Đoàn luật sư tỉnh bình dương

     
*

*




It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Bạn đang xem: Đoàn luật sư tỉnh bình dương


*
Danh sáchFalsePhòng Hành chính Tư phápThu hỏi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn - Chi nhánh Bàu BàngTinThu hỏi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn - Chi nhánh Bàu Bàng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Văn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư phápThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Công ty Luật TNHH Khai Trí - chi nhánh Bình DươngTinThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Công ty Luật TNHH Khai Trí - chi nhánh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ngày 23/11​/2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 127​/QĐ-tiengtrungquoc.edu.vn về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Công ty Luật TNHH Khai Trí - chi nhánh Bình Dương

QD_127_tiengtrungquoc.edu.vn-BTTP.signed.pdf​


Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư phápThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho chi nhánh Công ty Luật TNHH MTV Phạm LêTinThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho chi nhánh Công ty Luật TNHH MTV Phạm Lê/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ngày 05/11​/2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 122​/QĐ-tiengtrungquoc.edu.vn về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho chi nhánh Công ty Luật TNHH MTV Phạm Lê​

​QD_122_tiengtrungquoc.edu.vn-BTTP.signed.pdf


Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư phápQuy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hành nghề luật sư và phối hơp về một số hoạt động thuộc công tác tư pháp khác trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinQuy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hành nghề luật sư và phối hơp về một số hoạt động thuộc công tác tư pháp khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

*

Về nội dung, Quy chế số 1428 bỏ bớt Điều 13, giảm từ 28 Điều xuống 27 Điều so với Quy chế số 879A. Trong đó, nổi bật là sửa đổi, bổ sung quy định về phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý; việc giới thiệu và thực hiện trợ giúp pháp lý hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng; việc giới thiệu và lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, Quy chế số 1428 còn sửa đổi quy định về chế độ hội họp; phương thức phối hợp trong quản lý luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân./.


Thông tinFalseThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Văn phòng luật sư Liên Minh - chi nhánh Bình DươngTinThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Văn phòng luật sư Liên Minh - chi nhánh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ngày 21/7​/2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 80​/QĐ-tiengtrungquoc.edu.vn về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Văn phòng luật sư Liên Minh - chi nhánh Bình Dương

QD_80_tiengtrungquoc.edu.vn-BTTP.signed.pdf​


*
DS Ls thành viên ĐLS năm 2021.xls


Danh sáchFalseNguyễn Thị Vân AnhThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Chi nhánh Văn phòng Luật sư Lê GiangTinThu hồi Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Chi nhánh Văn phòng Luật sư Lê Giang/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

Theo đề nghị của Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 2. Văn phòng Luật sư Lê Giang chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh Văn phòng Luật sư Lê Giang.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Giang và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi con dấu cấp cho Chi nhánh Văn phòng Luật sư Lê Giang./.

*
*



Xét đề nghị của Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp,    

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 2. Văn phòng Luật sư Long Cường chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Luật sư Long Cường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Giám đốc Văn phòng Luật sư Long Cường và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi con dấu cấp cho Chi nhánh Văn phòng Luật sư Long Cường

*


Theo đề nghị của Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 2. Văn phòng Luật sư Trung Nguyên chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh Văn phòng Luật sư Trung Nguyên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Nguyên và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi con dấu cấp cho Chi nhánh Văn phòng Luật sư Trung Nguyên./.

*
*
 


Thông tinFalseNguyễn Thị Vân AnhHọp theo Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương năm 2020TinHọp theo Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương năm 2020/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2020-12/bttp-2020-hopDLS-3_Key_18122020153907.jpg

*

(Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu chỉ đạo cuộc họp)

Tại cuộc họp, ông Lý Thanh Thoại - Trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp đã thôngqua báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và ĐoànLuật sư, về tình hình tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh trong năm2020. 

*

(Ông Thái Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh phát biểu tại cuộc họp)

Các thành viên tham gia họp cơ bản nhất trí với đánh giá của đại diện SởTư pháp và tập trung thảo luận về một số tồn tại, hạn chế liên quan đến chế độbáo cáo, việc kiện toàn Trung tâm Tư vấn pháp luật của Đoàn Luậtsư; khó khăn, vướng mắctrong quá trình hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư,…

*

Phát biểu kết luận cuộc họp, bà Nguyễn Anh Hoa đánh giá các thành viên dựhọp đã tham gia thảo luận tích cực, thẳng thắn và có những ý kiến đóng góp xâydựng thiết thực. Một số vấn đề mới cần được nghiên cứu, xem xét như cơ chế phốihợp giữa Đoàn Luật sư và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đối với những đốitượng được quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý nhưng cũng thuộc đối tượng án chỉ định;việc theo dõi, giám sát cá nhân, tổ chức ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúppháp lý với Sở Tư pháp. Nhìn chung, công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và ĐoànLuật sư đã đi vào nề nếp, chặt chẽ, hầu hết các công tác theo Quy chế đều đượctriển khai thực hiện tốt, có hiệu quả. Qua công tác phối hợp góp phần thực hiệntốt nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của ĐoànLuật sư, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động hànhnghề luật sư trên địa bàn tỉnh./.


Thông tin; Tin ngành tư phápFalseTăng Thị Hà ChiLễ ký kết Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Sở Tư pháp và tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinLễ ký kết Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Sở Tư pháp và tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Bình Dương/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2020-12/bttp-2020-lekyketHD-1_Key_18122020154203.jpg

*

(Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại buổi Lễ ký kết)

*

*

(Sở Tư pháp và 03 tổ chức hành nghề luật sư tiến hành ký kết hợp đồng)

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Anh Hoa gửi lời chúc mừng đến Công tyChánh Nghĩa, Công ty Tín Luật và Văn phòng Luật sư Phạm Thiên Thư và đề nghịcác tổ chức này cử các luật sư có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động trợgiúp pháp lý, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của việc ký kết Hợp đồng thực hiệntrợ giúp pháp lý. Đồng chí cũng đề nghị Đoàn luật sư với vai trò là đơn vị phốihợp sẽ tiếp tục triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư, tổ chức hànhnghề luật sư tham gia trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Giao Trung tâmTrợ giúp pháp lý phối hợp chặt chẽ với Đoàn Luật sư thực hiện tốt công tác này,trong quá trình phối hợp có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáoSở Tư pháp để xem xét, chỉ đạo.

*

(Ông Phạm Tiến Thiên Thư - Trưởng Văn phòng luật sư Phạm Thiên Thư)

Kết thúc buổi lễ, ông Phạm Tiến Thiên Thư thay mặt cho 03 tổ chức hànhnghề luật sư phát biểu cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở Tư pháp và ĐoànLuật sư; đồng thời cam kết sẽ tích cực tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, tuânthủ đúng các quy định pháp luật trong quá trình hành nghề để góp phần xây dựnghình ảnh, uy tín của đội ngũ luật sư./.


Thông tin; Tin ngành tư phápFalseTăng Thị Hà ChiThông báo kết quả xét chọn tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lýTinThông báo kết quả xét chọn tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2020-11/thong-bao -2_Key_26112020104650.png

Sở Tư pháp sẽ đề nghị các tổ chức hành nghề luật sư được chọn tiến hành ký hợp đồng theo quy định (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau). Đối với những luật sư của tổ chức không được chọn sẽ phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tiến hành ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách cá nhân (nếu tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý)./.

Nội dung chi tiết xem tại TB_2019_tiengtrungquoc.edu.vn-BTTP.signed.pdf.


Thông tin; Tin ngành tư phápFalseTăng Thị Hà ChiThông báo về việc thay đổi thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư phápTinThông báo về việc thay đổi thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2020-11/bttp-TB 961-2020_Key_24112020093554.jpg

1. Tên tài khoản: Cục Bổ trợ tư pháp

3. Mở tại Kho bạc nhà nước quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

4. Ngân hàng ủy nhiệm thu: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh Ba Đình./.

Đính kèm Thong bao so 961-TB-BTTP.pdf​

*


Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm TB_1528_tiengtrungquoc.edu.vn-BTTP.signed.pdf



Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư phápTổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình DươngBài viếtTổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2020-06/DE AN 2020_Key_11062020174431.jpg

*

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH    

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ cấu hành chính gồm 03 thành phố, 02 thị xã và 04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 2,4 triệu người (trong đó có 52% là người các địa phương đến sinh sống, học tập và lao động); toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, có trên 36.379 doanh nghiệp đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 250.280 tỷ đồng; 3.509 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 29,13 tỷ đô la Mỹ; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là: 63,87% - 23,94% - 3,08% - 9,11%; GDP bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng.

Với đặc thù là một tỉnh công nghiệp, có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; bên cạnh đó, cũng phát sinh nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như: tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật, vấn đề tranh chấp trong lao động, trong các mối quan hệ dân sự, hành chính… ngày càng nhiều và phức tạp; các tổ chức, cá nhân ngày càng có nhu cầu cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đòi hỏi các dịch vụ pháp lý phải ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng.

Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác quản lý nhà nước về luật sư được tăng cường thời gian qua, tạo điều kiện cho hoạt động hành nghề luật sư ngày càng phát triển, phát huy vai trò trong đời sống kinh tế xã hội của địa phương.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN

1. Công tác triển khai thực hiện Chiến lược

*

- Ngay sau khi có các kế hoạch triển khai Chiến lược của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến Chiến lược; phổ biến, quán triệt nội dung Chiến lược bằng nhiều hình thức: xây dựng tờ gấp pháp luật, thực hiện các chương trình pháp luật trên báo, đài, thực hiện chương trình ngày pháp luật, văn bản thông tin, phối hợp triển khai… đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.

- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược: Hàng năm, trong các báo cáo định kỳ, họp theo quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh đều lồng ghép nội dung thực hiện Chiến lược. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá về nhận thức chung của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của luật sư, hành nghề luật sư: Nhờ sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư, qua 10 năm thực hiện Chiến lược, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của luật sư, hành nghề luật sư ngày càng được nâng cao. Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định rõ vai trò của mình trong xã hội, vị thế của luật sư ngày càng được nâng cao.

2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, giải pháp nêu trong Chiến lược

*

2.1. Phát triển số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

- Số lượng luật sư phát triển trong 10 năm qua; sự phân bổ luật sư theo vùng, miền. Đánh giá việc đạt mục tiêu phát triển theo Kế hoạch của Liên đoàn luật sư:

+ Trong 10 năm qua, số lượng luật sư trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh, tăng từ 57 luật sư (năm 2011) lên 163 luật sư (năm 2020), đạt tỷ lệ tăng là 168.3 % so với thời điểm năm 2011.

+ Hiện nay, trên tất cả các địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương đều có các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư. Trong đó, các luật sư tập trung hành nghề nhiều nhất tại các địa bàn thành phố Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương, tiếp đến là thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên. Các địa bàn huyện có số lượng luật sư hành nghề ít hơn, khoảng 10 luật sư hoạt động.

- Phát triển tổ chức hành nghề luật sư (đánh giá về quy mô, lĩnh vực hoạt động); sự phân bố theo vùng, miền; việc thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định: Trong 10 năm qua, số lượng tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, tăng từ 24 tổ chức (năm 2011) lên 51 tổ chức hành nghề luật sư (năm 2020), trong đó có 32 Văn phòng luật sư; 16 Công ty luật TNHH một thành viên; 02 Công ty luật TNHH; 01 Công ty Luật hợp danh, tăng là 112,5%  so với thời điểm năm 2011. Đa số tổ chức hành nghề luật sư có quy mô nhỏ lẻ (mỗi tổ chức hành nghề luật sư chỉ có 01 hoặc 03 luật sư), doanh thu hàng năm ít. Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có 01 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn là Công ty Luật TNHH B.C.M với 26 luật sư, hoạt động đa lĩnh vực nhưng chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Các tổ chức hành nghề luật sư được phân bổ chủ yếu trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương (17 tổ chức), kế tiếp là địa bàn 02 thành phố Thuận An và Dĩ An. Các tổ chức hành nghề luật sư đa phần chấp hành tốt chế độ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thống kê số lượng tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; số lượng luật sư hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế (nếu có): Trên địa bàn tỉnh, có 01 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn là Công ty Luật TNHH B.C.M nhưng hoạt động đa lĩnh vực, chuyên về tư vấn đầu tư, không hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương chưa có luật sư hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

2.2. Phát triển chất lượng luật sư

- Chất lượng tập sự hành nghề luật sư (những kết quả nổi bật trong thời gian gần đây).

- Chất lượng luật sư, chất lượng hành nghề luật sư (số lượng và tỉ lệ luật sư có trình độ cử nhân, qua đào tạo nghề luật sư; việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội; việc tham gia và hoàn thành các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu của luật sư).

+ Tất cả các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đều có trình độ cử nhân luật trở lên (đạt tỷ lệ 100%). Đa số đã qua đào tạo nghề luật sư, chỉ một số ít điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nghỉ việc hoặc nghỉ hưu đảm bảo các điều kiện được miễn đào tạo hành nghề luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn Luật sư. Nhìn chung, đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đã đáp ứng được nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội trong thời gian qua.

- Ý thức chấp hành pháp luật của luật sư: Phần lớn các luật sư đều có ý thức chấp hành tốt pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nội quy của Đoàn Luật sư tỉnh. Trong 10 năm qua, chỉ có 01 trường hợp bị xử lý kỷ luật với hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn (do không đóng phí luật sư), không có luật sư nào bị xử lý kỷ luật với hình thức khác.

2.3. Hoạt động hành nghề luật sư

- Về hoạt động tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác: Trong 10 năm qua, tổng số vụ việc tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác do luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương thực hiện là 14.096 vụ việc. Các luật sư tích cực tham gia các hoạt động tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và thực hiện dịch vụ pháp lý khác và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đó. Các hoạt động tham gia tố tụng chủ yếu trong lĩnh vực dân sự, trong lĩnh vực hình sự tham gia chủ yếu với tư cách bào chữa chỉ định cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc chủ động mời luật sư bào chữa của các bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo còn hạn chế, do nhận thức pháp luật của chính bị can, bị cáo còn khá hạn chế, một số trường hợp việc tham gia của luật sư vào các giai đoạn tố tụng còn chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện.

- Về hoạt động tham gia giải quyết tranh chấp thương mại và hòa giải thương mại: Trong 10 năm qua, hoạt động tham gia giải quyết tranh chấp thương mại và hòa giải thương mại của luật sư có sự phát triển rõ rệt. Đa phần các vụ án tranh chấp thương mại đưa ra tòa án, các thương nhân đều mời luật sư đại diện theo ủy quyền cho họ hoặc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong quá trình tố tụng. Góp phần rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng như rút ngắn thời gian thực hiện kết quả hòa giải.

- Về hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và công tác xã hội khác: Đây là hoạt động được các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm và tham gia tích cực. Tổng số các vụ việc trợ giúp pháp lý theo Luật Luật sư mà các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đã thực hiện là 2.479 vụ việc (tính đến năm 2019). Các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương cũng tích cực tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương để trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương và Sở Tư pháp đánh giá cao.

- Việc luật sư tham gia các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng: 100% các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đều được các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương kịp thời tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo.

Xem thêm: Học Phí Kinh Tế Quốc Dân 2018-2019, Học Phí Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Năm 2018

2.4. Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

*

- Đánh giá về việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư:

+ Bảo vệ, hỗ trợ quyền hành nghề của luật sư: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư luôn quan tâm bảo vệ, hỗ trợ quyền hành nghề hợp pháp của luật sư, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Luật sư. Trong thời gian 10 năm vừa qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư luôn kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các luật sư trong Đoàn. Do vậy, Đoàn đã tạo được niềm tin, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho các luật sư thành viên trong quá trình hành nghề. Ngoài ra, trong các báo cáo 06 tháng, báo cáo năm, Đoàn cũng thường xuyên tập hợp những khó khăn, vướng mắc của các luật sư trong quá trình hành nghề và kịp thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư trong quá trình hành nghề, các ý kiến được các cơ quan có liên quan quan tâm, giải quyết theo quy định.

+ Giám sát tập sự hành nghề luật sư: Ban Chủ nhiệm Đoàn luôn giám sát chặt chẽ quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức nhận tập sự hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn, bảo đảm việc tập sự của người tập sự hành nghề luật sư đúng theo quy định tại Thông tư 19/2013/TT-BTP. Kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư của Đoàn trong 10 năm qua đều cao hơn kết quả đạt trung bình của cả nước. Điều đó chứng tỏ người tập sự hành nghề luật sư tại Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đạt chất lượng.

+ Giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư; giáo dục chính trị, tư tưởng cho luật sư: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ đảng viên nói riêng và đội ngũ luật sư nói chung được Chi bộ và Ban Chủ nhiệm xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, góp phần vào việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển kinh tế và hội nhập. Đây là nhiệm vụ thường xuyên được tổ chức thực hiện với hình thức triển khai, quán triệt về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, kết hợp với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với việc học tập Quy tắc đạo đức và ứng xử hành nghề luật sư.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Từ năm 2011 đến năm 2019, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh đã nhận được 10 trường hợp khiếu nại có nội dung tranh chấp việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, 01 trường hợp tố cáo liên quan đến luật sư hành nghề trong chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn Luật sư khác đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tất cả các trường hợp khiếu nại, tố cáo đều được tiếp nhận và giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên là luật sư; việc phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư:

+ Chi bộ thường xuyên chỉ đạo cấp ủy và các đảng viên tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục động viên quần chúng là luật sư, người tập sự hành nghề luật sư tại các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh học tập các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của công dân theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động, giữa chi ủy chi bộ với Ban Chủ nhiệm luôn có sự phối hợp, đoàn kết. Đảng viên luôn thể hiện tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước. Chi bộ xác định rõ quan điểm, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

+ Tình hình phát triển đảng viên trong Đoàn luật sư: Hiện Đoàn Luật sư có 30 đảng viên, trong đó: có 12 đảng viên thuộc Chi bộ Đoàn Luật sư và 18 đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ khác. Nguồn phát triển đảng viên mới: Chi bộ đang hoàn tất thủ tục trình Đảng ủy Khối xem xét 01 hồ sơ, đang trong quá trình xác minh hồ sơ lý lịch của 01 quần chúng ưu tú.

- Đánh giá về đóng góp của luật sư trong việc tham gia xây dựng chính sách tại địa phương; phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự; đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm; tham gia hoạt động chung của Đoàn luật sư, địa phương và hoạt động khác (hoạt động cụ thể): Trong thời gian 10 năm qua, các luật sư thông qua việc tư vấn pháp luật, đại diện tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, cung cấp dịch vụ pháp lý khác, trợ giúp pháp lý … đã giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nâng cao hiểu biết pháp luật rõ rệt, từ đó họ thực hiện các giao dịch, các quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định của pháp luật, góp phần rất lớn vào việc xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Đoàn Luật sư đều nghiêm túc, kịp thời phân công luật sư tham gia bào chữa chỉ định cho những bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Thông qua các hoạt động của mình, các tổ chức hành nghề luật sư và các luật sư đã đóng góp vào ngân sách nhà nước của địa phương với số tiền 3.918.357.466 đồng, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật: Ngoài các hoạt động trong lĩnh vực hành nghề, Đoàn Luật sư tỉnh còn tổ chức, phân công các luật sư thành viên tham gia tích cực vai trò xã hội phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Dương để trợ giúp pháp lý cho các đối tượng người nghèo, trẻ em và diện chính sách thông qua các hình thức như tư vấn pháp luật miễn phí trực tiếp, phân công luật sư tham gia tư vấn pháp luật thường xuyên qua các chuyên mục trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bình Dương, Báo Bình Dương, cử luật sư có kinh nghiệm, có uy tín tham gia tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết một số vụ việc có tính pháp lý phức tạp.

- Sự phối hợp giữa Đoàn luật sư với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan khác: Đoàn Luật sư tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, tòa án, viện kiểm sát), cơ quan quản lý nhà nước về luật sư là Sở Tư pháp.

2.5. Về quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của luật sư

- Các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phương về phát triển nghề luật sư:

+ Trên cơ sở quy định pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hoạt động hành nghề luật sư như: việc tổ chức Đại hội Luật sư các nhiệm kỳ; công khai, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực luật sư như: việc cấp, thu hồi Giấy Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính này.

 + Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát các nội quy, quy định, quyết định của Đoàn Luật sư bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật; Xây dựng, thực hiện Quy chế Phối hợp năm 2012 (sửa đổi năm 2017) giữa Sở Tư pháp với Đoàn luật sư tỉnh góp phần thuận lợi trong công tác quản lý hoạt động hành nghề luật sư. Riêng đối với tỉnh Bình Dương, quy chế phối hợp toàn diện hơn, không chỉ trong công tác hoạt động hành nghề luật sư mà còn trong các công tác tư pháp khác như phổ biến pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, góp ý thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra,...

+ Ngoài ra, kịp thời ban hành các quyết định công khai các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho luật sư,... trình tự thủ tục và điều kiện gia nhập Đoàn luật sư được công bố công khai, việc xét hồ sơ gia nhập vào Đoàn luật sư được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Đoàn.

- Hỗ trợ của địa phương đối với tổ chức, hoạt động luật sư (số kinh phí hỗ trợ hàng năm; trụ sở làm việc...).

+ Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương được thành lập năm 1992 với số lượng luật sư ban đầu là 04 luật sư, trải qua hơn 27 năm phát triển, đến nay đã trở thành tổ chức xã hội nghề nghiệp khá lớn mạnh, có chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư tỉnh Bình Dương trong hoạt động hành nghề. Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 163 luật sư, 40 luật sư đang tập sự, có 51 tổ chức hành nghề luật sư (trong đó có: 32 văn phòng luật sư, 19 Công ty luật), 55 chi nhánh, 12 Văn phòng giao dịch, 05 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được thành lập và hoạt động tại địa bàn 09/09 huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

+ UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện bố trí trụ sở tại địa chỉ số 1000 đường Cách mạng tháng Tám, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho Đoàn luật sư tỉnh hoạt động được thuận lợi, đồng thời, đã quan tâm cung cấp cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí cho Đoàn. 

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư (nêu rõ số cuộc thanh tra, kiểm tra; hành vi vi phạm phổ biến; hình thức xử lý): Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về luật sư và có biện pháp chấn chỉnh, hướng dẫn giải quyết, khắc phục các sai sót theo quy định của pháp luật. Kế hoạch thanh tra hàng năm, đều tiến hành thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực luật sư đối các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được quan tâm chú trọng, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về luật sư. Từ năm 2011 đến năm 2019, đã tiến hành 09 cuộc thanh tra đối với 36 tổ chức và 18 chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính là 04 tổ chức hành nghề luật sư. Các nội dung vi phạm chủ yếu về: hành nghề luật sư khi không có chứng chỉ hành nghề luật sư, không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, công bố nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời gian quy định.

- Việc cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (nếu có): việc cấp Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện đúng quy định tại Điều 35, Điều 36 của Luật Luật sư. Không có các trường hợp thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư, các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư đều thuộc trường hợp tự chấm dứt hoạt động.

III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, vướng mắc

- Khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển số lượng, chất lượng luật sư.

+ Về số lượng: Số lượng đội ngũ luật sư của tỉnh cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược (từ 180 đến 200 luật sư trong năm 2020). Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có, số lượng luật sư của Đoàn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên chưa đạt được số lượng so với tiềm năng. trong đó có yếu tố khách quan như: Do vị trí địa lý của tỉnh Bình Dương nằm sát Thành phố Hồ Chí Minh nên nhiều người tập sự hành nghề luật sư sau khi đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, họ không gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương để hành nghề mà làm thủ tục gia nhập Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh – Nơi có thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và cơ hội hành nghề luật sư thuận lợi hơn, phí gia nhập đoàn, phí thành viên thấp hơn, quyền lợi thành viên được hưởng nhiều hơn, ít thực hiện nghĩa vụ bào chữa chỉ định hơn. Đây là trở ngại cho Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương phát triển số lượng từ nguồn người tập sự hành nghề luật sư trong thời gian qua trong khi đó Nội quy của Đoàn không thể đưa ra những quy định giữ chân họ sau khi họ kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đạt yêu cầu.

+ Về chất lượng: Chất lượng đội ngũ luật sư dù đang từng bước được nâng lên, nhưng vẫn còn một bộ phận luật sư hạn chế về kỹ năng trong tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật, luật sư có khả năng làm việc trong môi trường pháp lý quốc tế còn hạn chế; chưa có nhiều luật sư hoạt động chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế, chứng khoán, tài chính ngân hàng, sở hữu trí tuệ,...

- Khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển tổ chức hành nghề luật sư: Đa số tổ chức hành nghề luật sư có quy mô nhỏ lẻ (mỗi tổ chức hành nghề luật sư chỉ có 01 hoặc 03 luật sư), doanh thu hàng năm ít. Do đó, các tổ chức hành nghề luật sư thành lập nhiều nhưng sau một thời gian có xu hướng tự chấm dứt hoạt động do hoạt động không hiệu quả.

- Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư:

+ Khó khăn về kinh phí hoạt động: Đoàn Luật sư chưa có kinh phí hỗ trợ từ địa phương. Nguồn kinh phí chính để hoạt động của Đoàn hiện nay chủ yếu là thu phí thành viên của các luật sư đóng góp. Mỗi tháng một luật sư đóng góp theo quy định là 200.000đồng/tháng (hai trăm ngàn đồng trên tháng). Đoàn phải trích ra 20% để nộp về Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Số tiền Đoàn thu được còn lại của mỗi luật sư chỉ là 160.000đồng/tháng x 163 = 26.080.000đồng/tháng (hai mươi sáu triệu không trăm tám mươi ngàn đồng trên tháng), không đủ trang trải các khoản chi cho hoạt động của Đoàn Luật sư. Đoàn Luật sư phải vận động từ các tổ chức, doanh nghiệp, văn phòng công chứng, các luật sư thành viên để bù vào các khoản thiếu hụt này.

+ Khó khăn trong nhiệm vụ giám sát luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn Luật sư khác hoạt động trong tổ chức hành nghề luật sư, Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Bình Dương: theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Luật sư thì Đoàn Luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát các đối tượng này trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, Thông tư 17/2011/TT-BTP lại quy định các Tổ chức hành nghề luật sư không có nghĩa vụ gửi báo cáo đến Đoàn Luật sư nơi có Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động. Do vậy, thực tế Đoàn Luật sư không thể giám sát hoạt động của những đối tượng nêu trên.

+ Khó khăn trong việc phân công bào chữa chỉ định đối với luật sư thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương nhưng làm việc trong Tổ chức hành nghề luật sư mà người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư đó thuộc Đoàn Luật sư khác hoặc luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương nhưng làm việc trong Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn Luật sư khác đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư: 

+ Một số tổ chức hành nghề luật sư chưa chấp hành nghiêm các quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan trong quá trình hoạt động hành nghề, như: không ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý đúng quy định; chưa mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; việc kê khai, đăng ký, nộp thuế; thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động cho Sở Tư pháp không đúng thời gian quy định.

+ Các trường hợp lợi dụng một số quy định của pháp luật để hành nghề luật sư trái pháp luật ngày càng gia tăng, tuy nhiên việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn do một số quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, cụ thể như:

Trường hợp một số cá nhân, tổ chức không phải là luật sư nhưng hành nghề luật sư thông qua việc lợi dụng một số quy định của pháp luật về ủy quyền trong Bộ Luật dân sự để ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ với người dân để tham gia tố tụng; Lợi dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp, cố tình đặt tên, để bảng tên tại trụ sở công ty gây nhầm lẫn cho người dân về việc họ có chức năng tư vấn pháp luật như các tổ chức hành nghề Luật sư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của các tổ chức hành nghề luật sư.

2. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 

- Nguyên nhân khách quan.

+ Do vị trí địa lý của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương nằm sát Đoàn Luật sư lớn nhất nước với sức thu hút mạnh nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phát triển số lượng luật sư.

+ Do quy định của Liên đoàn Luật sư về nghĩa vụ đóng phí thành viên còn chưa phù hợp với thực tiễn nên ảnh hưởng đến tài chính của Đoàn Luật sư, từ đó ảnh đến việc cân đối nguồn tài chính nhằm triển khai các kế hoạch hoạt động của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư.

+ Một số quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về luật sư như: quy định về chế độ báo cáo, xử lý vi phạm hành chính, quy định về ủy quyền trong Bộ Luật Dân sự.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Còn có trường hợp người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn chưa thật sự nghiêm túc trong tập sự và hướng dẫn tập sự hành nghề, nên một số luật sư khi có chứng chỉ hành nghề luật sư thiếu tự tin, xử lý vấn đề còn lúng túng.

+ Chất lượng một số luật sư còn hạn chế là do chưa tích cực chủ động nghiên cứu, tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.

3. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chiến lược

Để duy trì, phát triển đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo, triển khai biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân hoạt động luật sư; khen thưởng kịp thời cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thành tích, công sức đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Giải pháp phát triển nghề luật sư trong thời gian tới.

Xây dựng Đề án, Chiến lược phát triển nghề luật sư trong tình hình mới, phù hợp với thực tiễn khách quan, trong đó đảm bảo giao cho các địa phương cơ chế đặc thù, linh hoạt để phù hợp với thực tiễn tại địa phương, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghề luật sư phát triển.

2. Đề xuất với Quốc hội trong việc hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư

Xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật chưa phù hợp, còn thiếu; điều chỉnh các quy định pháp luật còn chưa chặt chẽ.

3. Đề xuất Chính phủ ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chiến lược: Tiếp tục phát triển nghề luật sư, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

4. Đề xuất đối với bộ, ngành liên quan:

+ Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo luật sư, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề cho các luật sư, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cho các luật sư những kiến thức và kỹ năng hành nghề luật trong môi trường pháp lý quốc tế.

+ Các bộ, ngành cần tiếp tục có sự quan tâm, nâng cao nhận thức và có sự phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luật sư phát triển.


Thông tinFalseNguyễn Thị Vân AnhKết quả thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình DươngBài viếtKết quả thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

*
 

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Đánh giá chung

- Tình hình phổ biến, tuyên truyền Đề án 123; Ngay sau khi có các kế hoạch triển khai Đề án 123 của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến Đề án 123; phổ biến, quán triệt nội dung Đề án 123 bằng nhiều hình thức: xây dựng tờ gấp pháp luật, thực hiện các chương trình pháp luật trên báo, đài, thực hiện chương trình ngày pháp luật, văn bản thông tin, phối hợp triển khai… đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.

- Nhận thức chung của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại tỉnh Bình Dương: Nhờ sự quan tâm của Tỉnh Ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 123, qua 10 năm thực hiện, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của luật sư, hành nghề luật sư ngày càng được nâng cao. Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định rõ vai trò của mình trong xã hội, vị thế của luật sư ngày càng được nâng cao.

2. Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động luật sư phục vụ hội nhập quốc tế

2.1. Về đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế

- Đánh giá về sự phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế tại địa phương.

+ Trong 10 năm qua, số lượng luật sư trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh, tăng từ 57 luật sư (năm 2011) lên 163 luật sư (năm 2020), đạt tỷ lệ tăng là 168.3 % so với thời điểm năm 2011.

+ Tất cả các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đều có trình độ cử nhân luật trở lên (đạt tỷ lệ 100%). Đa số đã qua đào tạo nghề luật sư, chỉ một số ít điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nghỉ việc hoặc nghỉ hưu đảm bảo các điều kiện được miễn đào tạo hành nghề luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn Luật sư. Nhìn chung, đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương đã đáp ứng được nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội trong thời gian qua.

Nguyên nhân: do số lượng luật sư của Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương ít, đa phần là luật sư đã cao tuổi và luật sư trẻ mới vào nghề. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng quốc tế về việc đại diện cho họ trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại mang tính chất quốc tế và tham gia giải quyết những tranh chấp thương mại quốc tế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hầu như các luật sư tại tỉnh Bình Dương ít có cơ hội được khách hàng lựa chọn.

- Đánh giá về đóng góp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đối với công cuộc hội nhập quốc tế tại địa phương (tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế; tham gia hỗ trợ giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế; tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp tại địa phương về hội nhập quốc tế...):

Về việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm và hoạt động khác: trong thời gian 10 năm qua, các luật sư thông qua việc tư vấn pháp luật, đại diện tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, cung cấp dịch vụ pháp lý khác, trợ giúp pháp lý … đã giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nâng cao hiểu biết pháp luật rõ rệt, từ đó họ thực hiện các giao dịch, các quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định của pháp luật, góp phần vào việc xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Đoàn Luật sư đã nghiêm túc, kịp thời phân công luật sư tham gia bào chữa chỉ định cho những bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Thông qua các hoạt động của mình, các tổ chức hành nghề luật sư và các luật sư đã đóng góp vào ngân sách nhà nước của địa phương với số tiền 3.918.357.466 đồng, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2. Số lượng vụ việc liên quan đến hội nhập quốc tế luật sư đã tham gia

Đánh giá sự gia tăng số lượng vụ việc liên quan đến hội nhập quốc tế có sự tham gia của luật sư từ năm 2010 trở lại đây (có số liệu cụ thể):

- Các vụ việc liên quan đến hội nhập quốc tế có sự tham gia của luật sư tại Bình Dương chủ yếu liên quan đến hoạt động tham gia giải quyết tranh chấp thương mại và hòa giải thương mại: trong 10 năm qua, hoạt động tham gia giải quyết tranh chấp thương mại và hòa giải thương mại của luật sư có sự phát triển rõ rệt. Đa phần các vụ án tranh chấp thương mại đưa ra tòa án, các thương nhân đều mời luật sư đại diện theo ủy quyền cho họ hoặc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong quá trình tố tụng. Qua việc tham gia cá