Địa chính trị việt nam

     
"Việt Nam là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trong, rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu xanh tốt”. Đó là những câu từ lý thuyết, chắc chắn bạn đã được học qua từ những cuốn sách thời còn đi học. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm chứ không phải lúc nào cũng luôn hoàn hảo. Chính những bất lợi đó sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc.

Bạn đang xem: Địa chính trị việt nam


Địa chính trị là sự tác động của địa lý tới chính trị của một quốc gia. Điều kiện địa lý của một đất nước vô cùng quan trọng, một quốc gia có thể giàu lên, có thể yếu đi, bất cứ điều gì cũng có thể thay đổi nhưng riêng yếu tố địa lý là không thể thay đổi được. Có những quốc gia động đất, sóng thần quanh năm; có những đất nước buổi sáng thì nắng chói chang nhưng đêm đến thì lại lạnh dưới 0 độ… Địa lý của mỗi quốc gia đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới nền chính trị của quốc gia đó.


Trong quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng ta đã phải trải bao biết bao những tháng ngày đen tối khi đất nước mất đi độc lập, người dân mất đi tự do, cuộc sống trở nên khó khăn, đói khổ. “1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày”. Những kẻ xâm lược đã vơ vét đi không biết bao nhiêu tài nguyên, của cải và con người của đất nước ta, thậm chí chúng còn làm đường biên giới trở nên sai lệch.

Trong thời gian hơn 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã biến nước ta trở thành một tỉnh của chúng, gọi dân ta là “người xứ An Nam”. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Từ năm 1884, khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ (Hòa ước Giáp Thân - Hòa ước Patenôtre) của Pháp và biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Do bị Pháp đô hộ nên chúng ta mất đi quyền tự chủ, Pháp thay thế Việt Nam phân chia biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Năm 1975, chúng ta kết thúc hoàn toàn chiến tranh và giành lại được độc lập chủ quyền. Đến năm 1976 thì chỉ vừa mới hoàn tất Tổng tuyển cử, đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.


*

Bản đồ hành chính, xác định chủ quyền nước Việt Nam


Trong giai đoạn sau chiến tranh, chính phủ, Đảng và nhân dân ta vẫn còn quá bận rộn trong công cuộc khôi phục và phát triển nền kinh tế đất nước nên những vấn đề về biên giới bị thay đổi trong suốt những năm chiến tranh chưa được đàm phán lại. Đến những năm 90 của thế kỉ XX thì nước ta mới bắt đầu thực hiện công việc cắm lại mốc biên giới ở các tỉnh phía Bắc tổ quốc. Muốn làm được điều đó thì chúng ta phải đàm phán với những quốc gia giáp với biên giới đất nước để dành được phần lãnh thổ có lợi nhất về kinh tế. Đến khi ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 thì tình hình căng thẳng biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc mới trở lại yên tĩnh.


Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Trong quá trình đàm phán sẽ xảy ra sự tranh chấp giữa hai bên, nếu chỉ một bên ra lệnh một bên nghe theo thì đó không còn là đàm phán mà đó là chỉ đạo. Tất cả những tấc đất mà chúng ta mất đi chính là do sự thất bại trên bàn đàm phán. Có thể đó là do áp lực về mặt vũ trang quân đội, có thể đó là sách lược mền mỏng trong vấn đề ngoại giao.


*

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có ba vấn đế về biên giới lãnh thổ: Xác định đường biên giới trên đất liền; Phân định Vịnh Bắc Bộ; Vấn đề trên biển Đông (thực nhất là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa).


*

Đàm phán không phải là một việc dễ dàng. Khi ngồi trên bàn đàm phán, muốn đàm phán thành công thì chúng ta phải có một thứ gì đó để trao đổi và có một điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là sự bất lợi trên bàn đàm phán chắc chắn sẽ thuộc về nước nhỏ hơn. Vậy nên việc mất đất ở các tỉnh giáp với biên giới phía bắc là một chuyện bình thường. Đây là điều mà bạn cần phải nắm được vì nếu bạn có những nhìn nhận chưa thấu đáo thì dần nó sẽ trở thành một hiện tượng của xã hội.


Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km, đường biên giới trải dài dọc theo chiều Bắc – Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Campuchia và Lào nên việc quản lý biên giới là một điều rất khó khăn. Chính vì lý do đó dẫn đến việc buôn lậu hàng hóa xuyên biên giới ngày càng phức tạp và ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam chúng ta.

Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ... có tổng chiều dài khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất. Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Đối với đường sắt, được xây dựng từ thời Pháp nên giao thông đường sắt đã quá cũ và lạc hậu so với hiện tại 136 năm.


*

Đường bộ là đường vận chuyển chủ yếu của nước ta với tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 1A. Quốc lộ 1A (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Bắt đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, kết thúc tại Đất Mũi, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.


Mặc dù là tuyến được huyết mạch kết nối giao thông cả nước nhưng tại một số nơi, mặt cắt ngang QL1A vẫn quá nhỏ và không đủ để đảm bảo lưu thông. Do hình dạng địa lý của nước ta quá dài dẫn đến việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng vô vùng khó khăn, tốn kém và khó quản lý. Tại những tỉnh miền Trung - cái eo của đất nước, có nơi bề rộng quá nhỏ, một bên là vách núi, bên kia là vực biển khiến cho giao thông nước ta khó có thể cải thiện và phát triển một cách tối ưu.

Xem thêm:

Khi giao thông không phát triển thì nó sẽ kiểm hãm sự phát triển của cả nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển thì 2 yếu tố phải đi đầu đó là năng lượng và hạ tầng giao thông. Khi đất nước tiến trên con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao thông chính là sợi dây kết nối những vùng kinh tế trọng điểm với nhau. Như hiện tại, số tiền của người dân bỏ ra quá lớn để bù đắp vào chi phí vận chuyển trong khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

Một mặt hàng bán với một mức giá thấp ở các tỉnh nhỏ nhưng khi vận chuyển lên thành phố thì giá bị đội lên gấp nhiều lần. Khi người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua mặt hàng đó thì một phần rất lớn tiền họ bỏ ra là để chi trả vào phí vận chuyển chứ không phải là giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy, người mua hàng sẽ cảm thấy không thỏa mãn với mặt hàng của mình.


*

Không chỉ nền kinh tế, vị trí địa lý và địa hình của Việt Nam chúng ta cũng ảnh hưởng đến nền chính trị nước nhà. Phía bắc chúng ta tiếp giáp với Trung Quốc, một nước có mưu đồ bá quyền đã từng đô hộ chúng ta, kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam này hơn 1000 năm bằng sự dã man, tàn bạo. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, Trung Quốc với lợi thế đất rộng dân đông đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 2.


Trên thương trường cạnh tranh khốc liệt, ở chính trường còn mãnh liệt hơn. Cách tốt nhất để chúng ta có thể phòng tránh kẻ thù là chúng ta phải phát triển và mạnh mẽ hơn chúng. Khi mà đất nước chúng ta ngày càng phát triển, kết hợp với những điều kiện địa chính trị thuận lợi thì những quốc gia khác trên thế giới sẽ những đầu tư nhiều vốn FDI vào Việt Nam.


Nếu chúng ta được đầu tư bởi những quốc gia mạnh thì những công ty, những xưởng sản xuất đó sẽ tạo điều kiện cho người Việt có việc làm, giải quyết các vấn đề thiếu việc làm. Hơn nữa, việc tiếp xúc với các công nghệ mới sẽ giúp nguồn nhân lực Việt có tay nghề cao hơn. Nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước ta sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Chính vì thế, Việt Nam chúng ta cũng sẽ có nhiều quốc gia “bảo kê” để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của nước họ. Đó sẽ là đồng minh giúp hỗ trợ đắc lực về khoa học, công nghệ và sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam khi chúng ta bị áp bức.


*

Một thứ bị ảnh hưởng rất lớn bởi địa chính trị đó là những con sông. Những con sông là nơi hình thành nên những cái nôi văn minh của nhân loại. Hệ thống sông Tigris và Euphrates ở Tây Á đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập là nền văn minh hình thành trên sông Nin, Ấn Độ có 2 con sông Ấn và sông Hằng, Trường Giang và Hoàng Hà là 2 con sông lớn ở Trung Quốc còn Việt Nam chúng ta có sông Mê-Kông và sông Hồng.


*

Sông Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng, xuôi về Biển ĐôngChảy qua 6 quốc gia Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam


Sông Mê-Kông dài 4.350 km, là một con sông dài thứ 12 trên thế giới, tuy nhiên đó không phải là tài nguyên của riêng nước ta mà còn có nhiều các quốc gia khác. Sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc và cao nguyên Tây Tạng, chảy qua 6 nước. Tuy nhiên, lượng phù sa và các trầm tích khác đang sụt giảm nghiêm trọng ở lưu vực sông Mê Kông, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do 95% lượng phù sa sông bị chặn bởi các đập thủy điện ở các nước. Không còn phù sa, đất đai bạc màu, đời sống người dân nước ta ngày càng khó khăn hơn.

Việt Nam là đất nước cuối cùng của những con sông lớn, chính lượng phù sa dồi dào đã tạo ra những đồng bằng châu thổ rộng lớn. Ưu điểm của những vùng châu thổ đó là có được dòng chảy ổn định, không bị ảnh hưởng quá lớn bởi những địa hình đồi núi phức tạp, phù sa bồi đắp nhiều tạo tiền đề vô cùng tốt để phát triển nông nghiệp. Chính vì lợi thế đó, nước ta là đất nước có kinh nghiệm trồng lúa nước từ ngàn đời nay, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, bất lợi của chúng ta đó là vận mệnh của dòng sông không nằm trong tay chúng ta mà nằm trong tay những quốc gia ở phía thượng nguồn. Xả rác hay ngăn đập đều là quyền của họ và hậu quả là ô nhiễm, hạn hán xảy ra ở hạ nguồn chúng ta phải chịu. Mạng lưới sông ngòi Việt Nam rất phức tạp, trung bình cứ 20km có một cửa sông. Đây là điều rất tốt nhưng bất lợi chính là nếu như những nước xung quanh có những ý đồ bất chính thì chúng ta khó lòng chống đỡ được. Lúc này chỉ có ngoại giao, đàm phán mới có thể tránh được những việc không đáng có.


Chính trị là một vấn đề rất nhạy cảm, không đơn giản chỉ có hợp tác phát triển. Không giống như việc bạn đối xử tối với một ai đó thì bắt buộc họ phải đối tốt lại với bạn. Nếu bạn có lỡ làm mất lòng người khác thì hậu quả chỉ 2 người các bạn lãnh mà thôi. Còn nếu như ngoại giao thiếu tầm nhìn, đàm phán sai lầm thì người dân tại hai nước chính là người lãnh hậu quả.


Những bất lợi của địa chính trị sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và chính trị. Hi vọng các bạn sẽ có được những cái nhìn sâu hơn, rộng hơn qua một lăng kính đa chiều về vấn đề này để tránh sa vào những luồng thông tin không có thật. Để rồi chúng ta mất thời gian để theo đuổi một ý tưởng không hề đúng. Điều đúng nhất chính là dân giàu nước mạnh, là nền kinh tế phải phục vụ cho 90 triệu dân chứ không phải phục vụ cho bất cứ ai, bất cứ bộ phận thiểu số nào.

Duy Nguyễn - HLV Thể hình & Fitness


Liên hệ BBT 31-33 lầu 3 đường 24 KDC Bình Phú phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh Việt Nam 70000 Điện thoại: 19002050 | (+84) 934 111 640
Thư viện hình ảnh - Video

Hãy xem tóm lượt nội dung của chúng tôi bằng hình ảnh và video. Thư Viện Ảnh Thư Viện Video