Dạy học theo chủ đề môn sinh học 6

     

+ HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào, ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

Bạn đang xem: Dạy học theo chủ đề môn sinh học 6

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

- Thái độ:

+ Yêu thích môn học.

3- Phương tiện:(đồ dùng, máy chiếu…)

Tranh ảnh, mô hình, máy chiếu, phiếu học tập.

4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:

Tiết 1: A- CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT

I. Hình dạng, kích thước của tế bào

II.Cấu tạo tế bào

III. Mô

Tiết 2: B- SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA TẾ BÀO

I- Sự lớn lên của tế bào

II-Sự phân chia tế bào

BƯỚC 2:Biên soạn câu hỏi/bài tập:

- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

- Mỗi loại câu hỏi/ bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chấtnàocủa học sinh trong dạy học.

Tiết 1:

TT

Câu hỏi/ bài tập

Mức độ

Năng lực, phẩmchất

1

Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá ?

Nhận biết

Tư duy, quan sát

2

Cho HS quan sát lại hình SGK + tranh hình dạng các tế bào ở 1 số cây khác nhau, yêu cầu nhận xét về hình dạng của tế bào ?

Nhậnbiết,

thông hiểu

Tư duy, quan sát, khái quát

3

Hãy nhận xét về kích thước của các loại tế bào thực vật ?

Nhậnbiết,

thông hiểu

Tư duy, quan sát

4

Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ? Chức năng của các thành phần đó ?

Nhậnbiết,

thông hiểu

Tư duy, tổng hợp.

5

Thành phần nào trong tế bào thực vật giúp cây có màu xanh ?

Thông hiểu

Tư duy, tổng hợp.

6

Hãy nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau?

Thông hiểu.

Tổng hợp.

7

Mô là gì ?

Nhậnbiết,

thông hiểu

Tư duy, quan sát, phân tích, phân biệt các cơ quan tiêu hóa

8

Vẽ tế bào thực vật vào vở, ghi chú các thành phần trong hình ?

Vận dụng

Tích hợp môn mỹ thuật.

Tiết 2:

TT

Câu hỏi/ bài tập

Mức độ

Năng lực, phẩmchất

1

Hãy nhận xét về kích thước các thành phần của tế bào qua từng giai đoạn ?

Nhận biết, thông hiểu

Tư duy, quan sát

2

Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được ?.

thông hiểu

Tư duy, suy luận, trình bày

3

Sự lớn lên của tế bào diễn ra như thế nào ?

Nhận biết, thông hiểu

Tư duy, cảm nhận, trải nghiệm, nhận xét.

4

Viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào.

Nhận biết, vận dụng

Tư duy, khái quát.

5

Qua sơ đồ trên hãy cho biết tế bào nào có khả năng phân chia ?

Nhận biết, thông hiểu

Tư duy, trải nghiệm, giải thích, tổng hợp

6

Tế bào phân chia như thế nào ?

Nhận biết, thông hiểu

Tư duy, khái quát. Tổng hợp.

7

Các TB ở bộ phận nào có khả năng phân chia ?

Nhận biết

Tư duy, khái quát.

8

Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá...lớn lên bằng cách nào ?

Vận dụng

Tư duy, trải nghiệm, nhận định, giáo dục ý thức bảo vệ TV.

9

từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần phân chia tạo ra mấy tế bào con ?

Nhận biết, thông hiểu

Tư duy, quan sát, tích hợp liên môn

10

Từ 1 tế bào mẹ ban đầu nếu phân chia liên tiếp 5 lần thì sẽ cho tổng số tế bào con là bao nhiêu ?

Vận dụng cao

Tư duy, tích hợp liên môn

11

Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?

Vận dụng, thông hiểu

Tổng hợp, trải nghiệm, có ý thức bảo vệ TV.

BƯỚC 3:Thiết kế tiến trình dạy học

Tiết 6, tiết 7- CHỦ ĐỀ: TẾ BÀO THỰC VẬT

A- CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT

A - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS xác định được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

- Trình bày được những thành phần cơ bản của tế bào, khái niệm mô.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

B - CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh hình 7.1 ’ 7.5 / SGK trang 23 – 25.

- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.

C - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)

GV: Yêu cầu nộp báo cáo thực hành.

3. Bài mới:

- Mở bài: (1 phút) Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả các thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vảy hành không? Để trả lời câu hỏi đó thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: (14 phút) TÌM HIỂU HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TẾ BÀO

GV: Yêu cầu HS quan sát tranh hình 7.1 ’ 7.3 SGK/ trang 23, nghiên cứu mục 1 để trả lời câu hỏi.

GV: Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá ?

GV: Cho HS quan sát lại hình SGK + tranh hình dạng các tế bào ở 1 số cây khác nhau, yêu cầu nhận xét về hình dạng của tế bào ?

- Hình nhiều cạnh: TB biểu bì vảy hành.

- Hình trứng: TB thịt quả cà chua.

- Hình sợi dài: TB vỏ cây.

- Hình sao: TB ruột cây bấc.

GV bổ sung: Ngay trong một cơ quan, có nhiều loại tế bào khác nhau, ví dụ thân cây gồm các loại tế bào: biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.

GV: Yêu cầu HS tự đọc nội dung thông báo của SGK, nghiên cứu bảng trang 24.

GV: Hãy nhận xét về kích thước của các loại tế bào thực vật ?

1. Hình dạng, kích thước của tế bào.

- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bởi các tế bào.

- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình sợi, hình sao...

- Kích thước: Đa số kích thước của các loại tế bào thực vật rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi (trừ tép bưởi, tép chanh, sợi gai...)

Hoạt động 2: (15 phút) TÌM HIỂU CẤU TẠO TẾ BÀO

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2/ SGK trang 24 kết hợp quan sát tranh hình 7.4

GV: Treo tranh câm Sơ đồ cấu tạo tế bào, gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.

GV: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?

GV bổ sung: Lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào trong quá trình quang hợp.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay 17/10: U23 Việt Nam Xuất Trận, Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay (Mới Nhất)

2. Cấu tạo tế bào

* TBTV cấu tạo gồm:

- Vách tế bào

- Màng sinh chất

- Chất tế bào: trong chứa các bào quan như lục lạp...

- Nhân

- Không bào

Hoạt động 2: (8 phút) TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MÔ

GV: treo tranh các loại mô, yêu cầu HS quan sát và hoạt động nhóm – thời gian 3 phút.

GV: Hãy nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau ?

- Cùng một loại mô: cấu tạo, hình dạng giống nhau.

- Các loại mô khác nhau: có cấu tạo, hình dạng khác nhau.

GV: Mô là gì ?

GV: Một số loại mô như mô phân sinh, mô bì, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dẫn truyền...

3. Mô

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

4. Củng cố: (4 phút)

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ trang 19.

- Gọi HS đọc mục “Em có biết ?’’.

- GV tổ chức trò chơi ô chữ/ SGK trang 26.

5. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)

- Dặn dò: + Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 25.

+ Hoàn thành bài tập trong vở bài tập Sinh học 6.

- Hướng dẫn học ở nhà:

+ Chuẩn bị nội dung bài sau: Bài 8 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO.

TIẾT 2

Tiết 7- CHỦ ĐỀ: TẾ BÀO THỰC VẬT (tt)

B/ SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO

A - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được sự lớn lên và sự phân chia của tế bào.

- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào, ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

B - CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1, 8.2 SGK trang 27.

- Học sinh: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.

C - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏi: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?Chức năng của các thành phần đó ?

3. Bài mới:

- Mở bài: (1 phút) Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của tế bào do sự lớn lên của tế bào.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: (14 phút) TÌM HIỂU SỰ LỚN LÊN CỦA TẾ BÀO

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 kết hợp nghiên cứu thông tin mục 1/ SGK trang 27.

Hoạt động nhóm – thời gian 4 phút trả lời câu hỏi.

GV: Hãy nhận xét về kích thước các thành phần của tế bào qua từng giai đoạn ?

- TB non có kích thước nhỏ

- TB trưởng thành: có kích thước lớn.

GV: Sự tăng kích thước của từng TB chính là sự lớn lên của tế bào.

GV: Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được ?

- Nhờ quá trình trao đổi chất mà tế bào lớn dần lên.

GV: Như vậy sự lớn lên của tế bào diễn ra như thế nào ?

1. Sự lớn lên của tế bào

- Tế bào non mới hình thành có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành tế bào trường thành.

Hoạt động 2: (20 phút) TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK theo nhóm

GV: Viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào.

GV: Qua sơ đồ trên hãy cho biết tế bào nào có khả năng phân chia ?

- TB trưởng thành.

GV: Thảo luận nhóm trong 5 phút trả lời các câu hỏi

GV: Tế bào phân chia như thế nào ?

GV: Các TB ở bộ phận nào có khả năng phân chia ?

GV: Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá...lớn lên bằng cách nào ?

- Do 2 quá trình phân chia tế bào và sự lớn lên của tế bào

+ TB ở mô phân sinh của rễ, thân, lá phân chia ’ TB non.

+ TB non lớn lên ’ TB trưởng thành.

GV: Như vậy, từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần phân chia tạo ra mấy tế bào con ?

- 2 TB con

GV: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?

- Giúp cây sinh trưởng và phát triển cả về chiều cao và chiều ngang.

2. Sự phân chia tế bào

* Mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự phân chia.

Lớn dần

*
*
- TB non TB trưởng thành TB non mới

Phân chia

* Sự phân chia của tế bào:

- Từ 1 nhân hình thành 2 nhân ’ chất tế bào phân chia ’ vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ ’ 2 tế bào con.

- Các TB ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới cho cơ thể thực vật.

4. Củng cố: (4 phút)

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ trang 19.

- Câu hỏi: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu nếu phân chia liên tiếp 3 lần thì sẽ cho tổng số tế bào con là bao nhiêu ?

Trả lời: 8 tế bào con.

5. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)

- Dặn dò: + Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 28.

+ Hoàn thành bài tập trong vở bài tập Sinh học 6.

- Hướng dẫn học ở nhà:

+ Chuẩn bị nội dung bài sau: Bài 9 CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ

+ Chuẩn bị cây có rễ: rau cải, nhãn, rau dền, hành, cỏ dại, đậu…

…………Hết phần giáo án……………

BƯỚC 4:Tổ chức dạy học và dự giờ

- Dự kiến thời gian dạy: Tuần 3 và 4

- Dự kiến người dạy mẫu: Nguyễn Thị Thảo

- Dự kiến đối tượng dạy: lớp 6E

- Dự kiến thành phần dự giờ: Nhóm sinh

- Dự kiến dạy thể nghiệm: Lớp 6A, B, C, D, G.

- Dự kiến kiểm tra:

+ Hình thức: Làm bài tự luận

+ Nội dung:

Câu hỏi 1: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ? Chức năng của mỗi thành phần đó ?

Câu hỏi 2: Theo em, cần làm gì để cây có thể phát triển tốt ?

BƯỚC 5:Phân tích, rút kinh nghiệm bài học(sau khi dạy và dự giờ)

( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tíchhiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việctổ chức, kiểm tra, định hướnghoạt động học cho học sinhcủa giáo viên.)