Đại gia nguyễn khắc thành

     
Sở hữu tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng, Phó Tổng giám đốc FPT Nguyễn Khắc Thành vẫn ngày ngày đi làm, tiếp khách bằng chiếc Dream II cũ mèm.

Bạn đang xem: Đại gia nguyễn khắc thành


Cưỡi xe đạp tiếp khách FPT là tập đoàn “lập dị” nhất Việt Nam. Có lẽ vì vậy nên tập đoàn này sản sinh ra nhiều thế hệ lãnh đạo “dị nhân”. Bên cạnh “quái nhân bị ghét” Trương Đình Anh, FPT còn có “đại gia cưỡi xe đạo” Nguyễn Khắc Thành. Ông Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964. Là mọt sách nên ông Thành sớm trang bị cho mình những tấm bằng đẹp nhất. Ông tốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Hiện tại ông đang là Phó Tổng giám đốc FPT. Sở hữu bảng thành tích đáng nể nhưng ông Thành lại khởi nghiệp với vị trí rất khiêm tốn. Đó là chân thủ quỹ quèn. Giải thích cho việc không theo nghiệp toán, ông Thành đánh giá mình chỉ “phọt phẹt” nên “chắc chắn không làm nên cơm cháo gì”.

Xem thêm: Đám Tang Lễ Ông Nguyễn Cao Kỳ Ở Malaysia, Nguyễn Cao Kỳ

*

Ông Nguyễn Khắc Thành - Phó tổng giám đốc FPT

Tự tin vào khả năng đếm tiền của mình nhưng ông Thành không “giữ” được vị trí thủ quỹ lâu. Nhờ con mắt xanh của ông Bùi Quang Ngọc, ông Thành gia nhập đội ngũ lập trình phần mềm của FPT. Điều đáng nói, đa số kiến thức lập trình mà ông Thành có được đều là tự học. Gia nhập đội phần mềm FPT, Thành nhanh chóng trở thành một trong "tứ trụ" của đội phần mềm. Ông Ngọc rất hài lòng vì sự lựa chọn sáng suốt của mình. Thế nhưng, có một điều ông Ngọc rất phiền lòng chính là “ngoại thất” của ông Thành. Lý do là làm phần mềm phải giao dịch với các khách hàng ở những nơi rất "xịn" nhưng ông Thành cứ "cưỡi" chiếc xe đạp vừa "ghẻ" vừa "bẩn" với chiếc ghi đông "cởi truồng" đi khắp nơi gặp khách hàng. Ông Ngọc cho tiền để ông Thành đi mua xe máy ông Thành cũng không chịu mà cứ đi xe đạp cà tàng... Ngay cả khi Nam tiến, ông Thành vẫn trung thành với chiếc xe đạp cọc cạch. Ông Thành kể, cách đây hơn 20 năm, khi làm cho EximBank và VietsoftPetro ở TP.HCM, ông và Giám đốc Công nghệ Nguyễn Lâm Phương phải ngày ngày đèo nhau trên chiếc xe đạp cọc cạch và tối về ăn cơm khê. Thời điểm đó, hai lãnh đạo của FPT rất nhỏ, “cân vội kể cả quần áo chắc tổng được hơn 80 kg”. Đại gia không biết tiêu tiền Khi chưa có tiền, phải đi xe đạp đã đành, tới khi có chút chức tước kèm theo bổng lốc, ông Thành vẫn nhất định không chịu “nâng cấp” phương tiện đi lại lên xe máy chứ đừng nói tới ô tô. Ông Thành cứng đầu tới mức, ông Ngọc phải dùng biện pháp mạnh đó là bảo một nhân viên mua xe máy rồi ép ông Thành phải sử dụng.

*

Ông Nguyễn Khắc Thành vẫn trung thành với chiếc xe máy khuyến mãi

Đến năm 1999, một nhân viên FPT được đối tác thưởng một chiếc Dream màu mận chín và nói là có thể bán lại cho ông Thành với giá khuyến mãi. Ông Thành đồng ý mua nhưng người đứng tên sở hữu chiếc xe này là Trần Tuấn Việt (do ông lười làm thủ tục đăng ký). Chiếc xe máy với giá khuyến mãi này hiện vẫn được vị đại gia này sử dụng để đi làm hàng ngày. Ông nhất quyết không chịu đổi xe dù năm 2006, cả triệu USD đổ vào tài khoản của ông khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Vào lúc cao điểm, số tài sản bằng cổ phiếu FPT của Thành trị giá khoảng 40 triệu USD. Bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ và có một đống tiền nhưng mọi người vẫn thấy ông Thành chẳng có gì thay đổi. Ông vẫn ăn mặc giản dị, vẫn đi xe máy khuyến mãi và vẫn ở nhà cung cư cũ. Nhiều người bảo hình như ông Thành không biết tiêu tiền. Tuy nhiên, theo tiết lộ của người bạn thân, ông Thành dùng tiền để giúp đỡ người thân và làm từ thiện. Cái sự “không biết tiêu tiền” của ông còn được thể hiện ở chỗ ông sử dụng đồng phục của công ty suốt hai thập kỷ qua. Năm 1992, bộ complet đồng phục đến tay ông và đến bây giờ, nó vẫn được ông diện trong các dịp quan trọng. Vì vậy, bộ complet này giành kỷ lục "Đồng phục FPT được sử dụng trong thời gian dài nhất". Khi được hỏi bí quyết “bảo tồn” bộ complet, ông Thành hóm hỉnh: “Tôi cũng không rõ. Hồi đầu còn cẩn thận đem ra hiệu giặt khô. Sau lười cứ thế cho vào máy giặt bình thường, thế mà vẫn chả hỏng. Tất nhiên nguyên nhân quan trọng là một năm chỉ giặt một lần thôi”. Ông chỉ từ bỏ nếu một trong hai điều sau xảy ra: Rách hoặc béo quá không mặc được nữa.

*

Bộ complet đồng phục được ông Thành sử dụng suốt 2 thập kỷ qua

Trường công nghệ dạy… đàn bầu Được xem là “dị nhân” ở FPT với tài “đếm tiền” nhưng ông Thành lại có tâm hồn nghệ sỹ. Ông làm thơ và sáng tác kịch rất cừ. Tại FPT, ông được phong “kịch gia” với các tác phẩm “để đời” như “Liên khúc trẻ thơ - Thị Màu lên chùa - Tư vấn tình yêu” cho liên quân FSS (Công ty giải pháp phần mềm, sau sáp nhập vào FPT IS) và FOX (tiền thân của FPT Telecom) biểu diễn. Theo nhận xét của các thành viên FPT, vì ông Thành sinh ra trên đất chèo Thái Bình nên kịch của ông Thành thường sử dụng chất dân gian, khi thơ ca, hò vè, lúc lại uyển chuyển, mượt mà chèo, cải lương… Không chỉ có vậy, ông còn khiến dân tình FPT bất ngờ với giọng hát “quên sầu”. Chất nghệ sỹ của ông Thành không chỉ được phát lộ trong các buổi văn nghệ của công ty, nó còn được thể hiện rõ nét trong quan niệm giáo dục, đào tạo. Năm 2006, khi mới thành lập trường, Đại học FPT là trường tiên phong đưa bộ môn võ cổ truyền Vovinam vào giảng dạy chính khóa. Đến năm 2009, đại học FPT thử nghiệm đưa ca trù, đàn bầu, đàn tranh... thành lớp năng khiếu dành cho sinh viên yêu thích. Từ thành công bước đầu đó, Ban Giám hiệu thống nhất tiến thêm một bước khi quyết định đưa giá trị văn hóa dân tộc trở thành một môn học chính khóa cho sinh viên. Giải thích cho việc đưa âm nhạc vào giảng dạy, ông Thành cho biết âm nhạc có tầm quan trọng trong sự hình thành và phát triển của con người. Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp sinh viên phát triển trí tưởng tượng, kích thích sự sáng tạo. Quá trình tiếp xúc và hoạt động âm nhạc giúp hình thành ở các bạn trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện và hài hoà. Vì vậy, sinh viên FPT vừa được học công nghệ, vừa được học âm nhạc. Có lẽ đây cũng nền tảng sản sinh cho các thế hệ FPT tiếp theo: vừa giỏi công nghệ, vừa có chất riêng. Và trong số đó, sẽ xuất hiện không ít “dị nhân” đáng kính.