Công dụng quả phật thủ

     

Đã từ lâu, trên mâm ngũ quả ngày Tết của các gia đình Việt Nam không thể thiếu Phật thủ, một loạt quả tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Phật. Tuy nhiên, ngoài việc dùng để thờ cúng, loại quả này còn có những công dụng đáng quý khác mà không phải ai cũng biết tới.

Bạn đang xem: Công dụng quả phật thủ

*

Đây là 1 loại quả họ cam chanh, có hình dáng như bàn tay Phật, được cho là mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.

Về mặt dinh dưỡng, các bộ phận của cây: thân, lá, vỏ quả đều có chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid …; một số vitamin nhóm B: B1, B6, B12; còn có vitamin C, E và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen… Đặc biệt trong quả chứa tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive có công C25H21O15. Ngoài công dụng thông thường chúng ta hay biết đến, cùng với các dinh dưỡng tự nhiên của chính bản thân, phật thủ còn được sử dụng như 1 vị thuốc đông y hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món ăn.

Quả phật thủ có các vị: đắng, cay, chua và tính ấm nên thường được dùng trong Đông y để trị một số bệnh thông thường như:

Chữa bệnh động kinh

Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín gà. Uống nước, ăn gà.

Giải say rượu

Phật thủ tươi 30g, sắc với nước để uống.

Viêm khí quản mạn tính

Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức

Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra

Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

Chữa đau dạ dày do lạnh

Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày 3 lần.

Xem thêm: Chi Tiết Xe Mui Trần Mercedes 2 Cửa Mui Trần 7 Năm Tuổi Tại Việt Nam

Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn

Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

Viêm gan truyền nhiễm

Phật thủ khô 9g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa huyết trắng ra nhiều

Phật thủ tươi 30g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Đau bụng kinh

Phật thủ tươi 30g, đương quy 8g, gừng tươi 6g, rượu trắng 30g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục…)

Rễ cây phật thủ 15 – 25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.

Chữa ho suyễn, nhiều đờm, khó thở

Quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 – 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống.

Viêm amidan

Hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.

Có thể thấy tất cả các bộ phận từ hoa, thân, quả và rễ cây đều có thể trở thành các bài thuốc quý giá cho chúng ta. Bên cạnh những bài thuốc này, phật thủ còn được sử dụng làm các món ăn hàng ngày, tham khảo tại đây.