Chòm sao virgo

     
Andromeda Bươm Bướm IC 5063 Thiên văn học - Mục lục MỤC LỤC - Thiên văn học MỤC LỤC: Galileo Galilei - Sứ giả ánh sao

Chòm sao Xử Nữ (Virgo), nàng trinh nữ đầy đặn trở lại bầu trời lúc chập tối - cùng đôi chân của nàng mọc lên từ chân trời đông - vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Xử Nữ cũng tiếp tục xuất hiện trên bầu trời vào chiều tối cuối tháng 5, tháng 6 và vào những đêm tháng 7. Như vậy cho tới cuối tháng 8 hoặc tháng 9, nàng ấy mới lặn dần vào ánh chiều tà.

Bạn đang xem: Chòm sao virgo

*
Ảnh 1: Hình vẽ của Xử Nữ, từ constellationsofwords.com.

Làm thế nào để xác định vị trí của chòm Xử Nữ
*
Ảnh 2: Chòm sao Xử Nữ (Virgo)

Không khó hiểu khi những nhà chiêm tinh lại sớm phong cho những ngôi sao nối lại này là nữ thần của mùa vụ. Xử Nữ được xếp hạng là chòm sao lớn nhất trong những chòm Hoàng Đạo và cũng là chòm sao lớn thứ hai trên bầu trời, chỉ sau chòm sao Trường Xà (Hydra) - rắn nhiều đầu. Song, những ngôi sao trong chòm tách xa và rời rạc nhau dẫn đến việc không dễ để xác định Xử Nữ. Thật khó khăn cho phần lớn mọi người để có thể mường tượng ra đây là một cô gái trẻ với đôi cánh trắng, đang giữ những bông lúa trên tay trái.

May mắn thay, ngôi sao Spica màu trắng xanh lấp lánh, sáng nhất trong chòm, giúp dễ định vị được Xử Nữ trên bầu trời đêm hơn. Nếu bạn sống ở Bắc Bán Cầu và quen thuộc với nhóm sao Bắc Đẩu, bạn cũng có thể áp dụng “kĩ thuật bắt sao” (star-hop) từ cán gàu của Bắc Đẩu. Hơn thế nữa, khi Bắc Đẩu lên cao trên bầu trời đêm vào khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6, ngay cả những ai ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam Bán Cầu cũng có thể dùng Bắc Đẩu để xác định Spica - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Xử Nữ.

Bạn chỉ cần nhớ như sau: “Vòng qua Arcturus và hướng thẳng tới Spica”. Nói một cách dễ hiểu hơn là: theo hình vòng cung từ “tay cầm” của Bắc Đẩu cho tới khi bạn thấy một ngôi sao màu cam. Đó chính là ngôi sao Arcturus trong chòm Mục Phu/Thợ Săn Gấu (Bootes). Rồi từ đó, theo một đường thẳng tới Spica. Vì vậy, nếu “hướng dẫn viên Bắc Đẩu” có thể nhìn thấy được trên bầu trời, hãy dùng nó để xác định ra sao Spica. Bạn có thể chắc rằng mình đã thấy Spica khi bạn thấy một hình tứ giác gần đó. Đó là một chòm sao khác, chòm Điểu Nha (Corvus) hay Con Quạ.

*
Hình 3
: Xác định Spica thông qua Bắc Đẩu và Arcturus

Bởi vì những ngôi sao rồi sẽ trở lại cùng một nơi trên bầu trời, cho dù chúng đến sớm hơn khoảng 2 tiếng sau mỗi tháng trôi qua, nên ta có thể xác định được bằng cách tính sau:Biết sao Spica “leo” lên cao nhất vào ban đêm - thấy được từ cả Bắc và Nam Bán Cầu - lúc khoảng nửa đêm (12 giờ đêm) giữa tháng 4. Tương tự, hãy tìm Spica lên cao nhất vào giữa tháng 5 lúc khoảng 10 giờ tối và vào giữa tháng 6 lúc khoảng 8 giờ tối. Trong đó, những khoảng thời gian trên đều phù hợp với thời gian địa phương từng quốc gia, trong có đó bạn.

Mặt Trời ở phía trước Xử Nữ vào sinh nhật của bạn?
*
Ảnh 4: nguồn Professor Marcia Rieke.

Mặt trời đi qua phía trước chòm sao Xử Nữ mỗi năm từ khoảng ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10. Vì Xử Nữ là chòm sao lớn nên Mặt Trời nằm phía trước Xử Nữ với khoảng thời gian dài hơn một tháng.

Những ngày Mặt Trời đi qua chòm Xử Nữ có thể mâu thuẫn với những gì bạn đọc được trên những trang tử vi qua cung hoàng đạo, đâu đó khoảng 23 tháng 8 tới 22 tháng 9. Hãy nhớ rằng các nhà chiêm tinh đang đề cập đến cung - không phải là chòm sao Xử Nữ. Đúng vậy, có sự khác nhau giữa chòm sao và cung Hoàng Đạo!

Trong thiên văn học, một chòm sao Hoàng Đạo đề cập tới phần xác định của bầu trời sao. Mặt khác, một cung Hoàng Đạo lại đề cập tới vị trí theo mùa của Mặt Trời, bất kể là chòm sao nào làm nền cho Mặt Trời vào một mùa nhất định. Chẳng hạn, xuân phân vào tháng 3 đánh dấu điểm đầu của cung Bạch Dương, hạ chí vào tháng 6 đánh dấu điểm đầu của cung Cự Giải, thu phân vào tháng 9 đánh đấu điểm đầu của cung Thiên Bình và đông chí vào tháng 12 đánh dấu điểm đầu của cung Ma Kết.

Xem thêm: Top 15 Cầu Thủ Trẻ Hay Nhất Thế Giới Năm 2021, Tiền Đạo Trẻ Hay Nhất Hiện Nay (Phần 1)

Theo định nghĩa, điểm đầu của cung Thiên Bình luôn trùng với vị trí của Mặt Trời vào thu phân. Mặc dù rằng ngày nay, Mặt Trời lại tỏa sáng ở vùng trời phía trước chòm sao Xử Nữ vào thu phân tháng 9. Mặt Trời tiếp tục ở cung Thiên Bình trong khoảng một tháng, bắt đầu vào khoảng 23 tháng 9, Mặt Trời đồng thời tỏa sáng ở khu vực phía trước chòm Xử Nữ vào thời gian này (giao giữa hai chòm sao).

Các chòm sao ít trừu tượng hơn là các cung, vì vậy những nhà thiên văn và những ai yêu thích việc ngắm sao luôn thấy dễ dàng hơn khi quan sát và chỉ ra những chòm sao cụ thể. Không sai khi đưa ra vị trí sao Spica tại 23 độ 50’ nhưng mớ thông tin đó không giúp ích cho nhiều người định vị được Spica, ngôi sao sáng nhất trong chòm Xử Nữ.

 Siêu quần thiên hà Xử Nữ

Trong thần thoại, Xử Nữ tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển, nhưng chòm sao kì diệu này cũng chứng tỏ “sự sung túc” của nó theo những cách mà người xưa chưa hề hay biết. Chòm sao này chứa đựng trong mình nhóm thiên hà Xử Nữ lớn, một tập hợp bao gồm hàng ngàn thiên hà. Một vài trong số đó nhìn thấy được như những chấm mờ qua chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ. Bản thân điều đó thật kì diệu, trong khi siêu quần nàynằm cách xa tới 65 triệu năm ánh sáng.

Có lẽ thiên hà nổi tiếng nhất nằm trong ranh giới của chòm Xử Nữ là thiên hà Sombrero (M104). Có một vài sự bất đồng ý kiến rằng liệu thiên hà này có phải là một thành viên của siêu quần thiên hà Xử Nữ hay không.

*
Ảnh 5: Thiên hà nổi tiếng Sombrero (M104)- ảnh :Mini82
*
Ảnh 6: siêu quần thiên hà Xử Nữ - Wikimedia Commons.Xử Nữ trong thần thoại cổ đại

Chòm sao Xử Nữ thường được biết tới là hiện thân của Persephone, con gái của vị nữ thần mùa vụ Demeter. Theo thần thoại nổi tiếng của người Hy Lạp, mùa xuân vĩnh cữu từng ngự trị trên khắp Trái Đất, cho đến ngày định mệnh đó, khi chúa tể của âm ty bắt cóc Persephone, cô gái rạng rỡ của mùa xuân. Người mẹ Demeter không thể chịu đựng nỗi việc mất đứa con duy nhất của mình, đã từ bỏ ngôi vị nữ thần của sự sinh sôi và phát triển.

Có những nơi trên địa cầu, mùa đông lạnh đã biến Trái Đất từng là một nơi ngập màu xanh cây lá trở thành một vùng đất hoang tàn và lạnh lẽo, trong khi đó ở những nơi khác thì mùa hè nóng nực lại thiêu đốt Trái Đất và làm phát triển dịch hạch, bệnh tật. Trái Đất sẽ không đâm hoa kết trái nữa cho tới khi Demeter được đoàn tụ với con gái của mình.

Nhân loại sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn nếu không có Zeus, vua của các vị thần, can thiệp. Thần Zeus yêu cầu chúa tể âm ty phải trả Persephone về với Demeter, nhưng cũng đồng thời giao ước rằng Persephone phải nhịn ăn cho tới khi cô trở lại. Alas, thần địa phủ đã cố tình đưa cho Persephone một trái lựu, ông ta biết rằng Persephone sẽ ăn trái lựu đó trên đường về nhà.

Persephone trở về với mẹ của mình, nhưng nàng (vì đã trót ăn trái lựu) nên lại phải quay trở lại âm ty trong suốt 4 tháng mỗi năm. Cho tới ngày nay, mùa xuân trở lại Bắc Bán Cầu khi Persephone đoàn tụ với Demeter, nhưng mùa đông lại thống trị khi nàng ở địa phủ.

 

Đó là lý do tại sao mỗi buổi chiều tà vào mùa xuân, chòm sao Xử Nữ mọc trên đường chân trời nhưng vào mùa đông thì lại không có ở đấy. Khi ngắm bầu trời ở Bắc Bán Cầu, Xử Nữ vắng mặt vào buổi tối cuối mùa thu, vào mùa đông và vào chớm đầu mùa xuân. Xử Nữ quay trở lại bầu trời buổi tối trùng vào thời điểm mùa xuân có thể cảm nhận được rõ nhất trong không khí.

*
Ảnh 7: Sự trở lại của Persephone - họa sĩ Frederic Leighton
*