Dấu hiệu bệnh thiếu máu

     

Thiếu máu xảy ra khi một số lượng hồng cầu lưu thông trong cơ thể giảm đi. Đây là tình rối loạn máu phổ biến nhất. Thiếu máu thường xảy ra do các vấn đề về sức khỏe khác tác động vào quá trình cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (RBCs) hoặc tăng tỷ lệ phá hủy hoặc mất các tế bào này.

Bạn đang xem: Dấu hiệu bệnh thiếu máu


Triệu chứng bệnh thiếu máu

Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu là mệt mỏi. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

Da nhợt nhạt;Nhịp tim nhanh hoặc không đều;Hụt hơi;Đau ngực;Đau đầu.

*

Những người bị thiếu máu nhẹ có thể gặp ít hoặc không có triệu chứng. Một số dạng thiếu máu gây ra các triệu chứng cụ thể, bao gồm:

Thiếu máu bất sản:Có thể gây sốt, nhiễm trùng thường xuyên và phát ban da.Thiếu máu do thiếu axit folic:Có thể gây khó chịu, tiêu chảy và ăn không ngon miêng.Thiếu máu tán huyết:Có thể gây vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt và đau bụng.Thiếu máu hồng cầu hình liềm:Có thể gây sưng đau ở bàn chân, bàn tay, cũng như mệt mỏi và vàng da.

Bệnh thiếu máu xảy ra do những nguyên nhân nào?

Cơ thể cần hồng cầu để hoạt động, chúng vận chuyển huyết sắc tố – một loại protein phức tạp gắn các phân tử sắt. Những phân tử này có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể dẫn đến mức hồng cầu thấp với nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Mất máu

Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất và mất máu nhiều, thường xuyên là nguyên nhân chính.

Khi cơ thể mất máu sẽ lấy nước từ các mô nằm bên ngoài mạch máu để bù dịch cho các mạch máu làm loãng máu từ đó làm giảm số lượng hồng cầu.

Mất máu có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Một số nguyên nhân gây mất máu cấp tính như phẫu thuật, sinh con và chấn thương…

Mất máu mãn tính thường là nguyên nhân gây thiếu máu có thể là hậu quả của loét dạ dày, ung thư hoặc khối u…

*

Các nguyên nhân gây thiếu máu khác do mất máu bao gồm:

Vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như loét, trĩ, ung thư hoặc viêm dạ dày;Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid, như aspirin và ibuprofen;Chảy máu kinh nguyệt nặng;Số lượng hồng cầu giảm.

Xem thêm: Cách Kích Hoạt Sim 3G Vinaphone Mới Mua Nhanh Và Miễn Phí, Cách Kích Hoạt Sim 3G Vinaphone Bằng Tin Nhắn

Tủy xương là tổ chức mềm, xốp ở trung tâm của xương đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra hồng cầu. Tủy tạo ra các tế bào gốc, phát triển thành hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến tủy xương, bao gồm cả bệnh bạch cầu – là một loại ung thư gây ra việc sản xuất các tế bào bạch cầu quá mức và bất thường, làm gián đoạn việc sản xuất hồng cầu.

Các vấn đề với tủy xương có thể gây thiếu máu. Ví dụ thiếu máu bất sản, xảy ra khi có ít hoặc không có tế bào gốc trong tủy. Trong một số trường hợp, thiếu máu xảy ra khi hồng cầu không phát triển và trưởng thành như bình thường ví dụ như với bệnhThalassemia– một dạng thiếu máu di truyền.

Các loại thiếu máu khác xảy ra do giảm số lượng hồng cầu hoặc hồng cầu suy yếu bao gồm:

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Tình trạng này làm cho các hồng cầu có hình dạng giống như lưỡi liềm khiến hồng cầu có thời gian sống ngắn hơn các hồng cầu khỏe mạnh hoặc bị tắc trong các mạch máu nhỏ.

Sự tắc nghẽn này có thể làm giảm nồng độ oxy đến các cơ quan và gây đau dọc theo thành mạch máu.

Thiếu máu thiếu sắt

Điều này liên quan đến việc cơ thể sản xuất quá ít hồng cầu do thiếu chất sắt trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra do:

Chế độ ăn ít chất sắt;Hành kinh;Hiến máu thường xuyên;Rèn luyện sức bền;Một số bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn;Thuốc kích thích niêm mạc ruột.

*

Thiếu máu do thiếu vitamin

Vitamin B-12 và folate đều cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Nếu không dung nạp đủ vitamin có thể dẫn đến số lượng hồng cầu.

Một số ví dụ về thiếu máu do thiếu vitamin bao gồm thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic) và thiếu máu ác tính.

Phá hủy hồng cầu

Những tế bào này thường có vòng đời120 ngàytrong máu, nhưng cơ thể có thể phá hủy hoặc loại bỏ chúng trước khi chúng hoàn thành vòng đời tự nhiên. Một loại thiếu máu do sự phá hủy của hồng cầu làthiếu máu tán huyết tự miễnxảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn hồng cầu với một chất lạ và tấn công chúng. Nhiều yếu tố có thể gây ra sự phá hủy quá mức của hồng cầu bao gồm:

Nhiễm trùng;Một số loại thuốc, bao gồm một số loại kháng sinh;Tăng huyết áp nặng;Ghép mạch máu và van tim giả;Độc tố do bệnh thận hoặc gan tiến triển;Phản ứng của hệ thống miễn dịch;Nọc độc của rắn hoặc nhện.

Để phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh thiếu máu, bạn đừng quên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ. Thông qua các bước kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sao cho phù hợp nhất.