Con gái hà nội xưa

     
Thời sự Ngàn năm Thăng Long Văn hóa Hà Nội Khám phá Hà Nội Lịch sử Hà Nội Người Hà Nội Hà Nội những công trình Hà Nội 36 phố Hà Nội trăm nghề Ẩm thực hà nội
Nét đẹp của người con gái Hà Nội xưa

Nét đẹp của người con gái Hà Nội xưa không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng mà nó thể hiện cả trong ý thức làm đẹp vì mình và vì mọi người xung quanh.

Bạn đang xem: Con gái hà nội xưa


Trong xã hội phong kiến xa xưa, người phụ nữ hầu như không có vị trí quan trọng trong gia đình và cả ngoài xã hội. Vai trò của người phụ nữ chưa được khẳng định trong cuộc sống nên nhu cầu làm đẹp của người phụ nữ xưa vẫn chưa được coi trọng.

Thực tế cho thấy, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi, bất công. Trong dân gian, người dân đã phản ứng lại một cách dữ dội với việc đề cao “bà chúa Liễu” cũng những câu ca dao: “Ba đồng một mớ đàn ông/ Đêm bỏ vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/ Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi

*

Cũng chính những thay đổi trong suy nghĩ đó mà người phụ nữ ngày càng biết làm đẹp cho bản thân chứ không chỉ là những người “loanh quanh xó bếp”. Đặc biệt người phụ nữ Hà Nội, sống giữa khu phồn hoa đô thị đã có những thay đổi về quan niệm, về cách sống mang những nét đẹp riêng có, thanh tao của người Hà Nội.

Từ thời xưa, người phụ nữ Hà Nội đã biết làm đẹp với những chiếc yếm. Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó. Ngay từ thời Lý, chiếc yếm đã được định hình, đến năm 1696, đàn bà lao động thì mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm) còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.

Sau này, người ta chia ra thành nhiều loại yếm với những màu sắc khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội. Những cô gái kỹ tính thường tự đi chơi mua tơ tằm về may yếm. Việc này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Ngay trong lòng khu phố cổ Hà Nội hiện nay, tại số nhà 38 Hàng Đào vẫn còn tấm biển khắc chữ Hán “Đồng Lạc quyến yếm thị”. Đây là ngôi đình của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên Đồng Lạc. Điều này chứng tỏ Thăng Long – Kẻ Chợ đã có cả một cái chợ dành cho phường bán yếm xưa và cả phường nghề dệt nhuộm truyền thống chỉ riêng phục vụ cho nhu cầu ăn mặc làm đẹp của người Thăng Long – Hà Nội.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Bóng Đá Ngoại Hạng Anh 2021 /2022 Mới Nhất Hôm Nay

*

Trong cái chợ rực rỡ “yếm lụa” xa xưa ấy, từ các làng quê, những sản phẩm tuyệt hảo của tơ tằm đã đổ về đây, quyến rũ những người phụ nữ, con gái Thăng Long, đặc biệt là trước những lễ hội. Họ rủ nhau tấp nập chọn tơ tằm may yếm và sắm sửa lụa là gấm vóc để may váy áo tứ thân, năm thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn và cả đồ trang sức vàng bạc … Yếm đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học” Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào. Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội xưa đã đi cả vào trong thơ ca, trong tranh dân gian mà đặc trưng nhất là những bức tranh “Tố nữ” của các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống với hình ảnh các thiếu nữ mang nét đẹp vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển cũng rất tinh tế, đài các nơi phồn hoa đô thị.

Rồi đến những năm 20 của thế kỷ 20, khi son phấn của các lái buôn Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vào nước ta thì người con gái Hà Nội nhất là những cô gái ở khu phố cổ, đông đúc, sầm uất như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Tràng Tiền đã bắt đầu ưa chuộng son phấn. Phụ nữ Hà Nội biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son mờ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong khăn mùi xoa hoặc dưới mang tai, có món tóc mềm phủ lên, để chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa, đủ khiêu khích một cách mơ hồ chứ không quá nồng, quá hắc.

Từ những năm 1932, các cô gái Hà Nội không chít khăn mỏ quạ như ở ngoại thành mà họ chít lên đầu chiếc khăn hoa hay khăn len nhiều màu. Lại có kiểu vấn đầu trần (không chít khăn) nghĩa là quấn lọn tóc không quanh đầu rồi giữ chặt bằng chiếc trâm bạc, ngà hoặc bằng chiếc lược. Rồi cả những đồ trang sức mà người phụ nữ Hà Nội thích đều được chế tác từ phố Hàng Bạc. Đủ loại trang sức như chuỗi hột nhỏ bằng vàng xâu lại để quấn quanh cổ, có người đeo 3 hoặc 7 chuỗi, có người thích vòng kiềng vàng trang trí tinh xảo, cổ tay đeo xuyến hoặc vòng ngọc, rồi cả hoa tai nhiều kiểu dáng như hoa tai bèo hay hoa tai giọt lệ. Đầu đội nón quai thao, đó là loại nón rộng vành với quai nón cầu kỳ, nhiều họa tiết trang trí do những người thợ khéo tay của phường thợ Lâm Thao ở Triều Khúc làm ra.

Các cô gái Hà Nội thời đó thường bàn tán nhau về cách ăn mặc và quan niệm cái đẹp: Nhất dáng, nhì da, tam thanh, tứ tọa. Dáng vóc, dáng điệu cử chỉ đứng đầu, da trứng gà bóc đứng thứ hai. Lời ăn tiếng nói đứng thứ ba và sau cùng là chuyện đứng ngồi tiếp xúc sao cho có lễ phép, khéo léo, tế nhị, ý tứ, đẹp mà còn phải nữ tính. Đã từ lâu họ bỏ hẳn quan niệm về chuẩn mực cái đẹp cũ mà thay vào đó là chuẩn mực “ngực nở, bụng thon, chân dài, đùi ếch”. Đôi lông mày cũng được các cô gái Hà thành chú ý, họ thường tự sửa lông mày cho nhau. Lông mày bán nguyệt, nét ngang và lông mày mây khói được mộ hơn cả. Năm 1932, tại nhà đấu xảo nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị có cuộc thingưỡng “Sắc đẹp Hà thành”, không được dùng các từ như Hoa khôi, Hoa hậu vì những từ đó phải dành cho vợ vua, nhằm tôn vinh nét đẹp của người thiếu nữ Hà Nội xưa.

*

Nét đẹp của người con gái Hà Nội xưa không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng mà nó thể hiện cả trong ý thức làm đẹp vì mình và vì mọi người xung quanh. Chính bởi vậy, người phụ nữ Hà Nội khi đi ra đường rất chú trọng đến bản thân cả về hình thức lẫn phong cách ứng xử hàng ngày, điều đó có nghĩa không chỉ tôn trọng mình mà còn là tôn trọng mọi người. Phải chăng đó chính là nét đẹp thanh lịch, duyên dáng của các cô gái Hà Thành xưa?