Thông tư 46/2016/tt

     

Quy định về thôi công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 15/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU LỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Căn cứ Luật Giáo dục nghềnghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội ban hành Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng.

Bạn đang xem: Thông tư 46/2016/tt

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Thông tư này quy định về Điều lệ trườngcao đẳng, bao gồm: Nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường cao đẳng; tổchức hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động vàngười học trong trường cao đẳng; tài chính, tài sản của trường cao đẳng; quan hệgiữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục,gia đình người học và xã hội; tổ chức thực hiện Điều lệ trường cao đẳng.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với trườngcao đẳng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ở trường cao đẳng.

2. Trường cao đẳng có vốn đầu tư nướcngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức và thực hiện các nội dung khác theo quy địnhđối với trường cao đẳng tư thục quy định tại Thông tư này.

3. Thông tư này không áp dụng đối vớitrường cao đẳng sư phạm.

Điều 3. Địa vịpháp lý của trường cao đẳng

1. Trường cao đẳng có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trường cao đẳng là cơ sở giáo dụcnghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định củapháp luật.

3. Trường cao đẳng hoạt động theo quyđịnh của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục, Thông tư này vàquy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắcđặt tên trường cao đẳng

1. Tên bằng tiếng Việt của trường caođẳng gồm thành tố quy định tại điểm a khoản này và một hoặc các thành tố quy địnhtại điểm b, c, d và đ khoản này:

a) Cụm từ xác định loại cơ sở giáo dụcnghề nghiệp: Trường cao đẳng;

b) Cụm từ xác định loại hình, lĩnh vựchoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính;

c) Cụm từ xác định tên riêng: Tên địaphương; tên danh nhân văn hóa, lịch sử; tên cá nhân, tên tổchức quản lý hoặc sở hữu trường. Cụmtừ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường;

d) Cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp:Khi đáp ứng tiêu chí chất lượng theo quy định và được cơ quan, tổ chức có thẩmquyền công nhận;

đ) Cụm từ gắn với tên khu vực, quốc tế,quốc gia nước ngoài: Tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài phải gắn với hiệpđịnh hợp tác cấp quốc gia hoặc chương trình hợp tác hoặc chương trình liên kếtđào tạo với trường của quốc gia nước ngoài hoặc chươngtrình đào tạo của trường đạt chuẩn của khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài.

2. Việc đặt tên trường phải rõ ràng,không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyềnthống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không gây nhầmlẫn về chất lượng, đẳng cấp trường.

3. Tên trường không được trùng và gâynhầm lẫn với tên của trường cao đẳng đã thành lập trước đó.

4. Tên giao dịch quốc tế của trườngđược dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, phải sử dụng các thuật ngữ bằngtiếng nước ngoài phu họp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân và khônggây nhầm lẫn với tên trường khác.

5. Tên bằng tiếng Việt của trường đượcghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, con dấu, biển hiệu, cácvăn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu củatrường.

Điều 5. Loại hìnhtrường cao đẳng

1. Trường cao đẳng trong Thông tư nàyđược tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường cao đẳng công lập;

b) Trường cao đẳng tư thục;

c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nướcngoài.

2. Cơ quan chủ quản trường cao đẳngcông lập bao gồm:

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

b) Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị -xã hội;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Điều 6. Quản lýnhà nước đối với trường cao đẳng

1. Trường cao đẳng chịu sự quản lýnhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồngthời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấptỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nướcđối với các trường cao đẳng thuộc quyền quản lý theo quy định tại Thông tư nàyvà quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Quy chế tổchức, hoạt động của trường cao đẳng

1. Quy chế tổ chức, hoạt động của trườngcao đẳng do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc theoquyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường cao đẳngtư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư này, phù hợp với đặcthù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

Trường cao đẳng thuộc lực lượng vũtrang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản này và quy định đối với đơn vịthuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Quy chế tổ chức, hoạt động của trườngcao đẳng gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);

b) Sứ mạng;

c) Mục tiêu;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;

đ) Tổ chức các hoạt động đào tạo,nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;

e) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo,cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;

g) Nhiệm vụ và quyền của người học;

h) Tổ chức và quản lý của trường;

i) Tài chính và tàisản;

k) Quan hệ giữa nhà trường với doanhnghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đìnhngười học và xã hội;

l) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởngvà xử lý vi phạm.

3. Quy chế tổ chức, hoạt động của trườngcao đẳng sau khi ban hành phải được công bố công khai trong toàn trường.

4. Hiệu trưởng trường cao đẳng banhành quy chế tổ chức, hoạt động sửa đổi, bổ sung của trường mình theo quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 8. Nhiệm vụ,quyền hạn của trường cao đẳng

Trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp,quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

1. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện chương trình đàotạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trìnhđào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội;

b) Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựachọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành,nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội;

c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổchức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểmtra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệpcao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theoquy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo cácngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;

đ) Quản lý người học, tổ chức các hoạtđộng thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diệnkhác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội;

e) Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp,việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởinghiệp theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạotrình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ,người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định củapháp luật;

h) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũnhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về sốlượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật;

i) Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡngcho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường họctập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

k) Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghềnghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tậptại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định củapháp luật;

l) Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trungtâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thườngxuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ củagiáo dục nghề nghiệp;

m) Thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địaphương;

n) Thực hiện dân chủ, công khai theoquy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệpcho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhàgiáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

o) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vậtchất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;

p) Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thựchiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;

q) Thực hiện các nhiệm vụ khác theoquy định của pháp luật.

2. Quyền hạn:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch, chiến lược phát triển trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dụcnghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;

b) Tổ chức đào tạo các chương trìnhgiáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội;

c) Liên kết với cơ sở giáo dục nghềnghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằmkhai thác, huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện cácchương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Đơn vị chủ trìliên kết đào tạo chịu trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉcho người học;

d) Liên kết, phối hợp với cơ sở giáodục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học vàđào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳnglên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướngdẫn thi hành;

đ) Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đàotạo, tài liệu, học liệu giảng dạy; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thựctập, đánh giá kết quả học tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ cho nhà giáo;

e) Tổ chức giảng dạy khối lượng kiếnthức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sởtheo học trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướngdẫn thi hành;

g) Thực hiện chương trình giáo dụcthường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của pháp luật;

h) Quyết định thành lập các tổ chứctrực thuộc trường và bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ quản lý

Trường cao đẳng công lập thành lập tổchức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức,hoạt động của trường; bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức quản lýtheo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật viênchức và phân cấp quản lý viên chức.

Trường cao đẳng tư thục thành lập tổchức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức,hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng và các chứcvụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.

i) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệptheo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

k) Tổ chức hoạt động phát triển, đánhgiá kỹ năng nghề theo quy định của Chính phủ;

l) Tổ chức hoạt động kiểm định chấtlượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;

m) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đàotạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường,chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của trường và các hoạt độngkhác theo quy định của pháp luật;

n) Huy động, nhận tài trợ, quản lý vàsử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện cáchoạt động của trường;

o) Quản lý, sử dụng tài sản công theoquy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng nguồntài chính theo quy định của pháp luật;

p) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất,giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được tham gia đấu thầu, đặt hàng hoặc giaonhiệm vụ đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vựcgiáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách ưuđãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;

q) Thực hiện các quyền khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 9. Quyền tựchủ và trách nhiệm giải trình của trường cao đẳng

Trường cao đẳng thực hiện quyền tự chủvà trách nhiệm giải trình theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáodục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sauđây:

1. Quyền tự chủ về hoạt động chuyênmôn

a) Trường cao đẳng quyết định mụctiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trường;

b) Trường cao đẳng xác định, công bốphương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định phương thức tổ chức và quản lý đàotạo, hình thức đào tạo; quyết định việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định việcđào tạo liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp; tuyển sinh và quảnlý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọngiáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo;in phôi văn bằng, chứng chỉ, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người họctheo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trường cao đẳng được linh hoạt quymô tuyển sinh/năm các ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăngký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt độnggiáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;

d) Trường cao đẳng công lập tự bảo đảmchi thường xuyên và chi đầu tư được tự chủ về chuyên môn theo quy định củaChính phủ;

đ) Trường cao đẳng tư thục tự chủ tổ chức hoạt độnggiáo dục nghề nghiệp, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáotheo quy định của pháp luật;

e) Trường cao đẳng triển khai các hoạtđộng nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triểncủa nhà trường, bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;

g) Trường cao đẳng lựa chọn tổ chứckiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng giáo dục nghềnghiệp của trường;

h) Trường cao đẳng thực hiện các quyềntự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

2. Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy vànhân sự

a) Trường cao đẳng công lập thực hiệnquyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định về thành lập, tổ chức lại,giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việclàm trong đơn vị sự nghiệp công lập; có quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhânsự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương(bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;

b) Trường cao đẳng tư thục thực hiệnquyền tự chủ về tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo;

c) Trường cao đẳng xây dựng, ban hànhquy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổchức trực thuộc trường;

d) Trường cao đẳng ban hành quy chếdân chủ cơ sở; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy vànhân sự.

3. Quyền tự chủ về tài chính và tài sản

a) Trường cao đẳng công lập thực hiệnquyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính củađơn vị sự nghiệp công lập;

b) Trường cao đẳng tư thục thực hiệnquyền tự chủ về tài chính và tài sản; tự chủ trong việc huy động, sử dụng và quảnlý các nguồn lực để thực hiện mụctiêu giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Trường cao đẳng xây dựng và tổ chứcthực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản,quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.

4. Trách nhiệm giải trình

Trường cao đẳng có trách nhiệm công khai, giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngườihọc và xã hội (trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước) về các nộidung sau đây:

a) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường về các nội dung:

Mục tiêu, chương trình đào tạo, vịtrí việc làm sau khi tốt nghiệp; hình thức đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo; kếhoạch tổ chức tuyển sinh; số lượng người học nhập học hằng năm theo từng ngành,nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học.

Mức học phí và miễn, giảm học phí, họcbổng, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từngnăm học và dự kiến cho cả khóa học.

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường;danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hằng năm; tỷ lệ người học tốtnghiệp có việc làm.

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dụcnghề nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

Cơ cấu tổ chức, người đại diện theopháp luật, các quy chế, quy định nội bộ của trường.

b) Cam kết với cơ quan quản lý nhà nướcvà chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động để đạt được các cam kết; không để bấtkỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất, thiết bị củatrường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định củapháp luật và của Thông tư này;

c) Có cơ chế để người học, nhà giáovà xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường;

d) Công khai thông báo chỉ tiêu tuyểnsinh, ngành, nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo; công khai các điều kiện bảo đảmtổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấptrong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhậnđăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có); công khai văn bằng, chứngchỉ cấp cho người học trên Trang Thông tin tra cứu văn bằngwww.vanbang.gdnn.gov.vn. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định vàcông khai trên trang thông tin điện tử của trường;

đ) Báo cáo, giải trình các nội dungliên quan đến thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNGCAO ĐẲNG

Điều 10. Cơ cấutổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng

1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳnggồm:

a) Hội đồng trường đối với trường caođẳng công lập, hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục;

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn,nghiệp vụ;

d) Các khoa, bộ môn;

đ) Các hội đồng tư vấn;

e) Tổ chức nghiên cứu khoa học và côngnghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa họcvà triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). Việcthành lập và hoạt động của các đơn vị này được thực hiện theo quy định của phápluật;

g) Phân hiệu (nếu có).

2. Việc thành lập, chấm dứt hoạt độngphân hiệu của trường cao đẳng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Việc thành lập, giải thể các tổ chứctrực thuộc trường cao đẳng; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chứcthực hiện theo quy định của pháp luật, của Thông tư này và được quy định trongquy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 11. Hội đồngtrường

1. Hội đồng trường được thành lập ởtrường cao đẳng công lập. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sởhữu của nhà trường.

2. Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyềnhạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Giáo dục nghềnghiệp và các quy định sau đây:

a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyềnthông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm, cách chức hoặc thay thế các thành viênhội đồng trường;

b) Thông qua quyết nghị về số lượng,cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triểnđội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

c) Giới thiệu nhân sự để thực hiệnquy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hằng năm việchoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩmquyền quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổchức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặcđột xuất trong trường hợp cần thiết;

d) Yêu cầu hiệu trưởng giải trình vềnhững vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường. Nếu hội đồng trườngkhông đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơquan chủ quản trường;

đ) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báocáo, giải trình với cơ quan chủ quản trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dụcnghề nghiệp việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường.

3. Hoạt động của hội đồng trường

a) Hội đồng trường họp định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần và họpđột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên hội đồngtrường hoặc có đề nghị bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc của chủ tịch hội đồngtrường.

Cuộc họp của hội đồng trường là hợp lệkhi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự. Hội đồng trườnglàm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyết nghị của hội đồngtrường có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồngý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ýkiến của chủ tịch hội đồng trường. Các cuộc họp hội đồng trường phải ghi biên bản.Biên bản cuộc họp và quyết nghị của hội đồng trường được gửi đến cácthành viên hội đồng trường, cơ quan chủ quảntrường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc quyếtnghị được ký thông qua.

Xem thêm: Soạn Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9 Kì 2 (Chi Tiết), Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng

b) Nhiệm kỳ của hội đồng trường thựchiện theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Luật Giáo dục nghềnghiệp. Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trườngđể triển khai các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hộiđồng trường;

c) Ủy quyền điều hành hội đồng trường

Khi chủ tịch hội đồng trường khôngthể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức, hoạt độngcủa trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho mộttrong số các thành viên còn lại của hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm củachủ tịch hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải được thôngbáo đến các thành viên hội đồng trường, gửi đến cơ quan chủ quản trường vàthông báo công khai trong toàn trường. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu)tháng.

4. Hội đồng trường có số lượng thànhviên là số lẻ, gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hộiđồng trường theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dụcnghề nghiệp.

Trường hợp người đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liênquan tham gia hội đồng trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Đang hoạt động trong lĩnh vực khoahọc, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệmvụ của nhà trường;

b) Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng,con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

5. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồngtrường; quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu chủ tịch, thư ký hội đồngtrường phải được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt độngcủa trường.

6. Chủ tịch hội đồng trường không làhiệu trưởng và được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyêntắc đa số, bỏ phiếu kín và được trên 50% tổng số thànhviên của hội đồng trường đồng ý. Chủ tịch hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạnsau đây:

a) Ban hành quy chế hoạt động của hộiđồng trường sau khi có ý kiến phê duyệt của cơ quan chủ quản. Quy chế hoạt độngcủa hội đồng trường có nội dung chủ yếu sau: Chế độ làm việc, quy trình xử lýcông việc của hội đồng trường; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên hội đồng trường;mối quan hệ giữa hội đồng trường với hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng của trường;mối quan hệ giữa hội đồng trường với cơ quan chủ quản, cơquan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địaphương, cơ quan, đơn vị khác; chế độ báo cáo của hội đồng trường;

b) Triệu tập các cuộc họp hội đồng trường;

c) Quyết định về chương trình họp, chủtọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp hội đồng trường;

d) Điều hành hội đồng trường thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của LuậtGiáo dục nghề nghiệp và quy định tại khoản 2 Điều này.

7. Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồngtrường như tiêu chuẩn của hiệu trưởngtrường cao đẳng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dụcnghề nghiệp.

8. Thư ký hội đồng trường do chủ tịchhội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và đượchội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Thư ký hội đồng trường khôngkiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặcphó hiệu trưởng, trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồngtrường các hoạt động của hội đồng trường; chuẩn bị chương trình họp, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họpvà làm thư ký các cuộc họp của hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữcác văn bản của hội đồng trường;

b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình vớicơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ củahội đồng trường;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của thànhviên hội đồng trường và các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng trường giao.

9. Thành viên của hội đồng trường có tráchnhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của hội đồngtrường, nhiệm vụ do hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tạiquy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 12. Thủ tục thành lập hộiđồng trường; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

1. Thủ tục thành lập hội đồng trườngnhiệm kỳ đầu tiên

a) Xác định số lượng, cơ cấu thànhviên hội đồng trường

Hiệu trưởng hoặc người được giao quảnlý, phụ trách, điều hành trường tổ chức và chủ trì cuộc họpgồm các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng, chủ tịch Công đoàn, bí thư ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số phòng, khoa, cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấuthành viên hội đồng trường.

b) Các tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộchọp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường;

c) Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặccơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồngtrường;

d) Bầu chủ tịch hội đồng trường, thưký hội đồng trường: Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được thực hiện bằnghình thức bỏ phiếu kín;

đ) Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họpxác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch,thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điềuhành trường gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này qua dịch vụ công trựctuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan chủ quản trường;

e) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người đứng đầucơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường. Quyết định thànhlập hội đồng trường phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng trường.Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục thành lập hội đồng trườngnhiệm kỳ kế tiếp; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hộiđồng trường trong nhiệm kỳ hoạt động

a) Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội đồng trường đương nhiệmthực hiện các nội dung sau: Tổ chức họp để xác định số lượng, cơ cấu thành viênhội đồng trường; đề nghị các tổ chức theo quy định tại điểm akhoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường;thực hiện các quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này để đề nghị thành lập hộiđồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.

Trường hợp trongnhiệm kỳ hoạt động có sự thay đổi về chủ tịch, thư ký,thành viên hội đồng trường thì hội đồng trường đương nhiệm tổ chức họp, quyếtnghị việc thay thế chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường. Khi có sựthay đổi số lượng thành viên hội đồng trường thì hội đồng trường đương nhiệm đềnghị cơ quan chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường bảo đảm cơ cấu,thành phần theo quy định.

b) Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồsơ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này qua dịch vụ công trực tuyến hoặcqua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan chủ quản trường;

c) Trong thời hạn15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ quan chủ quản trườngquyết định thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo quy định tại điểm ekhoản 1 Điều này hoặc quyết định thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồngtrường. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời vànêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập hội đồngtrường là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của trường cao đẳng đề nghịthành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên hoặc văn bản của hội đồng trường đềnghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp, trong đó nêu rõ quy trình lựachọn các thành viên hội đồng trường theo Mẫu số01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồngtrường của các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 củaLuật Giáo dục nghề nghiệp;

c) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồngtrường của cơ quan chủ quản trường hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồngtrường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;

d) Biên bản họp bầu hội đồng trườngtheo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tưnày;

đ) Bản sao văn bằng, chứng chỉ củangười được đề nghị giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.

4. Hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch,thư ký, thành viên hội đồng trường là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của hội đồng trường đề nghịthay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng trường về việcthay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp thay thế chủ tịch hội đồng trường thì bổ sung bản sao văn bằng,chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.

Điều 13. Miễnnhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

1. Chủ tịch, thư ký và thành viên hộiđồng trường là công chức, viên chức

Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồngtrường có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết địnhvề nhân sự thì hội đồng trường có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản trường quyếtđịnh miễn nhiệm, cách chức trong hội đồng trường.

2. Chủ tịch, thư ký và thành viên hộiđồng trường không là công chức, viên chức

a) Chủ tịch, thư ký và thành viên hộiđồng trường bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợpsau đây: Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường;bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm côngviệc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 (sáu) tháng mà khảnăng lao động chưa hồi phục; có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trườngkiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm; vi phạm các quy định đến mức phải miễnnhiệm quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Chủ tịch, thư ký và thành viên hộiđồng trường bị cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm; không hoànthành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chínhđáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; bị phạt tù, cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định củapháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bìnhđẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội; vi phạmcác quy định đến mức phải cách chức quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động củatrường;

c) Hội đồng trường xem xét, quyết nghịviệc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường; gửihồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơquan chủ quản trường;

d) Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chứcchủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường là 01 bộ, bao gồm:

Văn bản của hội đồng trường đề nghịmiễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đónêu rõ lý do miễn nhiệm, cách chức theo Mẫu số 05Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các văn bản, giấy tờ chứng minh liênquan.

Biên bản họp hội đồng trường về việcmiễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp chủ tịch hội đồng trườngbị miễn nhiệm, cách chức thì hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ đề nghị kiệntoàn chủ tịch hội đồng trường mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch hộiđồng trường.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường, người đứng đầu cơ quan chủquản trường quyết định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thưký và thành viên hội đồng trường. Trường hợp không miễn nhiệm, không cách chứcphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Hội đồngquản trị

1. Hội đồng quản trị được thành lập ởtrường cao đẳng tư thục có từ 02 (hai) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổchức) góp vốn trở lên. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sởhữu của nhà trường.

Đối với trường cao đẳng tư thục do 01(một) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu thì thành viên sởhữu trường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hội đồng quản trị thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dụcnghề nghiệp và các quy định sau đây:

a) Dự kiến chương trình, chuẩn bị tàiliệu phục vụ họp đại hội cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông họp thường kỳ hoặcđột xuất theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Thông qua quy định về số lượng, cơcấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phát triển độingũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của nhà trường;

c) Xây dựng và trình đại hội cổ đôngthông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và quy chế tàichính nội bộ của nhà trường;

d) Thông qua chiến lược và kế hoạchphát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế do hiệutrưởng đề xuất;

đ) Quyết nghị về việc xây dựng, sửa đổi,bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trường; thông qua quy chế tổ chức, hoạtđộng của trường sau khi đã được đại hội cổ đông thông qua những quy định liênquan đến tài chính;

e) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định công nhận, thôi công nhậnhiệu trưởng;

g) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệmcác phó hiệu trưởng;

h) Xây dựng báo cáo hoạt động và quyếttoán tài chính hằng năm của nhà trường và trình lên đạihội cổ đông thông qua;

i) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báocáo, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết của nhà trường vớicơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan theo yêu cầu.

3. Hoạt động của hội đồng quản trị

a) Hội đồng quản trị họp định kỳ 03(ba) tháng một lần. Việc tổ chức họp đột xuất do chủ tịchhội đồng quản trị quyết định nhưng phải được ít nhất 30% tổng số thành viên hộiđồng quản trị đồng ý;

b) Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số;

c) Cuộc họp hội đồng quản trị là hợplệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng quản trịtham dự;

d) Thông báo mời họp hội đồng quản trị phải kèm theo chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họpvà phải được gửi đến các thành viên hội đồng quản trị bằng thư bảo đảm hoặc thưchuyển phát nhanh, có chữ ký xác nhận của người nhận ít nhất 05 ngày trước ngàyhọp;

đ) Quyết nghị của hội đồng quản trịđược thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp theo nguyên tắc mỗi thànhviên hội đồng quản trị là một phiếu biểu quyết, quyết nghị là hợp lệ khi cótrên 50% tổng số thành viên hội đồng quản trị đồng ý. Trường hợp số phiếu ngangnhau thì quyết định cuối cùng thuộcvề phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng quản trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việckể từ ngày quyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua, quyết nghị phải đượcgửi đến các thành viên hội đồng quản trị;

e) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngàyquyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua, thành viên góp vốn, thành viênhội đồng quản trị có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏquyết nghị của hội đồng quản trị khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Cuộc họp của hội đồng quản trị đượctiến hành không bảo đảm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

Nội dung quyết nghị của hội đồng quảntrị vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

g) Nhiệm kỳ củahội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 12 củaLuật Giáo dục nghề nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộmáy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụcủa hội đồng quản trị và ký các văn bản, nghị quyết, quyếtđịnh của hội đồng quản trị;

h) Ủy quyền điềuhành hội đồng quản trị

Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trịvắng mặt trong khoảng thời gian quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động củatrường thì phải ủy quyền cho một trong số các thành viên của hội đồng quản trịđảm nhận trách nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị trong thời gian đi vắng. Việcủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo tới các thành viên hội đồngquản trị, công khai trong toàn trường và được gửi đến Tổng cục Giáo dục nghềnghiệp để theo dõi. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

4. Hội đồng quản trị có số lượng thànhviên là số lẻ, gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên. Thành phầntham gia hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

5. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồngquản trị; quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu chủ tịch, thư ký hộiđồng quản trị phải được quy định cụ thể trong quy chế tổchức, hoạt động của trường.

6. Chủ tịch hội đồng quản trị làthành viên góp vốn, do hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của hội đồngquản trị theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng sốthành viên của hội đồng quản trị đồng ý. Chủ tịch hội đồng quản trị có các nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

a) Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệmtrước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diệnchủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm viđược ủy quyền;

b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt độngcủa hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộchọp của hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các cuộc họp hội đồng quản trị;tổ chức việc thông qua và là người chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị củahội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hộiđồng quản trị; chủ trì cuộc họp đại hội đồng cổ đông;

c) Điều hành hội đồng quản trị thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Trình Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định công nhận hiệu trưởng,thôi công nhận hiệu trưởng;

đ) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệmcác phó hiệu trưởng;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn kháctheo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

7. Thư ký hội đồng quản trị do chủ tịchhội đồng quản trị giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng quản trị và đượchội đồng quản trị thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng quảntrị đồng ý. Thư ký hội đồng quản trị trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng quản trịthực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồngquản trị các hoạt động của hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình cuộc họp, nộidung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng quảntrị; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình vớicơ quan quản lý nhà nước, đại hội đồng cổ đông và các cơ quan liên quan theo chứcnăng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của thànhviên hội đồng quản trị và các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng quản trị giao.

8. Thành viên của hội đồng quản trịcó trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trịphân công và các nhiệm vụ khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động củatrường.

Điều 15. Thủ tụccông nhận hội đồng quản trị; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quảntrị hoặc chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động

1. Thủ tục công nhận hội đồng quản trịnhiệm kỳ đầu tiên

a) Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị

Người đại diện hợp pháp của thành viên đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộchọp gồm: Thành viên ban sáng lập, thành viên góp vốn để xác định số lượng, cơ cấuthành viên hội đồng quản trị.

b) Đề nghị Sở Lao động - Thương binhvà Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

c) Tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũnhà giáo trong trường tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu ra đại diện thamgia hội đồng quản trị;

d) Bầu chủ tịch hội đồng quản trị, thư ký hội đồng quản trị: Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trịđược thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín;

đ) Người đại diện hợp pháp của thànhviên đứng tên thành lập trường gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này quadịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Tổng cục Giáodục nghề nghiệp;

e) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị trườngcao đẳng tư thục, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định côngnhận hội đồng quản trị của nhà trường. Quyết định công nhận hội đồng quản trịphải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng quản trị. Trường hợpkhông công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục công nhận hội đồng quản trịnhiệm kỳ kế tiếp; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặcchấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động

a) Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba)tháng, chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm thực hiện các nội dung sau: Tổ chứchọp để xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị; đề nghị tổ chứcđảng, đoàn thể, đội ngũ nhà giáo trong trường tổ chức cuộc họp của tổ chức mìnhđể bầu ra đại diện tham gia hội đồng quản trị; thực hiện cácquy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này để đề nghị công nhận hội đồng quản trịnhiệm kỳ kế tiếp.

Trường hợp trong nhiệm kỳ hoạt độngcó sự thay đổi về chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc có sựthay đổi về thành viên góp vốn từ nhiều thành viên xuống còn 01 thành viên thìhội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức họp, quyết nghị việc thay thế chủ tịch,thư ký, thành viên hội đồng quản trị; thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghịchấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị đương nhiệm.

b) Hội đồng quản trị đương nhiệm lậphồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điềunày, hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch,thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 4 Điều này; thànhviên duy nhất sở hữu trường lập hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồngquản trị theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ được gửi qua dịch vụ công trựctuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Tổng cụcGiáo dục nghề nghiệp để xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết địnhcông nhận hội đồng quản trị theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; quyết địnhthay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị;quyết định chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị. Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồngquản trị là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của người đại diện hợppháp của thành viên đứng tên thành lập trường đối với đề nghị công nhận hội đồngquản trị nhiệm kỳ đầu tiên, của hội đồng quản trị đối với đề nghị công nhận hộiđồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thànhviên hội đồng quản trị theo Mẫu số 07 Phụ lục banhành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồngquản trị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặcvăn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ có liên quan;

c) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồngquản trị của các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dụcnghề nghiệp;

d) Biên bản họp bầu hội đồng quản trịtheo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tưnày.

4. Hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch,thư ký, thành viên hội đồng quản trị là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch,thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 09Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng quản trị vềviệc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động hộiđồng quản trị là 01 bộ, bao gồm: Văn bản của thành viên duy nhất sở hữu trườngđề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị theo Mẫusố 11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đếnviệc chuyển nhượng vốn.

Điều 16. Hiệutrưởng trường cao đẳng

1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởngtrường cao đẳng

a) Hiệu trưởng trường cao đẳng là ngườiđứng đầu trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường cao đẳng là ngườiđiều hành tổ chức bộ máy của trường cao đẳng;

c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05năm;

d) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lậpđược bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liêntiếp;

đ) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lậplà chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tàichính, tài sản của nhà trường;

e) Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thụckhông là cán bộ, công chức, viên chức.

2. Hiệu trưởng trường cao đẳng phảicó đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của LuậtGiáo dục nghề nghiệp.

3. Hiệu trưởng trường cao đẳng có nhiệmvụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Giáo dụcnghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn q