Đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập lúc nào?

     
Giới ThiệuKhám – chữa bệnhTiêm chủngTin tức – Sự kiệnTin chuyên mônGóc mẹ và béChia sẻ yêu thươngHỏi đáp
*

Giới ThiệuKhám – chữa bệnhTiêm chủngTin tức – Sự kiệnTin chuyên mônGóc mẹ và béChia sẻ yêu thươngHỏi đáp

Lịch sử ra đời

Trước tình hình đấu tranh cách mạng gian nan và cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy đến lúc phải thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ, đội viên du kích năng nổ. Bác và Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Trong “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Bác Hồ, đã nói rõ ý nghĩa lịch sử, nhiệm vụ của đội quân chủ lực đầu tiên: “1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền, đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc…”. Muốn đạt kết quả, về mặt quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, do đó theo chỉ thị mới sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao – Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.

Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,… là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

Bạn đang xem: Đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập lúc nào?

Cố Đại tường Võ Nguyên GiápBác Hồ và Cố Đại tường Võ Nguyên Giáp

Các tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Vệ quốc đoàn: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã lâm vào tình thế hiểm nghèo, thù trong, giặc ngoài.

Xem thêm: Bộ Sa Bàn Giao Thông Thông Minh Lop 5 Năm 2020, (Việt Nam), Ai Thông Minh Hơn Học Sinh Lớp 5

Ở phía Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào giải giáp quân Nhật. Ở phía Nam, thực dân Anh mở đường cho thực dân Pháp tiến vào với âm mưu biến Việt Nam trở về thời kỳ thuộc địa. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiến hành sách lược mềm dẻo “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để giữ vững nền độc lập non trẻ. Trước sức ép của quân Tưởng Giới Thạch, ta linh động đưa Đảng ta vào hoạt động bí mật, Đảng tuyên bố “tự giải tán”. Để đáp ứng yêu sách của quân Tưởng đòi giải tán quân đội chính quy, tháng 11-1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn (còn gọi là Vệ quốc quân). Lúc này quân số quân đội ta khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã “Nam tiến” để giúp quân dân miền Nam chống lại thực dân Pháp đang tấn công xâm lược trở lại ở Nam Bộ.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”.

Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.