Cv xin việc giáo viên tiếng anh

     

Viết CV xin việc giáo viên tiếng Anh không khó nhưng viết làm sao để gửi đi và nhận được 1 cuộc hẹn phỏng vấn sau đó, thì mới là vấn đề.

Bạn đang xem: Cv xin việc giáo viên tiếng anh

Bạn vừa ra trường, bạn bắt đầu nhận thấy cuộc sống không hề “màu hồng” khi đối diện với việc gửi đi hồ sơ xin việc rồi đợi mãi chẳng thấy hồi âm hay như “vòng luẩn quẩn” gói gọn trong 2 chữ “kinh nghiệm”? Đây cũng chính là phần quan trọng nhất trong 1 CV xin việc giáo viên tiếng Anh, khiến bất kể người dày dặn hay ít ỏi kinh nghiệm đều phải “cân não”.

Xem thêm: Tạo Thế Mạnh Trong Sản Xuất Xi Măng Gây Ô Nhiễm Môi Trường, Tàn Phá Di Tích


NỘI DUNG BÀI VIẾT


Profile – Thông tin cá nhân

Bạn cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản sau trong CV xin việc giáo viên tiếng Anh:

Full name – Họ tên đầy đủ Gender – Giới tính Date of birth – Ngày/tháng/năm sinh Marital status – Tình trạng hôn nhân Phone number – Số điện thoại Address – Địa chỉ Email Portrait – Ảnh chân dung
*
Bạn có thể đặt tên mình ra chính giữa của CV với cỡ chữ to, kèm vị trí ứng tuyển ngay phía dưới tên, cỡ chữ nhỏ hơn.

Một số lời khuyên cho mục này:

Vì đang viết CV bằng tiếng Anh nên bạn hãy chú ý để tên trước, họ và tên đệm sau; tháng trước ngày rồi tới năm cho đúng chuẩn mực. Ví dụ: Phan Kiều Trang – Trang Phan Kieu; October 16, 1993. Với số điện thoại, bạn nên đặt đầu số là (+84) – mã vùng quốc gia Việt Nam để thể hiện sự chuyên nghiệp. Ảnh nhìn thấy rõ gương mặt trực diện, có thể mỉm cười nhẹ nhàng, thân thiện, lộ trang phục công sở lịch sự, không trang điểm lòe loẹt, tóc tai lòa xòa, cổ áo trễ nải. Bạn cũng có thể chèn vào mục này những đường link dẫn tới các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram. Nó sẽ là điểm cộng trong trường hợp trang cá nhân của bạn có nhiều người theo dõi, chia sẻ, tổng hợp nội dung chất lượng, hình ảnh thú vị hay từng đăng tải những thành tích nổi trội.

Education – Học vấn

*
Chuyên môn là tiêu chí đầu tiên quyết định việc bạn có thể trở thành 1 người giáo viên tiếng Anh tốt hay không. Rõ ràng, bạn dạy môn gì, bạn phải thực sự ưu tú môn học đó thì mới truyền tải cho người khác được. University – Tên trường Time – Thời gian học Major – Chuyên ngành GPA – Điểm trung bình Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC, TOEFL, tin học,… Nếu có văn bằng 2, văn bằng 3, học thêm những bằng cấp khác ở ngoài, một số môn chuyên ngành có tính ứng dụng cao trong công việc mà bạn đạt kết quả tốt, bạn cũng có thể cung cấp hết ở đây. Liệt kê các đề án, nghiên cứu khoa học.

Ví dụ:

University of Languages and International Studies (Đại học Ngoại Ngữ) July 2011 – August 2015 Faculty of English Language Teacher Education (Khoa Sư Phạm tiếng Anh) 3.0/4

Working Experiences – Kinh nghiệm làm việc

*
Nếu bạn được thực tập tại các trung tâm danh tiếng như VUS, ILA, bạn sẽ được đánh giá khá cao. Job Title – Tên công việc Time – Thời gian làm (Ví dụ: June, 2018 – Present) Company – Tên công ty Main responsibilities – Nhiệm vụ chính Trợ giảng tiếng Anh chính là công việc hoàn hảo cho bạn trước khi ứng tuyển vào vị trí giáo viên tiếng Anh. Vì thế, hãy đứng lên và đi xin việc trợ giảng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không cần tới năm 3, 4, bạn hoàn toàn có thể đi làm trợ giảng tiếng Anh từ năm 1, 2. Đừng để đến lúc tốt nghiệp, bạn vẫn loay hoay, không biết điền gì vào mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Anh nhé! Quãng thời gian thực tập cũng rất quý báu. Nếu bạn đạt thành tích ấn tượng nào ở giai đoạn này, hãy liệt kê rõ ràng. Bạn cũng có thể liệt kê các hoạt động cộng đồng từng tham gia có liên quan đến việc giúp đỡ trẻ em học tập, những hoạt động có tính tương tác cao, thích giúp đỡ, hỗ trợ mọi người xung quanh.

Skills – Kỹ năng

Kỹ năng sư phạm là cực kì quan trọng đối với giáo viên nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng. Không phải cứ nói tiếng Anh hay, mượt mà là có thể giảng dạy tốt thứ ngôn ngữ toàn cầu này. Kỹ năng sư phạm bao gồm kỹ năng thiết kế giáo án, kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử, kỹ năng trình bày bảng, kỹ năng giao tiếp sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm,…

*
Nếu không có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn hãy khéo léo “đánh bóng” bản thân bằng các kỹ năng nhé.

Nếu bạn dạy về tiếng Anh giao tiếp, bạn phải tốt phát âm (pronunciation), nếu bạn dạy khóa học IELTS thì bạn phải viết tốt (writing skill). Nếu bạn thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì quá tuyệt vờ

Gợi ý một số kĩ năng bằng tiếng Anh nên được đề cập đến trong CV xin việc giáo viên tiếng Anh: Communication (giao tiếp), presentation (thuyết trình), decision-making (đưa ra quyết định), planning (lên kế hoạch), organizing (sắp xếp, tổ chức), persuading (thuyết phục), teamwork (làm việc nhóm), computer (tin học), time management (quản lý thời gian), leadership (lãnh đạo), teaching/ trainning (đào tạo), negotiation (đàm phán), problem – solving (giải quyết vấn đề), public – speaking (nói trước đám đông), research (nghiên cứu),…

Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng ngắn hạn, dài hạn.

Bạn hãy viết càng cụ thể càng tốt, như: giúp cho học sinh phát âm chuẩn, sẵn sàng tham gia các buổi training cho học viên ngoài giờ…

Interests – Sở thích

Đây không phải là 1 mục chính nhưng nếu bạn biết cách viết khéo léo, nó sẽ khiếnCV xin việc giáo viên tiếng Anhtrở nên chất lượng, thu hút hơn.

Liệt kê những sở thích thích hợp vào khi nó thực sự có liên quan, hỗ trợ cho cho công việc giảng dạy tiếng Anh, các hoạt động thể hiện bạn là người năng nổ, nhiệt tình, hòa đồng. Không nên sử dụng các sở thích thiếu tương tác, nhàm chán, chung chung như watching TV, listening to music, shopping…
*
Sở thích của giáo viên rất được coi trọng vì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc học của học viên, học sinh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể triển khai thêm các mục sau nếu có nhiều thông tin thú vị về bản thân để viết:

Strengths and Weaknesses (Thế mạnh, điểm yếu) Achievements (Thành tựu) Research Experiences (Kinh nghiệm nghiên cứu) Extracurricular Activities (Hoạt động ngoại khóa)

Những yếu tố cần có để trở thành giáo viên tiếng Anh

Có trình độ tiếng Anh khá giỏi trở lên. Tính kiên nhẫn, chịu khó: Quản lý trẻ em chưa bao giờ là việc dễ dàng và không chỉ kiên nhẫn với học viên mà còn với cả phụ huynh khó tính. Ăn nói lịch sự, khéo léo, biết cách thuyết phục để khuyến khích tinh thần học tập của học viên, đi học và làm bài tập đầy đủ. Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, team building bởi các bạn sẽ phải quản lý từ 10 – 20 học sinh. Quý mến trẻ em: Chỉ khi yêu thương “con nít” thì bạn mới có động lực thực sự để giúp đỡ các em, bỏ qua sự nghịch ngợm, mắc lỗi của chúng. Năng động, sôi nổi, nhiệt huyết. Thích tương tác, giúp đỡ mọi người. Biết cách tổ chức và quản lí lớp học. Có khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho người khác.
*
Giáo viên dạy tiếng Anh

Những lưu ý khi viết CV tiếng Anh

Độ dài hợp lý của CV nên từ 2-3 trang, bố cục gọn gàng Phông chữ đơn giản, không được viết tắt Cung cấp địa chỉ email chuyên nghiệp, nghiêm túc, không viết theo phong cách “khó đỡ” Tránh xưng hô đại từ “I” (Tôi) nhiều lần, tránh các từ ngữ sáo rỗng, khoe khoang, “đao to búa lớn” Cung cấp những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục Sử dụng các từ bắt đầu trong câu ở dạng tương xứng khi liệt kê, ví dụ cùng là động từ đuôi -ing hoặc danh từ,… Trích dẫn câu nói tâm đắc tạo sự chuyên nghiệp, ấn tượng Trung thực với những thông tin đưa ra, nên cung cấp thông tin người tham chiếu tại các công ty đã làm qua như sếp cũ, đồng nghiệp cũ… Rà soát lỗi chính tả – điều cấm kị trong 1 hồ sơ xin việc

Bạn thấy đấy, viết CV xin việc giáo viên tiếng Anh không hề khó. Quan trọng là, bạn phải tích cực triển khai các công việc dạy thêm, dày kèm ở nhiều nơi ngay từ khi còn trên giảng đường. Tất cả sẽ giúp bạn có phần kinh nghiệm phong phú. Chúc bạn tìm được việc ưng ý!

► Tham khảo các thông tin tuyển dụng việc làm mới nhất tại: https://tiengtrungquoc.edu.vn.com.vn