này là cần thiết để áp dụng đối với các thiết bị vũ trụ.Khi chế tạo tên lửa lớn như tên lửa đẩy thì sử dụng ĐTL ưu việt hơn ĐTR. Thứ nhất là xung riêng lực đẩy lớn hơn. Thứ hai là nhiên liệu có thể chứa trong các bình chứa riêng biệt qua đó mới đưa vào buồng đốt nhờ hệ thống turbin-máy bơm. Trong ĐTL, các bình chứa có áp suất thấp hơn trong buồng đốt chừng 10 lần nên chính các bình chứa này có thể được chế tạo mỏng và nhẹ. Trong ĐTR, nhiên liệu tên lửa được chứa ngay trong buồng đốt nên áp suất ở đó cần giữ giá trị cao (cỡ khoảng 10 atm) nên buồng đốt ĐTR cần làm dày và nặng hơn, và điều này làm tăng khối lượng tên lửa.

Nhược điểm

ĐTL có cấu tạo phức tạp hơn ĐTR.Chi phí, thời gian chế tạo tốn kém.

Ứng dụng của ĐTL

ĐTL được sử dụng nhiên trong các tên lửa đẩy nổi tiếng thế giới như Soyuz-U, H-IIB, Ariane-5 ECA, Trường Chinh 2F, v.v. và hệ thống tàu con thoi của Mỹ.

Một số ĐTL nổi tiếng

ĐTL lực đẩy nhỏ

ĐTL lực đẩy nhỏ (LĐN) là ĐTL có lực đẩy nằm trong khoảng 0,01-2500N. Do những đặc điểm khác về cấu tạo và mục đích khai thác sử dụng nên nhiên liệu trong ĐTL LĐN có thể ở thể khí ĐTL LĐN được ứng dụng nhiều trên các tàu vũ trụ, vệ tinh, tên lửa đẩy làm thiết bị hiệu chỉnh phương hướng hay dùng làm thiết bị giúp các tàu thăm dò lên xuống bề mặt các hành tinh. Ngoài ra, ĐTL LĐN còn được sử dụng trong tên lửa mô hình, trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy.

Thư viện ảnh

Tham khảo

Liên kết ngoài

http://www.lpre.de/index.htmhttp://kbhmisaeva.ru/main.php?id=33http://www.jpl.nasa.gov/news/index.cfmBộ môn ĐCTL MAIBộ môn ĐCTL Bauman