Công việc của bảo vệ trường học

     
GDVN- Công việc khá vất vả, nguy hiểm, tuy nhiên những người làm bảo vệ tại các trường học hiện nay cũng chưa được hưởng mức lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Bạn đang xem: Công việc của bảo vệ trường học


Nhắc đến bảo vệ, có lẽ không mấy người đánh giá cao nghề này. Nhưng nghề nào cũng thế, có những câu chuyện, nội tình mà người làm trong nghề, người gắn bó với nó mới có thể hiểu được. Nghề bảo vệ tuy đang rất thiếu người nhưng liệu đó có phải là công việc tốt?

Rồi hằng đêm khi mọi người yên giấc thì nhân viên bảo vệ vẫn phải làm việc. Hễ có động tĩnh khác là phải kiểm tra, đi xem xét để chắc chắn không có chuyện gì xấu… Người bảo vệ là một trong những nghề có tính rủi ro cao, đối mặt với nhiều nguy hiểm. Đã có trường hợp bảo vệ trường học bị kẻ trộm tấn công dẫn đến tử vong trong khi làm nhiệm vụ.

Nói chung, cái sướng cũng có, cái khổ cũng nhiều kể ra cũng không hết. Tuy nhiên, công việc bảo vệ tại các trường học hiện nay cũng chưa được hưởng mức lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

*

Đặc thù công việc bảo vệ trường học này đòi hỏi tính trách nhiệm rất cao, liên quan đến vấn đề bồi thường theo quy định nếu xảy ra mất tài sản. Nhưng lương thấp, trách nhiệm lại rất cao thì mấy ai muốn làm. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Nhà giáo N.T. T - Hiệu trưởng một trường Trung học tại Hà Nội đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này: “Trong trường học, chỉ có nhân viên y tế, thư viện, kế toán, thủ quỹ là có trong danh sách viên chức chuyên môn, còn tạp vụ và bảo vệ nhà trường là thuộc nhân viên hợp đồng công việc theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP nhưng hầu như các trường rất khó tuyển dụng người ở hai bộ phận này.

Nguyên nhân là lương tạp vụ và bảo vệ nhà trường quá thấp chỉ khoảng 2 triệu đồng, mức lương này theo quy định là 85% mức lương cơ bản, sau đó tăng dần theo hệ số, và tổng thu nhập cao lắm cũng chỉ hơn 3 triệu đồng cho 1 tháng. Chính vì lương thấp nên không ai muốn làm việc này.

Để tìm được người trong độ tuổi lao động thì họ phải rất kém về năng lực, không có việc gì nữa, bần cùng thì họ mới nhận làm bảo vệ hoặc tạp vụ. Chính vì vậy mà bảo vệ ở rất nhiều trường học hiện nay hầu hết là đã nghỉ hưu hoặc cao tuổi trong khi thực tế công việc này đỏi hỏi phải là người khỏe, nhanh nhẹn”.

Theo nhà giáo T: “ Hơn nữa một trường học chỉ được phép tuyển 2 nhân viên bảo vệ hưởng lương theo Nghị định 68, và với số lượng người ít như vậy không thể nào đảm bảo được công việc, hầu hết các trường đều phải tuyển thêm người mới đáp ứng nổi, thường là 6 người và thậm chí có trường lớn phải cần đến hơn 10 bảo vệ.

Vậy có thể nói là hầu hết các bảo vệ đều vượt tuổi quy định, đã về hưu và cũng chỉ có họ mới chấp nhận công việc với thu nhập thấp như vậy, họ làm thêm kiếm chút thu nhập ngoài lương hưu nhưng nếu không có những người như vậy thì nhà trường cũng không biết phải xử lý vấn đề này ra sao? Chúng tôi cũng đã tuyển một số người trẻ, khỏe nhưng với công việc và trách nhiệm như thế thì mức lương 10 triệu đồng họ mới nhận làm.

Cả trường gần 2 nghìn con người với 6 bảo vệ chia làm 3 ca liên tục thì mới tạm đảm bảo được công việc. Nghĩ cũng rất thông cảm với các bác bảo vệ nhưng nhà trường không biết lấy kinh phí từ đâu ra để mà bù đắp, thôi thì cũng phải “co kéo” tiết kiệm để có một khoản trả lương cho họ.

Nếu nhà trường làm theo đúng Nghị định 68 thì thứ nhất là không đảm bảo sức khỏe bởi chỉ có 2 bảo vệ mà phải làm việc 24/24 tiếng đồng hồ, hơn nữa không đảm bảo hoàn thành được công việc bởi mỗi ca trực chỉ có một người, lấy đâu ra sức mà làm.

Đặc thù công việc này đòi hỏi tính trách nhiệm rất cao, liên quan đến vấn đề bồi thường theo quy định nếu xảy ra mất tài sản. Vậy thử hỏi lương thấp, trách nhiệm lại rất cao thì mấy ai muốn làm?”.

Về nhân viên tạp vụ, nhà giáo T. cho biết: “Nhà trường cũng đã tuyển khá nhiều nhưng ai cũng chỉ làm được một thời gian rất ngắn rồi xin nghỉ, nguyên nhân cũng vì mức lương quá thấp mà nhà trường không biết “trông” vào khoản nào để trả cho họ?

Những người lao công quét dọn trong trường là bộ phận khác và các nhà trường đều phải hợp đồng với một công ty vệ sinh để họ lo việc quét dọn toàn trường, lương trả cho bộ phận này nhà trường lại cũng phải rất “cân đối”. Còn tạp vụ là lo nước uống, lau dọn phòng chuyên môn, phòng họp giáo viên, ban giám hiệu…và họ cũng làm 8 tiếng trong ngày với mức lương không hơn gì bộ phận bảo vệ.

Nhà giáo T. kiến nghị: “Việc này chúng tôi cũng đã kiến nghị rất nhiều để làm sao số lượng nhân viên bảo vệ trong một cơ sở giáo dục phải phù hợp, tương ứng với quy mô số lớp học, số lượng học sinh trong trường đó chứ không thể “cào bằng” như hiện nay là trường nhiều hay ít lớp học cũng chỉ 2 bảo vệ.

Xem thêm: Sốc : Học Sinh Cấp 2 Làm Chuyện Ấy Ngày Trong Sân Trường, Học Sinh Cấp 2 Ân Ái Ngay Trong Sân Trường

Thứ hai là mức lương khởi điểm của nhân viên bảo vệ khi ký hợp đồng với nhà trường ít ra cũng đạt được mức lương tối thiểu khoảng hơn 4 triệu đồng cho 1 tháng bởi công việc của bộ phận này rất vất vả”.

*
Tổ chức công tác tuần tra bảo vệ trường học, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn và bảo vệ tài sản của tập thể và cá nhân trong trường học. Ảnh minh họa: H.A.

Trách nhiệm rất cao nhưng thu nhập chưa tương xứng

Cũng về vấn đề này, nhà giáo N.N.H – Hiệu trưởng một trường Trung học ở nội thành Hà Nội đã chia sẻ: “Khi ngân sách nhà nước đưa về hàng năm thì các trường cũng trích lập nhiều quỹ như quỹ Thi đua khen thưởng, quỹ Phát triển sự nghiệp…ngoài ra ban giám hiệu nhà trường cũng phải có sự linh hoạt trong việc tiết kiệm chi.

Từ việc tiết kiệm chi, nhà trường mới có được những hợp đồng công việc, ngay như bộ phận như y tế trong quy định chỉ biên chế 1 người, nhưng thực tế số lượng học sinh quá đông nên trường cần phải hợp đồng thêm 1 nhân viên y tế nữa mới đủ đảm bảo công việc.

*
Không dạy nổi, thầy trở thành bảo vệ trường học có đầy đủ bằng cấp nhất

Ngân sách hàng năm nhà nước đưa về trường đều tính trên số lượng học sinh, vậy nên nhà trường nếu tiết kiệm việc chi thường xuyên thì sẽ dùng số tiền dư ra đó trả lương bảo vệ hợp đồng thêm.

Ngay như số lượng bảo vệ ở trường tôi theo quy định thì không thể đảm bảo được công việc, số lượng học sinh cũng như khuôn viên trường, phòng học rất lớn nên phải hợp đồng ngoài thêm hàng chục người đảm nhiệm công việc này, đi kèm với số lương chi trả cũng khá lớn vào khoảng hơn 5 triệu đồng cho 1 người 1 tháng. Ngoài ra không được thêm khoản nào khác, kể cả bảo hiểm.

Tất cả những người nhà trường tự hợp đồng thêm thì nhà trường sẽ phải tự cân đối chi trả lương. Ngân sách không hỗ trợ những khoản chi này”.

Cần trả cho họ mức lương ban đầu cơ bản như đối với những nhân viên ở nhiều bộ phận khác trong nhà trường để họ yên tâm công tác”.

Nhiệm vụ của bảo vệ trường học là gì?

Thông thường, nhiệm vụ của bảo vệ trường học là trực tại cổng chính 24/24h để hướng dẫn phụ huynh, học sinh, các vị khách khi đến trường làm việc, đồng thời nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định.

Ngoài nhiệm vụ chính trên, nhân viên bảo vệ trường học còn đảm nhiệm các nhiệm vụ, chức năng sau:

Tổ chức công tác tuần tra bảo vệ trường học, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn và bảo vệ tài sản của tập thể và cá nhân trong trường học.

Tổ chức phối hợp cùng với cơ quan, chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực trường học.

Bên cạnh đó bảo vệ trường học cần phối hợp cùng các đơn vị khác trong trường để đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an, kỷ cương trường học.

Nhân viên bảo vệ trường học cũng trực tiếp quản lý chìa khóa vào phòng học và các giảng đường. Có nhiệm vụ mở và đóng cửa ra vào, cửa phòng học theo đúng quy định yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập từ phía nhà trường.

Bảo vệ cũng làm nhiệm vụ đánh đánh trống báo giờ theo lịch học tập của phòng đào tạo.

Nhân viên bảo vệ trường học cũng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ cho các kỳ thi tổ chức trong năm học