Tìm hiểu về công nghệ sơn ô tô các hãng đang áp dụng

     

Các hãng đang áp dụng các công nghệ sơn ô tô như thế nào vào chiếc xe mà họ sản xuất. Tại sao sơn zin từ trong nhà máy lại bền bỉ hơn rất nhiều so với sơn dặm tút lại ở ngoài. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Bạn đang xem: Tìm hiểu về công nghệ sơn ô tô các hãng đang áp dụng

Trước khi đi vào chi tiết, mời các bạn cùng xem video quy trình sơn trong xưởng Paint Shop của BMW.

Quy trình sơn trong xưởng Paint Shop của BMW

Thật tuyệt vời đúng không, hoàn toàn tự động. Công việc sơn đều được thực hiện bằng robot và con người chỉ đóng vai trò kiểm tra cuối hoặc điều khiển máy móc nữa mà thôi.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn ô tô và các hãng đã xử lý nó như thế nào?

Loại sơn mà các hãng sử dụng: các loại sơn đã được lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với quy trình sơn đang được áp dụng trong nhà máy, giá thành và điều kiện sử dụng xe của khách hàng tại các khu vực, thông thường đối với xe ở Châu u hoặc Châu Mỹ các hãng lựa chọn sơn cứng, và các hãng xe Châu Á lựa chọn là sơn mềm.

Các bạn muốn biết sự khác nhau của sơn cứng và sơn mềm, và tại sao các hãng lựa chọn nó thì đọc bài viết này: Sự khác nhau nước sơn của các hãng xe Châu u và Châu Á.

Sự khác nhau nước sơn của các hãng xe Châu u và Châu Á.

Bước xử lý nền, sơn lót chống gỉ được nhúng trong các bể sơn cực kỳ kỹ lưỡng, gần như 100% không thể thiếu sót ngóc ngách nào. Để tạo ra bề mặt hoàn hảo trước khi sơn màu. Điều kiện môi trường sơn: bạn có để ý tất cả đều trong phòng kín đảm bảo đúng nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió, áp suất phun sơn đều được kiểm soát và đạt các con số tốt nhất. Robot phun sơn: được lập trình một cách chính xác lượng phun, áp suất phun, tốc độ phun, khoảng cách phun chính xác tuyệt đối theo từng loại màu, và biên dạng của từng loại xe Kiểm tra chất lượng bằng các công nghệ cao như sóng siêu âm phát hiện ngay lỗi trên bề mặt sơn để xử lý, đo độ dày và độ bóng của sơn xe đạt các chỉ số theo yêu cầu.

Đặc biệt là toàn bộ robot làm hết, có thể làm việc 24/24 mà xác xuất sai sót gần như bằng 0. Và chỉ cho ra 2 kết quả là đạt hay không đạt theo các tiêu chí mà Paint shop đặt ra.

Tôi chỉ có thể bình luận quy trình sơn này bằng 2 từ : HOÀN HẢO

Bạn đã thấy được để sơn một chiếc xe giống như trong nhà máy thì chỉ có nhà máy làm được thôi, nên nước sơn zin là nước tốt nhất mà không nơi nào có thể sơn được. Vì vậy xe bạn mới mua về nên có những giải pháp bảo vệ nước sơn zin này ngay khi nó còn mới.

Bạn có thể xem qua bài viết: Các giải pháp bảo vệ sơn zin ngay khi vừa mua xe mới

Và 5 điều tôi phân tích ở trên để giúp các bạn, những người yêu xe có thể dễ dàng thẩm định và lựa chọn một nơi sơn xe ô tô uy tín và chất lượng để sơn lại cho chiếc xe của mình nếu có va chạm dẫn đến các vết xước,hoặc muốn đổi màu sơn xe.

Bạn có thể xem qua quy trình sơn xe ô tô tại AP CAR CARE, và chúng tôi tối ưu từng chi tiết một cho quy trình sơn xe của mình.

Và điều cuối cùng tôi muốn bật mí với các bạn điều mà tất cả các hãng xe đang hướng tới và cũng là tất yếu của tương lai đó là công nghệ sơn gốc nước hướng tới việc bảo vệ môi trường, và đặc biệt khi sơn không tạo ra môi trường độc hại cho người thợ sơn.

Đây cũng là công nghệ sơn ô tô mà AP Car Care sẽ hướng tới trong tương lai gần để nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn.

Công nghệ sơn xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Công đoạn này giúp chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc ô tô xuất xưởng. Với công nghệ, chất lượng sơn phủ càng cao thì giá trị và đem lại cho những sản phẩm ô tô càng lớn. Cùng AP CAR CARE tìm hiểu về các công nghệ sơn xe ô tô hiện nay tại các nhà máy sản xuất nhé.

2. Lịch sử các công nghệ sơn xe ô tô

*

Năm 1910

Khoảng 6 năm sau khi Henry Ford thành lập công ty Ford, công nghệ sơn xe bắt đầu xuất hiện với sự phổ biến của sơn véc-ni. Giống như bề mặt gỗ, sơn được phủ lên bề mặt xe và đợi khô, sau đó được đánh bóng để đạt đến độ dày mong muốn. Để sơn xong một chiếc xe có thể sẽ mất 40 ngày và những loại sơn này thường không thật đẹp mắt. Tuy nhiên, phương pháp này phổ biến cho đến giữa những năm 1920.

Đầu những năm 1930

Ngành công nghiệp sơn ô tô bắt đầu sử dụng sơn men nóng (stoving enamel, là sơn gốc dầu). Ban đầu, sản phẩm được áp dụng giống cách làm với sơn véc-ni. Tuy nhiên, sơn men nóng dày hơn và thời gian thực hiện cũng nhanh hơn, bề mặt lại bóng hơn. Đến những năm 1930-1940, súng phun được phát minh đã giúp thời gian sơn một chiếc xe rút ngắn còn bằng một phần ba so với phương pháp trước đó, bề mặt sơn cũng đều và mịn hơn.

Đầu năm 1955

General Motors (GM) bắt đầu làm việc với nhà cung cấp nguyên liệu thô mới. Họ đã chọn loại sơn acrylic (sơn gốc nước), nhưng vẫn được áp dụng với súng phun. Dù loại sơn này lâu khô và khó bám hơn và phải dùng lò hấp sấy để làm bay hết dung môi, giúp cho bề mặt sơn mịn và đồng nhất, nhưng bù lại bề mặt sơn khá bóng, giúp tiết kiệm thời gian.

Năm 1970

Xe Nhật bắt đầu phổ biến những năm 1970. Nhật Bản và các nước châu Âu bắt đầu áp dụng hệ thống sơn acrylic 2 lớp. Họ cũng đã thành công trong việc mạ kim loại trước khi sơn.

Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990

Nhiều quy định mới được ban hành. Các hãng xe phải thay đổi cách ứng dụng sơn trong quy trình sản xuất. Họ bị giám sát kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn khắt khe. Từ những năm 1990 đến nay, hệ thống sơn ngày càng được hoàn thiện. Màu sắc đẹp mắt. Độ bóng cao mà vẫn rất bền bỉ khi được bảo dưỡng đúng cách. Thậm chí, trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, các lớp sơn vẫn giữ được độ bền nhiều năm, nếu được chăm sóc cẩn thận.

3. Các loại sơn xe phổ biến

Hiện có 4 loại sơn đang phổ biến trên thị trường là acrylic lacquer, acrylic enamel, acrylic urethane và sơn nước.

Sơn acrylic lacquer phổ biến từ giữa thập niên 20 và 60 của thế kỷ XX. Đến nay, loại sơn này vẫn được ưa chuộng, cho dù ở một số khu vực như châu Âu, việc sử dụng loại sơn này đã bị cấm do là loại độc nhất. Tuy nhiên, đây là loại sơn rẻ và dễ sử dụng với những “họa sĩ” tay nghề còn thấp mà vẫn đảm bảo độ bóng đẹp cho xe, lại phù hợp khi dùng với súng phun, nhiều màu bóng và khó trày. Dù vậy, loại sơn này chịu tia UV và các chất hóa học kém, nên tuổi thọ của sơn khá ngắn. Sơn acrylic enamel ít bóng hơn, một số màu yêu cầu lớp phủ trong suốt.

Sơn urethane mới hơn sơn enamel, nhưng cũng đắt và “rắc rối” hơn. Tuy nhiên, nó lại dễ sử dụng như sơn lacquer và có được độ bền của sơn enamel. Loại sơn này yêu cầu thêm màu, chất làm mịn hạt màu để phù hợp với súng sơn và chất xúc tác để rút ngắn thời gian khô. Sơn pha xong cần sử dụng nhanh. Tất cả sơn thừa phải được bỏ đi do có độc tính cao. Phun nhiều lớp sẽ tạo độ bóng cao, không cần chăm sóc mà vẫn mới trong nhiều năm.

4. Quy trình sơn ô tô công nghệ điện ly

Sơn điện ly hay sơn nhúng ED là công nghệ sơn hiện đại được sử dụng trong hoạt động sơn phủ bề mặt trong các nhà máy sản xuất ô tô. Quy trình sơn gồm các bước chính: Tiền xử lý – Sơn ED – Sấy ED – Đánh bóng – Phun keo, PVC – Sơn lót – Sấy – Sơn màu, sơn bóng – Sấy – Kiểm tra.

Xem thêm: Bộ 4 Đề Thi Minh Họa Hóa 2018 Môn Hóa Học

Tiền xử lý/ Pretreatment

Ban đầu thân xe được đưa từ xưởng hàn vào xưởng sơn để bắt đầu công đoạn tiền xử lý. Công đoạn này có các bể rửa theo thứ tự: Bể tẩy dầu – Bể nước công nghiệp – Bể hoạt hóa – Bể phốt phát – Bể nước DI. Tại đây thân xe sẽ được nhúng vào các bể rửa kết hợp với các vòi phun để làm sạch tạp chất, bụi bẩn và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn ED.

Kết thúc công đoạn tiền xử lý, thân xe đã được làm sạch và phủ màng phốt phát xốp tế vi để tạo chân bám cho màng sơn ở công đoạn tiếp theo.

Sơn ED (sơn điện ly)

Thân xe trải qua công đoạn tiền xử lý được đưa đến các bể tiếp theo của công đoạn sơn ED. Tại đây thân xe được nhúng vào bể sơn để tạo màng sơn bằng công nghệ sơn điện ly âm cực. Sau khi ra khỏi bể sơn, thân xe được nhúng tiếp vào các bể UF và bể DI để kết thúc công đoạn.

Trải qua công đoạn sơn điện ly, thân xe ô tô đã được phủ lớp màng sơn chống oxy hóa. Với công nghệ sơn điện âm cực, màng sơn có độ dày đồng đều nhau ở mọi vị trí. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn này.

ED Oven

Thân xe ô tô sau sơn ED được đưa đến lò sấy. Tại đây thân xe đi qua 2 buồng sấy sơ bộ và buồng sấy chính của lò. Lò được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt – buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ thống làm mát bằng quạt giúp giảm nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Đánh bóng, phun PVC gầm, phun keo làm kín

Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến khu vực bắn keo làm kín và phun PVC gầm trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Sơn lót – Primer

Tại đây thân xe ô tô được phủ một lớp sơn lót trong buồng phun sơn Primer. Công đoạn này có thể được thực hiện bởi Robot phun sơn hoặc người thợ phun sơn với súng phun sơn tĩnh điện. Buồng phun sơn có hệ thống quạt hút, hầm nước dập bụi sơn và hệ thống Damper điều chỉnh lưu lượng gió.

Sấy sơn lót – Primer oven

Thân xe tiếp tục được đưa vào lò Primer để sấy lớp sơn lót. Nhiệt độ của lò Primer được cài đặt thấp hơn so với lò ED.

Sơn màu, sơn bóng – Top coat

Sau khi ra khỏi lò sấy Primer thân xe được đưa vào buồng sơn màu Top coat. Tại đây thân xe sẽ được phủ lớp áo sơn với những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trên những chiếc xe xuất xưởng sau này.

Sấy sơn màu, sơn bóng – Top oven

Để kết thúc cho việc tạo phủ sơn màu của thân xe, thân xe được đưa đến lò sấy sơn màu. Sau khi đi ra khỏi lò sấy sơn màu, thân xe đã trải qua tất cả các công đoạn của dây chuyền sơn ô tô.

Kiểm tra

Trước khi sang xưởng lắp ráp, thân xe đã sơn được đưa vào buồng kiểm tra. Nếu việc sơn đã đảm bảo chất lượng, thân xe được chuyển sang xưởng tiếp theo hoặc chuyển đến buồng sửa nếu phát hiện lỗi

Một số ưu điểm của dây chuyền sơn ô tô

Chất lượng sơn rất cao do tạo được màng sơn ở cả các vị trí hốc, ngóc ngách với độ đồng đều với các vị trí khác So với các phương pháp sơn khác thì dây chuyền sơn ô tô công nghệ điện ly có hiệu suất chuyển đổi rất cao đặc biệt so với sơn phun Lượng sơn dư thừa bám dính trên bề mặt thu hồi và sử dụng được giúp giảm chi phí Dung dịch sơn ED là loại sơn gốc nước nên giảm thiểu được những nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ cũng như giảm thiểu chi phí xây lắp hệ thống xử lý nước thải, hệ thống PCCC Dây chuyền sơn ô tô khép kín năng suất cao, giảm thiểu nhân công.

5. Toyota và công nghệ sơn xe mới thân thiện với môi trường

*

Trong quá khứ, Toyota cùng mẫu xe Prius đã đi tiên phong trong phân khúc xe hybrid thân thiện môi trường với việc bán đại trà mẫu xe này từ năm 1997 đến nay. Nay, hãng xe đến từ Nhật Bản lại tiếp tục đi tiên phong trong lĩnh vực sơn xe với công nghệ mới, thân thiện với môi trường và tăng hiệu quả bám dính bề mặt sơn một cách vượt trội so với những công nghệ sơn hiện có trên thị trường.

Hiệu quả sơn được xác định giữa lượng sơn được phun ra từ súng sơn với lượng sơn bám lại trên bề mặt sơn. Với công nghệ sơn mới này, Toyota tự tin cho biết hãng sẽ chỉ mất 5% lượng sơn, tức hiệu quả lên đến 95%, cao nhất thế giới ở thời điểm này. Với những công nghệ sơn thông thường trước đây, hiệu quả chỉ ở vào mức khoảng 60% đến 70%.

Sử dụng quy trình sơn mới sẽ giúp Toyota giảm khoảng bảy phần trăm lượng khí thải CO2 trong các nhà máy. Không giống như sơn nguyên tử không khí thông thường sử dụng lực khí động học để làm cho các hạt sơn bám lên bề mặt cần sơn, quy trình sơn mới của Toyota làm cho các hạt tích điện hấp dẫn cùng sơn bám lên bề mặt (thân xe). Theo cách này, rất ít các hạt nguyên tử bị phân tán, do đó, sự mất mát trong quá trình sơn xe được giảm đáng kể.

Đầu súng sơn với công nghệ sơn nguyên tử mới của Toyota được thiết kế với dạng hình trụ với 600 rãnh bên trong. Khi hoạt động, các hạt sơn trượt theo rãnh này, kết hợp với tĩnh điện, các hạt sơn khi bay ra khỏi súng sẽ được nguyên tử hóa.

Công nghệ sơn tĩnh điện nguyên tử hóa này hiện đang được Toyota sử dụng tại nhà máy Takaoka và Tsutsumi, Nhật Bản và sẽ được sử dụng tại nhiều nhà máy hơn trong tương lai. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch hướng đến “thử thách nhà máy không khí thải CO2 của Toyota”. Trước đây, “thử thách môi trường Toyota 2050” đã được hãng công bố với mục tiêu là những chiếc xe và việc sản xuất của hãng giảm mạnh tác động đến môi trường.

Với các nhà sản xuất hiện đang bị ám ảnh bởi việc ra mắt ngày càng nhiều xe điện, phát minh mới của Toyota đã tìm ra một cách khác hơn để giảm tổng lượng khí thải CO2 mà không liên quan gì đến động cơ mà những chiếc xe sử dụng.

6. Công nghệ sơn gốc nước

*

Công nghệ sơn xe mới nhất phải kể đến sơn gốc nước không độc hại và rất linh hoạt. Công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến từ năm 2007, nhất là những quốc gia có quy định nghiêm ngặt về chất thải. Nhiều đại lý ôtô Việt Nam đã chuyển sang sử dụng sơn gốc nước này. Ưu điểm của loại sơn này là có thể dùng để sửa chữa, hoàn thiện vết trầy xước của xe được sơn bằng sơn gốc dầu.

Công nghệ sơn gốc nước là công nghệ có hệ thống sơn màu phủ bóng gốc nước thế hệ mới cũng không khác với quan điểm truyền thống. Các công nghệ tiên tiến của nó là kết quả của sự kết hợp của tính thân thiện với môi trường và các vấn đề về tốc độ thi công, năng suất và sự thân thiện với người sử dụng. Được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm 10 năm của PPG đối với sơn gốc nước Envirobase High Performance mang rất nhiều tính năng ưu Việt như:

Dẫn đầu thị trường màu gốc nước. Các hạt màu mới nhất giúp pha chỉnh màu chính xác hơn. Đạt độ phủ cao giúp giảm tiêu hao vật tư. Không cần khuấy – chỉ cần lác và sử dụng. Nhanh! Rất cần ít thời gian cho chờ cách lớp trước khi phủ bóng nên rút ngắn thời gian thi công. Dễ dàng tạt mí để không thấy vết sửa chữa. Dễ kiểm soát hạt nhũ bạc để tạo kết quả sửa chữa hoàn hảo. Sử dụng hoàn hảo với các loại dầu bóng, sơn lót của hệ thống sơn GRS cao cấp của PPG. Tương thích với nhiều loại sơn OEM đang sử dụng công nghệ gốc nước. Được hỗ trợ bởi đầy đủ công cụ màu.

Với các tính chất hiện đại này, Envirobase High Performance là hệ thống dẫn đầu thị trường màu phủ bóng gốc nước và củng cố vai trò dẫn đầu của PPG trong công nghệ sơn ô tô. Công nghệ sơn gốc nước tiên tiến nhất thế giới, đảm bảo thân thiện với môi trường; bề mặt nền trước khi sơn được xử lý bằng công nghệ chà khô, không dùng nước, giúp bề mặt sơn bóng đẹp như trong nhà máy sản xuất, tăng tuổi thọ cho lớp thân vỏ xe.

7. Công nghệ sơn xe tự đổi màu

*

Càng ngày, các hãng xe càng nghĩ ra nhiều cách để làm mới sản phẩm của hãng khi bổ sung vào lớp sơn xe những tinh thể lỏng đặc biệt, có khả năng thay đổi cấu trúc để đem lại hiệu ứng thú vị trong một số điều kiện nhất định. Mới đây, loại sơn này đã được sử dụng cho chiếc Nissan Skyline R33 với sự trợ giúp của hãng Auto Kandy đến từ Anh. Theo đó, toàn bộ thân xe sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen ở điều kiện nhiệt độ thấp và sẽ chuyển sang màu vàng cam khi nhiệt độ tăng lên.

Lớp sơn đặc biệt sẽ được dùng như lớp sơn cơ sở và có thể được sử dụng để kết hợp nhiều màu sắc khác nhau. Tuy vậy, tuổi thọ lớp sơn chỉ kéo dài 4 tháng và tác dụng phản ứng nhiệt sẽ giảm dần khi thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tăng lên.

8. Kết luận

Trên đây là một số công nghệ sơn xe mà AP CAR CARE đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần có về các công nghệ sơn xe đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.