Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì

     

Gần 10 năm qua, ngành Giáo dục thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng (CKTKN) ở tất cả bộ môn và các bậc học tuy nhiên giáo viên đứng lớp vẫn đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: Có nên áp dụng những CKTKN trong từng môn học.Bạn đang xem: Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì

Bạn đang xem: Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì


*

“Khuôn sáo”?

Hiểu một cách đơn giản, CKTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được theo từng bài học phù hợp với đặc trưng của bộ môn ở các lớp, các bậc học. Mục đích ban hành CKTKN nhìn chung là bảo đảm việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn, tạo nên sự thống nhất trong cả nước, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập.

Bạn đang xem: Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì

Áp dụng CKTKN còn giảm thiểu tình trạng dạy thêm, học thêm. Hiểu là như thế, nhưng khi đưa vào áp dụng lại không hẳn như vậy. Nguyên do là vì tư duy, cách làm của các nhà quản lý, GV hoàn toàn khác nhau ở mỗi đơn vị trường học, địa phương. Chính vì sự khác nhau đó mà CKTKN đôi khi trở thành pháp lệnh “khuôn sáo”, “hàng rào”, “đường biên giới” mà GV đứng lớp không thể và không dám bước qua. Và nó đã vô hình tạo thành sợi dây trói buộc ý tưởng sáng tạo của nhiều GV.

Những hệ lụy


*

Việc ra đề thi, đề kiểm tra ở các trường học cũng thường lấy chuẩn để làm căn cứ mang tính ép buộc. Điều này khiến việc ra đề gặp khó khăn trong việc phân loại HS. Kiến thức trong đề kiểm tra chỉ đơn thuần cơ bản theo chuẩn nên việc đánh giá HS thường bị đánh đồng và lý giải tại sao ở một số trường học, tỷ lệ HS khá giỏi lên tới 60, thậm chí là 70%. Nhưng thực tế, những HS xuất sắc thật sự ở những trường đó lại ít hơn.

Xem thêm: Top 10 Hot Girl Xinh Đẹp Nhất Việt Nam, Điểm Danh 12 Hot Girl Nổi Bật Nhất Năm 2019 Vì

Chính những tồn tại trong thực tiễn dạy học như thế đã gây ra nhiều hệ lụy. Nhất là nó đã lấy đi các ý tưởng, khả năng sáng tạo của người dạy. GV không dám mạnh dạn trong việc thể hiện ý tưởng khi đứng lớp bởi sợ “rớt chuẩn”, “vượt chuẩn”. Nên khi tham dự cuộc thi nào đó hoặc dự giờ thao giảng ở trường, GV thường cố gắng gói gọn kiến thức trong một khuôn khổ nhất định. GV cố gắng dạy thử vài ba tiết để khi được dự giờ thao giảng chỉ đơn thuần là diễn theo giáo án thuộc sẵn mà thôi. Chứ ít GV nào mạnh dạn đào sâu, tìm tòi thêm cho HS. Điều đó đã tạo ra sức ỳ, sự chậm chạp đối với GV khi phải chạy và dạy theo chuẩn. Theo ý kiến trao đổi của nhiều GV, chẳng ai dại gì mà “vượt chuẩn” cho mệt, cứ chuẩn là đạt, là giỏi rồi. Chính tâm lý ấy khiến những tiết học trên lớp của GV trở nên khô cứng, thiếu sức hấp dẫn HS.

Thay đổi vòng luẩn quẩn

Thực tế đó đã kéo dài nhiều năm nay nhưng dường như chúng ta chưa nhận ra và năm nào cũng lặp lại tình trạng này. GV không dám kêu, vì kêu cũng không thay đổi được gì. Mà cũng chính vì GV không kêu nên cấp quản lý cũng nghĩ mọi việc đều tốt nên không cần thay đổi nữa. Và cái vòng luẩn quẩn ấy đã biến GV thành người chỉ biết dạy theo chuẩn. Thầy không vượt được chuẩn nên trò cũng chẳng thấy được cái thú vị khi ngồi học. Vì hầu hết những thứ chuẩn khi thầy dạy thì các em đã đọc, tìm hiểu trên mạng, trên sách vở rồi.

GV thường nói với nhau: “Cái đúng hôm qua, nhưng chưa hẳn còn giá trị cho ngày hôm nay”. Nên chăng, hãy để cho GV được thoát khỏi những quy định CKTKN như hiện nay để họ mang lại những điều mới mẻ cho HS trong mỗi tiết dạy.