Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

     

Cưỡng chế hóa đơn là một trong những biện pháp mà Tổng cục Thuế sẽ áp dụng với các đơn vị kinh doanh nhằm xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn và doanh nghiệp cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn và quy định trường hợp phải lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế.

Bạn đang xem: Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

PHÚC DUY cung cấp các dịch vụ pháp lý gì ?

*
Cưỡng chế hóa đơn là gì? Cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn

Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Hiện nay, không ít người dùng có thắc mắc cưỡng chế hóa đơn là gì? Vì sao doanh nghiệp lại bị cưỡng chế hóa đơn?

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn. 

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

– Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.

– Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Thiên Bình Khi Thiên Bình Buồn Đến Đâu Cũng Có Thể Cười Vui, Thiên Bình Khi Tổn Thương Sẽ Học Cách Buông Bỏ

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

-Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

– Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn; nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế; chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn; thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày; kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế.Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt; tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; về thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

 Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn?

Trường hợp nào doanh nghiệp phải lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế?

Thực tế, không ít trường hợp do nhầm lẫn mà dù đã nộp đầy đủ tiền thuế; các doanh nghiệp vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn.Với trường hợp này, các doanh nghiệp cần xử lý bằng cách: Lập và gửi công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế tới cơ quan thuế có thẩm quyền.

Như vậy, công văn xin mở lại hóa đơn khi bị cưỡng chế sẽ áp dụng với các doanh nghiệp không mắc vi phạm về thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế hóa đơn.Trên đây, bài viết đã làm rõ câu hỏi khi nào doanh nghiệp phải lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế gửi tới cơ quan thuế. Đồng thời cập nhật các quy định có liên quan tới vấn đề cưỡng chế hóa đơn.

Thành công của bạn chính là thành công của chúng tôi!

=====================