Bệnh đau mắt đỏ và những điều bạn nên biết

     
Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt, chiếm tới 70% các trường hợp đi khám tại phòng khám mắt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu không nhỏ cho người bệnh. Hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu – lớp màng trong suốt bao phủ lên phần lòng trắng và mặt trong mi mắt. Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết.

Bạn đang xem: Bệnh đau mắt đỏ và những điều bạn nên biết

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người già, dễ lây lan và có khả năng phát triển thành dịch. Đau mắt đỏ thường hay xuất hiện vào mùa hè. Phần lớn trường hợp, bệnh lý này khá lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có thể tiến triển thành biến chứng như viêm, loét giác mạc,…

2. Nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ, ta có thể chia chúng thành 3 nhóm tác nhân chính sau: Vi khuẩn, virus và dị ứng.

a. Vi khuẩn

Các viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra đều có thể gây biến chứng ở giác mạc. Những vi khuẩn gây đau mắt đỏ thường gặp là:

- Tụ cầu vàng: Thường liên quan đến cả viêm bờ mi.

- H. Influenzae: Hay gặp ở trẻ em, kèm theo viêm tai giữa.

- S. Epidermidis.

- Phế cầu.

- Moraxella catarrhalis.

Ngoài ra còn có đau mắt đỏ do lậu cầu. Nó cũng thuộc vi khuẩn nhưng được xếp ra riêng vì khả năng loét và nguy cơ thủng giác mạc rất nhanh, đặc biệt có liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

b. Virus

Đây là nhóm tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất, chiếm đến hơn 80% các trường hợp. Phổ biến nhất trong số đó chính là Adenovirus gây nên viêm kết mạc – giác mạc dịch. Ít phổ biến hơn là Enterovirus, Coxsackie và virus Herpes.

Đau mắt đỏ do virus thường tự giới hạn, nặng lên trong 4 – 7 ngày và khỏi sau 2 -3 tuần. Tuy nhiên, bệnh lại có tính lây nhiễm mạnh qua dịch tiết hoặc khi ho hắt hơi. Vì thế nên cần tránh chạm tay vào mắt, bắt tay hoặc dùng chung khăn mặt.

c. Dị ứng

Đây là tình trạng khá phổ biến với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Các tác nhân gây dị ứng vô dùng nhiều và khó xác định như: Bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc, hóa chất,… Người bệnh thường hay bị viêm kết mạc tái phát hoặc kéo dài, có khi lên đến nhiều tháng. Khi viêm kết mạc kéo dài trên 6 tháng thì không thể là do vi khuẩn hay virus mà phải nghĩ đến tác nhân dị ứng.

Gọi hotline1900638367hoặcTải ứng dụng tiengtrungquoc.edu.vnđể đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

Tùy vào từng tác nhân mà triệu chứng của đau mắt đỏ lại có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung hai triệu chứng nổi bật nhất của bệnh lý này là đỏ mắt và ghèn:

- Đỏ mắt do cương tụ mạch máu ở lớp nông kết mạc. Thường thấy đỏ nhiều ở kết mạc mi và nhạt dần đến kết mạc nhãn cầu nên còn gọi là cương tụ ngoại vi.

- Ghèn là do chất nhầy cùng với xác vi khuẩn và các tế bào biểu mô bong rụng đọng lại. Nó đóng lại thành cục, đám, quánh lại dính chặt vào chân lông mi hoặc đọng ở hai khóe mắt.

- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như rát ngứa ở mắt, cộm nóng, cảm giác như có dị vật. Một số trường hợp có thể sợ ánh sáng hoặc chảy nước mắt. Đặc biệt, với viêm kết mạc đơn thuần, thị lực không giảm.

Dựa vào biểu hiện lâm sàng có thể phần nào phân biệt được tác nhân gây đau mắt đỏ. Cụ thể từng trường hợp như sau:

a. Đau mắt đỏ do vi khuẩn

- Ghèn có màu trắng vàng, dính hai mi mắt khi thức dậy buổi sáng.

- Cảm giác cộm do nhú, phù.

- Thường không sưng hạch trước tai (trừ lậu cầu).

- Nếu do tác nhân lậu cầu, người bệnh có ghèn mủ nhiều và phù nhiều, có sưng hạch trước tai và có thể loét giác mạc.

*

b. Đau mắt đỏ do virus

- Đỏ mắt, ghèn dây.

- Cảm giác cộm xốn, ngứa và cảm giác dị vật nhiều.

- Mới bị viêm đường hô hấp trên hoặc tiếp xúc với người đau mắt đỏ không lâu trước đó.

- Sưng đau hạch trước tai.

c. Đau mắt đỏ dị ứng

- Ngứa, nổi mẩn da.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Tài Chính Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội, Đại Học Tài Chính

- Chảy nước mắt.

- Phù nề nhiều, mi mắt đỏ và tăng sắc tố quanh mắt.

- Không có hạch trước tai.

- Có tiền sử dị ứng.

- Hay tái phát hoặc bệnh kéo dài.

4. Điều trị đau mắt đỏ như thế nào?

Đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị, tuy nhiên với mỗi tác nhân gây bệnh ta lại có những điều trị riêng. Sau đây là điều trị cụ thể đối với từng tác nhân gây bệnh:

a. Đau mắt đỏ do vi khuẩn

- Kháng sinh nhỏ mắt trong 5 đến 7 ngày.

- Nếu do H. influenzae cần điều trị bằng amoxicillin/ clavulanate uống vì có nguy cơ tổn thương ngoài mắt.

- Nếu do lậu cầu thì điều trị ceftriaxone 1g tiêm bắp và azithromycin 1g uống, bôi thuốc mỡ fluoroquinolone 4 lần/ ngày và rửa mắt bằng nước muối sinh lý 4 giờ/ lần.

- Ngoài ra cần phải nhập viện nếu có tổn thương giác mạc.

b. Đau mắt đỏ do virus

- Đau mắt đỏ do virus là bệnh có thể tự giới hạn, có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần.

- Nhỏ nước mắt nhân tạo trong 1 – 3 tuần.

- Chườm lạnh vài lần mỗi ngày.

- Kháng Histamin nhỏ mắt nếu ngứa nhiều.

- Nếu có giả mạc có thể bóc nhẹ bằng tăm bông hoặc tra, nhỏ mắt bằng steroid.

- Nếu đau mắt đỏ do Herpes cần dùng thuốc kháng virus acyclovir 400mg uống 5 lần/ ngày. Lưu ý trong trường hợp này chống chỉ định với steroid.

- Bệnh có tính lây lan mạnh nên cần tránh chạm tay vào mắt, bắt tay và dùng chung khăn mặt. Người bệnh cũng nên rửa tay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

c. Đau mắt đỏ dị ứng

- Loại bỏ tác nhân gây dị ứng nếu được, thường xuyên gội đầu và giặt quần áo.

- Chườm lạnh vài lần một ngày.

- Tùy theo mức độ nặng mà lựa chọn thuốc nhỏ mắt. Trường hợp nhẹ thì dùng nước mắt nhân tạo, mức độ trung bình thì nhỏ mắt kháng histamin, trường hợp nặng ngoài các thuốc trên cần thêm steroid nhỏ mắt nhẹ.

- Trong trường hợp trung bình đến nặng có thể dùng kháng histamin đường uống.

- Theo dõi trong 2 tuần.

Tóm lại, đau mắt đỏ là một bệnh rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường không nguy hiểm và khá dễ điều trị. Tuy nhiên, bệnh khá dễ lây lan nên chúng ta cần có ý thức vệ sinh và phòng tránh tốt để tránh tạo thành dịch trong cộng đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau mắt đỏ, hãy liên lạc với tiengtrungquoc.edu.vn để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất có thể.

Cẩm nang tiengtrungquoc.edu.vncung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội vàHướng dẫn khám bệnh tuyến trung ươngvới những thông tin đắt giá và chính xác nhất.