Đảng cộng sản việt nam ra đời như thế nào

     

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Bạn đang xem: Đảng cộng sản việt nam ra đời như thế nào


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một trong những bước ngọt quan trọng trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thực liên quan đến sự kiện này.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

– Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng. Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư.

– Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội: Căn cứ quy định tại Điều 4 – Hiến pháp Việt Nam năm 2013 “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của Nhà nước này, đảng viên là những người nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

*

Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ nhất: Hoàn cảnh Thế giới

– Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Những cuộc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

– Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản vào tháng 03/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm: Bán Xe Ô Tô Giá Rẻ Toàn Quốc, Mua Bán Xe Ô Tô Cũ Mới, Bảng Giá Xe Oto 12/2021

– Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới, thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.

Thứ hai: Hoàn cảnh trong nước

– Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, cụ thể:

+ Kinh tế: Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồng điền, ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

+ Chính trị: Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người dân, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

+ Văn hóa: Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung tính, duy trì các hủ tục lạc hậu.

– Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp câm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.

+ Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị tất bại… Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Như vậy, Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần cuối cùng của bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu sơ bộ về Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò về khai niệm tới quý bạn đọc. Mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ có ích đối với quý bạn đọc.