Dinh độc lập ngày 30 tháng 4 năm 1975

     

*

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem: Dinh độc lập ngày 30 tháng 4 năm 1975

Ảnh: Tư Liệu

Để có được thắng lợi vĩ đại ấy, dân tộc ta đã trải qua một cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ suốt 21 năm. Hàng triệu cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã anh dũng hy sinh. Từ những nguồn tư liệu lịch sử, xin được nhắc lại một số diễn biến chính của Chiến dịch lịch sử này.

Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy. Xuân Lộc thất thủ. Các tuyến phòng ngự từ xa của địch bị phá vỡ, buộc chúng phải co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến chính: vòng ngoài (bán kính 25 - 30 km), vòng ven và nội đô.

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

Trên hướng Tây Bắc, 5 giờ ngày 30/4, Quân đoàn 3 với lực lượng đột kích thọc sâu, chủ yếu là Sư đoàn 10, được pháo binh chi viện, bắn phá liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh quân dù, Bộ Tư lệnh thiết giáp, Bộ Tư lệnh không quân… Sau đó tiến công bằng cơ giới, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Đến trưa 30/4, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10) đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10) chiếm Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Bắc, suốt đêm 29 rạng sáng ngày 30/4, Quân đoàn 1 tiến công, bao vây, tiêu diệt địch tại cụm cứ điểm Lai Khê, tiến công căn cứ Phú Lợi, đánh chiếm thị xã và tiểu khu Bình Dương, đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang cánh cửa cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30/4 các đơn vị của Quân đoàn tiến công cầu Bình Phước, cầu Vĩnh Bình, đánh chiếm Gò Vấp, sau đó thực hành thọc sâu theo đường Bạch Đằng, Chi Lăng đánh vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Tây Nam, đêm ngày 29/4, lực lượng đột kích chủ yếu của Đoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo 3 trục chính. 10 giờ 30 phút, ngày 30/4, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô ngụy Sài Gòn đã đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.

*

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường hoan hô bộ đội giải phóng.

Xem thêm: Sự Tích Cây Tre Trăm Đốt Bằng Lời Văn Của Em, Cây Tre Trăm Đốt

Ảnh: Tư Liệu

14 giờ ngày 29/4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái và thành Tuy Hạ. Rạng sáng ngày 30/4, được pháo binh và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành đánh chiếm Bộ Tư lệnh hải quân địch, phát động và hỗ trợ cho nhân dân quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.

5 giờ sáng ngày 30/4, mũi đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn trực tiếp chỉ huy, gồm hơn 400 xe cơ giới, dẫn đầu là xe tăng và xe thiết giáp, theo xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, tiến công vào nội đô Sài Gòn. Dọc đường tiến công, các đơn vị trong đội hình vừa đi vừa đánh, quét sạch các đồn, bốt, tuyến phòng ngự chốt chặn của đối phương.

Cũng trong sáng 30/4, tại khu vực thành phố Biên Hòa, Quân đoàn 4 tiến công vào Thủ Đức, ngã ba Tam Hiệp rồi chuyển sang cầu xa lộ Đồng Nai tiến vào thành phố.

Đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 sau khi đè bẹp một số mục tiêu quan trọng ở quận Thủ Đức, đã tiến sát cầu Sài Gòn. Tại đây ta gặp sự phản kích dữ dội của địch. Nhưng trước sự phối hợp hỏa lực hiệu quả và các mũi tiến công của quân ta, địch phải bỏ vũ khí tháo chạy.

*

Ảnh: Tư Liệu

9 giờ, lực lượng đi đầu binh đoàn đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếp tục vượt cầu Sài Gòn, tiến về phía Dinh Độc Lập. Phía nam cầu, Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ thị cho cán bộ Lữ đoàn xe tăng 203 điều chỉnh Tiểu đoàn 2 thiết giáp dàn đội hình, giữ cự ly, bám Tiểu đoàn 1 xe tăng đi đầu; chỉ thị cho Ban chỉ huy tiền phương Trung đoàn 66 bám sát đội hình xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập và đánh chiếm Đài phát thanh.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.