Dạy con chuẩn bị vào lớp 1

     

Theo khoa học, không nên dạy đọc và viết trước cho bé khi chuẩn bị vào lớp 1. Nhưng ở Việt Nam, vào lớp 1 mà chưa thuộc bảng chữ cái, bé yêu của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để theo được các bạn. Vậy cách nào dạy đọc-viết dễ hiểu cho con?


Nếu không dạy cho con trước khi chính thức vào tiểu học, bạn có thể đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu, dạy đọc-viết cho con để bé nhanh chóng bắt kịp nhịp học tập với các bạn.

Bạn đang xem: Dạy con chuẩn bị vào lớp 1


Các mẹo nhỏ sau đây giúp bé dễ nắm quy tắc đọc-viết và biết cách đọc tốt hơn. Ba mẹ nên dạy con theo thứ tự các bước sau.

*

Dạy bảng chữ cái cho con chuẩn bị vào lớp 1

Nên cho bé đọc bảng chữ cái theo chiều xuôi, ngược. Sau khi con thuộc mặt chữ, mẹ cho con đọc mặt chữ ngẫu nhiên, tránh việc bé đọc thuộc vẹt.

Nên dạy các bé nguyên âm trước, đó là: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, y. Phụ âm sau.

*

Dạy kết hợp các dấu thanh

Sau khi biết mặt chữ nguyên âm, kết hợp các dấu thanh để bé làm quen. Ví dụ u, ư, a, à, á, ả, ạ, ã… Đừng quên dạy con bài thơ “Chị huyền mang nặng ngã đau, anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”, để bé dễ nắm 6 dấu câu cơ bản này.

Dạy bé đọc các nguyên âm có dấu thanh từ trên xuống dưới, từ trái qua phải cho quen giọng trước khi chuyển sang học ghép vần. Đặt phụ âm vào trước nguyên âm có dấu là thành từ, thành tiếng.

Mỗi ngày, cho con đọc các từ nguyên âm có dấu, bé sẽ đọc lại 1 nguyên âm 6 lần, như vậy khả năng thuộc chữ cái của con nhanh hơn rất nhiều, và bé sẽ nhớ các dấu rất lâu.


Ghép nguyên âm đơn

Ghép phụ âm với nguyên âm đơn tạo ra từ đơn. Ví dụ C_A –> Ca

Ba mẹ chú ý chỉ dạy con các từ có nghĩa trong hệ thống tiếng Việt, không để con gán ghép những từ vô nghĩa, chẳng hạn những từ Cy, By không có nghĩa, không cần dạy.

Khi ghép được nguyên âm đơn, nên cho con biết chữ này nằm trong từ gì. Ví dụ dạy về Ca, chỉ cho con cái ca. Cá là con cái…

Lâu dần, bé sẽ tự phát hiện ra những từ quen thuộc xung quanh. Ba mẹ sẽ hỏi lại con chữ đó có trong từ gì, chẳng hạn “ngon” nằm cùng “món ngon”… Bé sẽ nghĩ 1 lúc và trả lời khá nhiều đấy.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Bóng Đá Ngoại Hạng Anh Vòng 38, Lịch Thi Đấu Ngoại Hạng Anh Vòng 38 Hôm Nay

Con sẽ quên rất nhanh, đó là do đặc điểm thần kinh của trẻ trong độ tuổi này. Đừng mất bình tĩnh khi dạy con, đồng thời gắn kết từ mới học với thực tế, con mới nhớ lâu.

Dạy từ đơn có thanh

Sau khi bé biết đánh vần và đọc: ba, bo, bô, bu, bư, bi, chúng ta dạy ghép thêm dấu thanh vào các chữ này để tạo nên từ mới. Đọc cho hiểu ba-huyền-bà, bo-huyền-bò… tạo thành các từ mới ba, bò, bố, bú, bi…

Khuyến khích con đánh vần từ đơn có thanh ở những từ bé thường bắt gặp hàng ngày. Cùng từ Ba hãy ghép nhiều dấu thanh vào để trẻ thấy cách cấu tạo từ đơn giản. Học tốt từ đơn có thanh và giải thích cho bé hiểu từ nào có nghĩa, từ nào không có nghĩa sẽ giúp bé rất nhiều trong việc luyện viết chính tả về sau.

*

Ghép nguyên âm đôi

Tương tự như nguyên âm đơn, hãy yêu cầu bé ghép các phụ âm đầu vào và thêm dấu thanh, chúng ta sẽ được các từ và các tiếng. Dạy con các tiếng đó phải đặt trong ngữ cảnh nào, phải chỉ cái gì, con gì, sự vật, sự việc gì. Chỉ có thế bé mới nhớ được lâu.


*

Luyện viết

Chúng ta sẽ cho các con luyện các nét cơ bản song song với các chữ cái đi liền với nét đó. Mỗi ngày học 1 nét.

Có 15 nét và 39 chữ cái. Như vậy kiên trì trong 2 tháng là bé hoàn toàn có thể viết được.

Đọc hiểu

Sau khi bé đọc tốt từ đơn, viết tốt chữ cái, bố mẹ cho con luyện đọc các từ và các câu có nghĩa. Khi chỉ con đọc câu dài, giúp các bé ngắt hơi, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.

Không chỉ dạy con biết đọc, ba mẹ phải giảng nghĩa cho con hiểu càng nhiều càng tốt. Mua cho con sách đơn giản dễ hiểu để trẻ tập đọc cho chuẩn. Sau khi đã biết đọc, việc tiếp cận kiến thức của trẻ dễ dàng và chủ động hơn, bạn sẽ đỡ vất vả trong việc tập đọc tập viết cho con.

Chuẩn bị vào lớp 1 chu đáo, con của bạn sẽ nhanh chóng tiếp thu và tiến kịp theo các bạn mà không cần ép trẻ học quá sớm.