Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

     

Có thể khái quát một số quan điểm về chất lượng, chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục như sau:

1.1. Chất lượng giáo dục

Trong giáo dục, các hoạt động giáo dục đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín, đầu ra của hoạt động trước là đầu vào của hoạt động sau. Vì thế, hoạt động giáo dục trước có chất lượng là điều kiện cần cho hoạt động giáo dục sau có chất lượng và đầu ra có chất lượng; một trong các hoạt động giáo dục không đảm bảo chất lượng, đầu ra của cả quá trình rất khó hoặc không thể đạt chuẩn đầu ra. Như vậy, tất cả các hoạt động có chất lượng thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng. Chất lượng giáo dục được thể hiện ở chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, là chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra được đặt trong bối cảnh cụ thể. Chất lượng giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được của người học về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; khả năng thích ứng trong môi trường mới và khả năng tìm được vị trí việc làm trong tương lai. Vì vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp năng lực của học sinh với chuẩn đầu ra của một quá trình hay một chương trình giáo dục.

Bạn đang xem: Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

1.2. Đảm bảo chất lượng giáo dục

Trên quan điểm về đảm bảo chất lượng trong quản lý kinh tế, Đảm bảo chất lượng trong giáo dục có thể hiểu là hình thức quản lý chất lượng được thực hiện trước và trong quá trình giáo dục. Đảm bảo chất lượng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện sai sót trong quá trình giáo dục tránh tạo ra những “sản phẩm giáo dục” có chất lượng thấp. Tiêu chuẩn Việt Nam xác định: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong một hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất lượng là phương tiện tạo ra sản phẩm không có sai sót do lỗi trong quá trình sản xuất hay giáo dục gây ra vì thế chất lượng được giao phó cho mỗi người tham gia trong quá trình sản xuất hay giáo dục. Từ ý tưởng này mà người ta quan tâm đến việc tạo nên hệ thống quy chuẩn chất lượng khi áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng để những người trực tiếp làm ra sản phẩm phải tự nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng, biết cách làm thế nào để đạt được chất lượng cao hơn và tự mình mong muốn làm điều đó, hơn thế nữa còn lôi kéo, vận động người khác cùng làm tốt như họ hoặc làm tốt hơn bản thân họ. Như vậy, đảm bảo chất lượng giáo dục là một hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm (học sinh) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu của về chất lượng giáo dục theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.

Đảm bảo chất lượng đào tạo bao gồm đảm bảo chất lượng bên trong (intemalqualityassurance) và đảm bảo chất lượng bên ngoài (extemal quality assurance) nhà trường. Đảm bảo chất lượng bên trong do nhà trường đảm nhận, đảm bảo chất lượng bên ngoài do các cơ quan chức năng bên ngoài nhà trường thực hiện (gồm cả các cơ quan kiểm định chất lượng). Đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường là nhân tố quan trọng nhất, nhà trường chủ động tạo nên chất lượng.

2. Các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục

2.1 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục

Mục tiêu: Nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo nhà trường đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.

Nộidung: Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng,quản lý giáo dục theo hướng đảm bảo chất lượng cho toàn thể lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên, giáo viên (GV) và nhân viên trong nhà trường. Làm cho hiểu đúng: đảm bảo chất lượng là sự thống nhất cao, là trách nhiệm và sự đóng góp của mọi người trong nhà trường, không phải chỉ của lãnh đạo nhà trường. Đảm bảo chất lượng đào tạo là làm đúng ở mọi khâu, mọi hoạt động giáo dục; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhàt rường, bao gồm nâng cao về: kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tư tưởng đạo đức, lối sống...; khả năng sử dụng công nghệ mới trong giáo dục và quản lý giáo dục. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về cơ bản đều thực hiện hai nhiệm vụ “truyền thụ” kiến thức và “giáo dục” (theo nghĩa hẹp). Vìvậy, khi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên và nhan viên phải bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ theo chương trình giáo dục và bồi dưỡng kỹ năng thực hiện các chương trình giáo dục. Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nói chung cho lãnh đạo nhà trường, còn cần được bồi dưỡng về đảm bảo chất lượng như: bản chất của đảm bảo chất lượng, các nội dung đảm bảo chất lượng giáo dục, quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng.

Tổ chức khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu phục vụ giáo dục, quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn đầu ra.

Mục tiêu: Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu, công nghệ trong và ngoài nhà trường phục vụ giáo dục, quản lý quản lý đạt chuẩn đầu ra về năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục.

Nội dung: Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu, công nghệ sẵn có của nhà trường phục vụ giáo dục, quản lý giáo dục; Tăng cường hợp tác nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu, công nghệ... phục vụ giáo dục, quản lý giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh; Tổ chức hợp tác, chia sẻ nguồn lực vật chất phục vụ giáo dục và quản lý giáo dục với các cơ sở giáo dục khác.

2.2 Quản lý quá trình giáo dục

Mục tiêu: Hình thành và phát triển động cơ đúng đắn; khơi dậy ở học sinh nhu cầu nhận thức, chủ động chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập, hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khả năng quản lý bản thân...

Nội dung: Tổ chức triển khai chương trình giáo dục, quy chế, kế hoạch giáo dục của nhà trường; Tổ chức quản lý việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh; Tổ chức quản lý việc thực hiện kế hoạch học tập của học sinh.

2.3 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra

Mục tiêu: Tăng cường kỹ năng học tập, bổ sung các kỹ năng mềm cần thiết; bồi dưỡng thêm phong cách, thái độ; tôn trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Số Liệu Biểu Đồ Miền : Lý Thuyết Và Bài Tập

Nội dung: Tổ chức các hoạt động mang tính trách nhiệm công dân, trách nghiệm xã hội cho học sinh; Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực hiểu biết về các môn học; bồi dưỡng các kỹ năng mềm, nâng cao đời sống tinh thần cho cho học sinh; Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao lòng tôn trọng, gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa khác.

 

 

2.4 Tổ chức điều tra thông tin phản hồi và theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo chuẩn đầu ra

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường so với với yêu cầu của chuẩn đầu ra theo chương trình giáo dục để nhà trường điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục.

Nội dung: Tổ chức thu thập, xử lý thông tin của học sinh hoàn thành chương trình giáo dục theo chuẩn đầu ra, chương trình giáo dục và quá trình giáo dục của nhà trường, những vấn đề cần điều chỉnh chuẩn đầu ravà chương trình giáo dục; Tổchứcthu thập,xử lý thông tin về kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra và yêu cầu của xã hội;Tổ chức thu thập,xử lý thông tin người quản lý các đơn vị giáo dục, đào tạo hoặc sử dung lao động sau khi học sinh hoàn thành chương trình giáo dục.

2.5 Tổ chức tự đánh giá và sử dụng kết quả tự đánh giá nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục

Mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục bên trong nhà trường nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh hướng tới chuẩn kết quả đầu ra.

Nội dung: Tổ chức tự nhìn nhận, mô tả, làm rõ thực trạng nhà trường; Tổ chức phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định, chỉ ra điểm mạnh, điểm tồn tại và những biện pháp khắc phục; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến các biện pháp quản lý giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục.

2.6 Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường

Mục tiêu: Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường nhằm tạo ra động lực, sự đồng thuận trong quá trình thực hiện giáo dục theo hướng đảm bảo chất lượng.

Nội dung: Tổ chức xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi tạo nên giá trị và tạo nên sự khác biệt của nhà trường trên cơ sở pháp lý; Chỉ đạo tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường; Chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường tới các bên liên quan.

Điều kiện thực hiện: Lãnh đạo nhà trường nhận thức sâu sắc về: đảm bảo chất lượng, quản lý giáo dục theo hướng đảm bảo chất lượng; tầm quan trọng của thực hiện xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lồi của nhà trường; hiểu biết về xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường; hiểu biết về kỹ thuật xây dựng chiến lược của nhà trường; Đội ngũ lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo đơn vị có hiểu biết thực tế về giáo dục, xu thế phát triển giáo dục, xu thế nhu cầu của xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế.

3. Kết luận

Đảm bảo chất lượng giáo dục là một khâu trong quản lý chất lượng giáo dục, là cơ sở để thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của mỗi nhà trường cũng như mỗi quốc gia.

Để quản lý được chất lượng lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chất lượng bên trong của mỗi nhà trường một cách đồng bộ từ xác định chuẩn đầu ra, quản lý chuẩn đầu vào, quản lý quá trình thực hiện giáo dục và điều chỉnh môi trường giáo dục phù hợp với chuẩn của chương trình giáo dục và phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường.