Đại lý vinamilk hà nội

     

Một trong những vấn đề gây nhức nhối hiện nay chính là việc phân biệt sữa thật, sữa giả giữa thị trường “vàng thau lẫn lộn”. Chính điều này đã mở ra cơ hội kiếm tiền cho những chủ đầu tư muốn trở thành đại lý sữa uy tín. Dưới đây là những giải đáp cho khách hàng đang có nhu cầu muốn mở cửa hàng sữa, đại lý sữa của Vinamilk về những vấn đề cần chuẩn bị, cách thức cũng như những điều kiện làm đại lý, mở cửa hàng sữa Vinamilk như thế nào? Liệu có thu được lời cao không?


*Lưu ý: VINATECH là đơn vị chuyên cung cấp kệ sắt bày hàng không phải là đơn vị đại diện hay cung cấp nguồn hàng sữa của Vinamilk. Đây chỉ là những thông tin chúng tôi tham khảo giúp bạn đọc. Vì vậy, khách hàng có nhu cầu nhập hàng, hay mở đại lý sữa vui lòng liên hệ với đại diện của Vinamilk để biết thêm chi tiết. Liên hệ Vinatech để lắp đặt kệ để hàng, kệ chứa hàng cho các cửa hàng, đại lý sữa trên toàn quốc.

Bạn đang xem: Đại lý vinamilk hà nội

1. Giới thiệu về công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập từ năm 1976 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Đến năm 2003, công ty chính thức trở thành công ty cổ phần và chiếm lĩnh 50% thị phần sữa tại Việt Nam. Hiện tại, công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 202 nhà phân phối cùng 251.000 điểm bán lẻ. Hơn 3000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi có phân phối sản phẩm.

*
*
*
*

Các sản phẩm kinh doanh chính của Vinamilk

Chính vì vậy, muốn mở đại lý sữa Vinamilk khá đơn giản và không hề phức tạp như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần hiểu rõ về các quy định cũng như nắm vững về dòng sữa mà mình muốn bán và làm đại lý là ổn. Chính sách của vinamilk dành cho các đại lý vô cùng tốt, bởi mục tiêu đặt ra của công ty chính là: “Chúng tôi muốn hễ người tiêu dùng cứ nhắc đến sữa, là họ phải nghĩ ngay đến Vinamilk hoặc ngược lại”.

3. Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn? Có lời không?

3.1 Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?

Để hoạch định số vốn cần đầu tư, bạn cần dựa vào quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở. Vốn trung bình dao động từ 300 – 500 triệu đồng phân bổ cho: chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, chi phí đầu tư trang thiết bị như giá kệ, máy tính, phần mềm, thuê nhân viên,… Cụ thể như sau:

Hạng mục cần đầu tư

Chi phí

Thuê mặt bằng

30 – 40 triệu đồng (thường đóng từ 3 tháng đến nửa năm)

Đăng ký giấy phép kinh doanh

2 – 5 triệu đồng

Thiết bị bày hàng

20 – 30 triệu đồng
Phần mềm quản lý

100 – 600 nghìn đồng/ tháng

Thuê nhân viên

5 – 7 triệu đồng/tháng
Vốn lưu động

50 – 100 triệu đồng

Marketing

5 – 10 triệu đồng

Tham khảo:

3.2 Mở đại lý sữa có lợi không, có lãi không?

Mở đại lý sữa có lợi không là câu hỏi không ai dám khẳng định chắc nịch rằng nó lỗ hay lãi. Việc kinh doanh lỗ hay lãi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà chủ yếu là môi trường kinh doanh, thời thế và nhất là yếu tố con người.

Lợi nhuận từ việc bán sữa, mở đại lý sữa chủ yếu đến từ các nguồn sau đây:

Chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm: Mỗi nhà cung cấp sữa sẽ có những mức chiết khấu khác nhau cho khách hàng của mình. Nếu bạn bán được nhiều sản phẩm sữa với mức chiết khấu cao thì đương nhiên phần lời bạn nhận được cũng sẽ tỉ lệ theo. Vì thế, vấn đề là người kinh doanh phải làm sao bán được nhiều sản phẩm có chiết khấu cao để đạt được lợi nhuận như mong đợi.

Xem thêm: Chỉ Sau 1 Tuần, Tài Sản Phạm Nhật Vượng 2017

Lợi nhuận đến từ việc trưng bày sản phẩm trong gian hàng: Trong bất cứ gian hàng sữa nào đều có những vị trí gọi là “đắc địa” dễ tìm, dễ nhìn thấy ngay khi bước vào cửa hàng. Vì thế, rất nhiều nhà cung cấp sẵn sàng trả thêm một phần “hoa hồng” cho chủ cửa hàng để có thể đặt sản phẩm của mình tại những vị trí này. Đây chính là một cách để PR sản phẩm, gia tăng nhận diện thương hiệu cho nhà cung cấp.

Đây chính là những nguồn thu chính đem lại lời cho chủ cửa hàng, đại lý sữa. Một lưu ý quan trọng cho chủ cửa hàng, đại lý sữa đó là nên tính lợi nhuận/tháng, quý, năm để có số liệu chính xác chứ đừng chỉ nhìn lợi nhuận/ 1 sản phẩm để kết luận. Nói tóm lại: “Mở đại lý sữa có lời không?” chỉ có bạn mới có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất!

+ Mở tạp hóa có lời không? Lời lãi là bao nhiêu?

+ Kinh doanh siêu thị mini có lãi không?

4. Muốn làm đại lý sữa Vinamilk cần những gì?

Để làm đại lý cho hãng sữa nổi tiếng này, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

a. Bước 1

Lấy thông tin về sản phẩm sữa Vinamilk, cũng như các chính sách làm đại lý cho hãng. Điều này bạn có thể lấy hotline của công ty, vào trang web xin tư vấn hoặc gửi mail để xin thêm thông tin về công ty cũng như cách thức, các giấy tờ, thủ tục và điều kiện để trở thành đại lý sữa Vinamilk. Thông tin liên hệ như sau:

– Tại Hà Nội:

– Tại TPHCM:

– Tại Đà Nẵng:

– Tại Cần Thơ: 

Sau đó bạn sẽ nhận được những thông tin cần thiết và có thể suy xét những điều khoản, cũng như việc có thật sự muốn làm đại lý của Vinamilk không?

b. Bước 2

Tiếp theo, việc bạn cần làm là chờ đợi đội ngũ nhân viên Sales của quý công ty sẽ liên hệ lại với bạn. Các nhân viên này sẽ hướng dẫn bạn cách thức để trở thành đại lý của sữa vinamilk, và hai bên sẽ cùng đi đến thống nhất, thỏa thuận về hợp đồng.

Cuối cùng, bạn sẽ được công ty hỗ trợ trong quá trình mở đại lý như tư vấn mặt bằng, chuẩn bị thiết bị, đào tạo nhân viên… để giúp bạn có thể trở thành đại lý chính thức của họ. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy mơ hồ, hãy học hỏi kinh nghiệm mở cửa hàng sữa thành công của bà mẹ 2 con để hiểu rõ hơn và có những bước đi chính xác với mô hình kinh doanh này.

5. Những loại thuế cần đóng khi làm đại lý sữa

Đây cũng là vấn đề rất nhiều người khi tìm hiểu để mở đại lý sữa quan tâm. Dưới đây là những khoản thuế mà các chủ cửa hàng, đại lý sữa có thể phải đóng khi kinh doanh:

5.1 Thuế môn bài

Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký ban đầu của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mặt hàng sữa, quy mô và doanh thu để tính mức thuế. Với doanh nghiệp thường dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng, với cá nhân là từ 300.000 – 1.000.000 đồng. Trường hợp doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh trong khoảng 6 tháng cuối năm thì chỉ chịu một nửa thuế môn bài theo biểu thuế Nhà nước.

5.2 Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT chỉ phải đóng khi doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT. Trường hợp dùng hóa đơn thông thường thì sẽ không phải nộp.

5.3 Thuế thu nhập

Doanh nghiệp hay cá nhân đều phải kê khai và nộp thuế theo từng quý, từng năm. Hiện tại, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% doanh thu thuần. Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ (doanh thu thuần > Tham khảo: Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không? Cách tính thuế

6. Danh sách một số đại lý Vinamilk, nhà phân phối sữa Vinamilk tại Hà Nội và TPHCM