Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

     

Phụ huynh nên nắm rõsự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáođể có thể quan tâm và chăm sóc con đúng đắn vì ở giai đoạn từ khi trẻ sinh ra đến 6 tuổi, các hiện tượng tâm lý được coi là nền tảng sự phát triển nhận thức sau này.

Bạn đang xem: Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

1. Tư duy của trẻ mầm non


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

4. Các phương pháp phát triển tư duy của trẻ

*

Phát triển tư duy trẻ mầm non


Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tư duy chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác về thế giới khách quan thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật.

Tư duy của trẻ mẫu giáo là quá trình khám phá những thuộc tính mới, những mối quan hệ mới giữa sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết. Ở trẻ, hoạt động tư duy bao gồm hoạt động lý thuyết và các thao tác thực tiễn nhằm định hướng nhận thức.


2. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non


Ở giai đoạn này, các bé tích cực hoạt động với đồ vật xung quanh, nhờ đó mà sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo phát triển khá mạnh. Việc xác lập mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhau trong quá trình tư duy chỉ mang tính ngẫu nhiên. Suốt quá trình đó, việc sử dụng mối quan hệ có sẵn do người lớn chỉ ra là rất quan trọng. Trẻ bắt đầu giải quyết vấn đề bằng tay theo phương thức “thử và có lỗi”. Phương thức này còn có tên gọi khác là tư duy trực quan – hành động.

Đến độ tuổi mẫu giáo, sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo có bước ngoặt quan trọng giúp trẻ:

Tiếp xúc với đồ vật lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dần đồ vật được nhập tâm thành những hình ảnh, biểu tượng trong óc.

Nắm vững hoạt động với đồ vật là tiền đề để chức năng kí hiệu nảy sinh. Đây là bước nhảy từ tư duy ở bình diện bên ngoài – tư duy trực quan hành động sang tư duy ở bình diện bên trong – tư duy trực quan hình tượng.


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo


Quá trình của sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan.

Xem thêm: 3 Cách Kiểm Tra Dịch Vụ Sim Viettel Đang Dùng, Kiểm Tra Sim Đang Cài Đặt Dịch Vụ Gì

*

Phương pháp giáo dục tác động đến tư duy trẻ

Trước tiên, giáo dục cung cấp những nội dung mà yếu tố bẩm sinh – di truyền không hình thành có sẵn ở trẻ, thậm chí bù đắp những thiếu hụt mà yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường gây nên.

Thứ hai, giáo dục giúp phát huy tối đa các yếu tố khác nhau để hình thành tư duy, uốn nắn những phẩm chất tự phát của môi trường tạo ra theo chiều hướng tích cực.

Hoạt động chính là phương thức tạo nên quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và thế giới khách quan. Ở giai đoạn mẫu giáo, thông qua hành động sử dụng đồ vật, trẻ khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. Chính vì vậy, tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề trẻ có tích cực tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú của cuộc sống hay không.


4. Các phương pháp phát triển tư duy của trẻ


Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, không chỉ cần gia đình quan tâm mà sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là rất cần thiết.

Ngay từ giai đoạn này, cha mẹ phải luôn định hướng con học theo chiều hướng tích cực, xây dựng một não bộ khỏe mạnh, lựa chọn hướng đi đúng đắn trong việc phát triển tư duy cho con em mình. Thông qua giáo dục gia đình và việc lựa chọn kỹ nguồn dinh dưỡng có chứa hàm lượng cao DHA, ARA, cha mẹ có thể giúp sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo hoàn thiện não bộ hơn nửa.

Từ 1-6 tuổi, cha mẹ cần cho trẻ biết những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh, nhận biết về những người thân trong gia đình. Đừng vì cảm thấy phiền mà phớt lờ những câu hỏi của con, hãy từ tốn giải thích cặn kẽ và đầy đủ để trẻ được tiếp nhận những kiến thức đúng đắn. Cha mẹ có thể cho trẻ xem video, clip, sử dụng các dụng cụ đa dạng, sinh động để kích thích não bộ của trẻ.

Trong thực tế, đứa trẻ bình thường nào cũng thích khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cha mẹ cần vạch ra mục đích tìm hiểu rõ ràng để trẻ em có thể tập trung sự chú ý, hiệu quả quan sát, khám phá sẽ càng cao. Bên cạnh đó, cần kích thích lòng mong muốn hiểu biết và bồi dưỡng hứng thú tìm tòi thế giới xung quanh của trẻ.

--------------------------------------------

Tủ sáchRèn luyện trí thông minhcho trẻ:

Dành cho các lứa tuổi khác nhau từ 2-6, bao gồm các đầu sách:

Bộ sách Kỹ năng sống lớp Mầm, Chồi, Lá( lứa tuổi 3-4, 4-5, 5-6 )

Bộ sách 1088 câu đố phát triển cho trẻ( lứa tuổi 2-3, 3-4, 4-5, 5-6)

Bộ sách Trò chơi tư duylứa tuổi 3-4, 4-5, 5-6 ( Não trái, não phải, nâng cao)

Bộ sách Làm toán thật dễ(lứa tuổi 2-3, 3-4, 4-5, 5-6 )

Bộ sách Giải mã mê cung( Đồ ăn, động vật, giao thông, đời sống, khủng long)

Bộ sách Thiên tài nhí( Cấp độ 1, Cấp độ 2, Bài tập)