Nhà ngoại cảm năm nghĩa

     
Khoa học Dị thường học Ngoại cảm Việt Nam Chính trị & Xã hội Văn nghệ
*
*
*
*
*

Cô Năm Nghĩa đang “tìm mộ”

Khi đến lượt mình, người đi tìm hài cốt được gọi vào ngồi trước mặt cô Năm Nghĩa sau khi đã đặt một chút vàng mã, bánh kẹo hoặc trái cây lên bàn thờ hoặc trên cái bàn đặt ngay trước bàn thờ. Số vàng mã này được quay vòng và được bán khá rẻ tại một quán cóc nhỏ trước ngõ. Lúc đó cô Năm liền chắp tay khấn vái, miệng lẩm nhẩm mấy câu tụng niệm rồi giật mình, đầu hơi ngửa ra phía sau: cô đã phân thân qua lên đồng để trở thành một “đức ông” siêu phàm nào đó. Theo lời đồn thì lúc đó cô nói giọng đàn ông; tuy nhiên với cái nhìn mang tính phản biện của một nhà khoa học, người viết nhận thấy đó chỉ là một giọng hơi khàn khàn, rất điển hình cho trường hợp phụ nữ giả giọng nam giới.

Bạn đang xem: Nhà ngoại cảm năm nghĩa

Khi gọi hồn, cô Năm Nghĩa tự xưng là “ông”, gọi liệt sỹ là “chú” (rất có phong cách Hồ Chí Minh!) và đóng vai trung gian để liệt sỹ nói chuyện với người thân. Ở đây vai trò của cô chính là một cô đồng, như một thông dịch viên để âm dương hai ngả có thể giao tiếp với nhau. Cô ghi thông tin về liệt sỹ trên một tờ giấy nhỏ màu vàng bằng tiếng Việt và bằng một thứ chữ loằng ngoằng, có vẻ như Hán tự. Cuối tờ giấy cô vẽ sơ đồ vùng đất có ngôi mộ, với các vùng đánh số kèm theo lời chú như rừng, ruộng nước, sông suối, nhà cửa... Rồi cô tung mấy đồng xu cổ để xác định xem hài cốt nằm ở vùng số mấy. Trước khi tung, cô khấn liệt sỹ, đại loại với những câu kiểu: Chú hãy chỉ cho con gái biết mình đang nằm ở đâu nhé. Thi thoảng cô phải tung nhiều lần mới vừa ý (chẳng hạn hai đồng xu cùng sấp hoặc cùng ngửa). Khi cô phán cốt nằm ở một vùng nào đó trên sơ đồ, thân nhân liệt sỹ thường thắc mắc, cụ thể hài cốt nằm ở đâu. Cô liền trả lời, hãy hỏi đồng đội liệt sỹ, hỏi các cơ quan chức năng như huyện đội hoặc tỉnh đội địa phương. Liệu có cách nào hay hơn nữa không?

Người viết dò hỏi mấy người xung quanh xem “ông” là ai, tất cả đều lắc đầu không biết. Một người thì chỉ lên ảnh Bác Hồ và bảo “Bác Hồ chứ còn ai”. Cô Năm Nghĩa sao mà có duyên với Bác thế! Tuy nhiên nhìn mặt mọi người, người viết nhận thấy dường như chẳng mấy ai tin. Trong buổi sáng hôm đó, người viết đã tận mắt chứng kiến khoảng mươi trường hợp được cô Năm Nghĩa giúp tìm mộ trong vai trò một “đức ông” siêu phàm có khả năng giao tiếp với cõi âm. Và dưới đây là ba trường hợp điển hình, rất đặc trưng cho quy trình tìm mộ người chết không chỉ của nhà ngoại cảm Năm Nghĩa , mà còn của các nhà ngoại cảm khác tại nước ta.

Ba trường hợp điển hình:

Trường hợp thứ nhất:

Đây là trường hợp may mắn và suôn sẻ nhất trong tất cả các trường hợp mà người viết được chứng kiến. Một thanh niên trạc ngoài 30 tuổi tìm được mộ cha rất dễ dàng khi biết rõ cha anh hy sinh trong một trận đánh có tên. Với thông tin rõ ràng như thế, “ông” không phải vẽ sơ đồ hoặc tung đồng xu làm gì cho tốn thời gian, mà ngay lập tức hướng dẫn anh thanh niên tới một nghĩa trang liệt sỹ cụ thể, tìm đến dãy mộ bên trái rồi tìm tới ngôi mộ thứ ba. Đó chính là nơi chôn cật hài cốt người cha thân yêu của anh. “Ông” còn hướng dẫn rất chi tiết rằng, bên cạnh mộ có một khóm hoa màu vàng (hoặc màu đỏ gì đó; người viết đã không còn nhớ cụ thể).

Theo lời những người vẫn đi theo cô Năm Nghĩa để theo dõi và tổng kết quá trình tìm kiếm (nếu không thì làm sao chúng ta biết số mộ mà cô Năm đã tìm), đây là trường hợp hết sức may mắn vì ít khi quá trình tìm kiếm lại thuận lợi đến thế. Anh thanh niên rất phấn khởi trước sự chúc mừng chân thành của mọi người; từ nay anh đã tìm được mộ cha để thờ phụng.

Xem thêm: Các Màu Nhuộm Tóc Phù Hợp Với Học Sinh Nữ Cấp 2, Nhuộm Tóc Màu Gì Đi Học Không Bị Phát Hiện

Trường hợp thứ hai:

Một chị phụ nữ khoảng ngoài 50 tuổi đi tìm hài cốt của cha vốn là liệt sỹ thời chống Pháp. Do thời gian quá lâu và do thông tin cụ thể về các liệt sỹ chống Pháp hầu như không có hoặc không chính xác, nên chị chỉ biết cha chị đã hy sinh tại tỉnh Bình Thuận; còn ngày nhập ngũ, ngày giờ và hoàn cảnh cha mất, chị đều không biết.

Ngay khi đọc lời chị khai cha mất tại Bình Thuận, “ông” liền kêu ngay: Rộng thế này thì tìm làm sao được! (Hóa ra “ông” cũng không giỏi nhỉ?). Nhưng rồi “ông” cũng cố giúp gọi hồn cha về bên chị. Sau một hồi khấn vái, vẽ sơ đồ, và tung xu, vừa cắm cúi vẽ, “ông” vừa nói: Ngày xưa các chú đi đánh giặc anh dũng lắm, sao bây giờ lại mềm yếu thế. Chú cứ khóc như thế thì cha con nói chuyện với nhau thế nào được! Chị phụ nữ nức nở, mọi người đều xúc động muốn rơi nước mắt. Bản thân người viết bài này cũng muốn vứt bỏ bộ mặt “đâm lê” để cùng khóc với chị.

Sau một hồi gắng sức, với khả năng thấu thị diệu kỳ, cuối cùng ông cũng tìm được nơi chôn cất hài cốt. Rất đáng tiếc là nó lại nằm ngay dưới chân móng của hội trường tỉnh ủy tỉnh Phan Thiết! Do đó không thể đào bới để lấy cốt lên được. Trước nỗi đau khổ tột cùng của người con hiếu thảo, “ông” đề nghị một giải pháp không thể thỏa đáng hơn được nữa: Coi như đã biết nơi cất giữ hài cốt, còn vong của chú ấy thì ông đã vời về đây. Vậy ngày rằm tới con mang bát hương tới đón về thờ cúng. Thế là vừa biết cốt cha nằm ở đâu, vừa đón được vong linh của cha về nhà. Tất cả mọi người có mặt đều gật đầu trước lời khuyên hợp tình hợp lý đó. Trước sự thỏa nguyện của người phụ nữ, người viết không thể không thán phục khả năng ứng biến của “đức ông”, một phân thân qua lên đồng của cô Năm Nghĩa!

Trường hợp thứ ba:

Đó là một phụ nữ trung niên đi tìm hài cốt người anh là liệt sỹ chống Mỹ. Trường hợp này không có gì đặc biệt so với các trường hợp khác, ngoại trừ phản ứng của người đi tìm và cách ứng biến của cô Năm Nghĩa. Khi biết cốt còn ở trong rừng chứ chưa tìm được để quy tập về nghĩa trang liệt sỹ (theo bản khai của thân nhân), “ông” nói: Ngày xưa là rừng, nhưng bây giờ thì khác nhiều rồi. Chị phụ nữ liền nói: Bây giờ là ruộng sắn. “Ông” phán ngay: Thì ông cũng bảo thế mà. Mọi người cùng ồ lên để bầy tỏ sự thán phục khả năng thấu thị phi thường của “ông”. Còn người viết bài này thì không thể giấu nổi một nụ cười mỉm.

Trường hợp này khá thú vị ở chỗ, khi vừa vào “ông” trách ngay: Vong anh cô trách cô sao bây giờ mới đi tìm. Chị phụ nữ phản ứng: Do hoàn cảnh khó khăn bây giờ mới đi tìm, sao không thông cảm mà lại trách. Thế là “ông” vội hòa giải: Người ta hy sinh vì dân vì nước, nay trách móc một chút thì cũng được chứ sao. Lại thêm một lần nữa người viết không thể không thán phục: mềm nắn rắn buông, sao mà “ông” khéo thế!

Đây là trường hợp đã tìm mấy lần nhưng chưa thấy cốt. Khi mấy cựu chiến binh vẫn hợp tác với cô năm Nghĩa vào thưa với “ông” rằng, họ đã tới tận nơi chôn cất (qua chỉ dẫn của đồng đội liệt sỹ và các cơ quan chức năng), nhưng do địa hình thay đổi nhiều, nên không thể xác định vị trí có cốt. Hiện đã đánh dấu hai nơi và đã đào bới một nơi nhưng chưa thấy gì, nên nay muốn “ông” chỉ dẫn thêm. “Ông” nói ngay: Cứ đào đi, chỗ đó không thấy thì đào chỗ khác. Không đào thì sao mà biết được. Mọi người lại cùng gật gù trước chỉ dẫn không thể cương quyết hơn đó. Và người viết lại càng thán phục sự sáng suốt của “ông”: Không thể có một giải pháp tốt hơn cho trường hợp này!