Chỉ thị năm học 15-16

     

Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục mầm non


MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 800/CT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2021

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NHIỆMVỤ NĂM HỌC 2021 - 2022 ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19, TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI,KIÊN TRÌ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Năm học 2021 - 2022, năm đầu tiênngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chínhphủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốchội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vềgiáo dục và đào tạo; Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2021 banhành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng; là năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép,vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biếnphức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khănhoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáodục, đào tạo.

Bạn đang xem: Chỉ thị năm học 15-16

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện cácnhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Chủ động xây dựng và triển khai kếhoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại địaphương. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19,phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó vớitình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp. Tổchức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyếntùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực,thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt quakhó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạyhọc trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phứctạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoànthành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục; không tổ chức dạy học trựctuyến đối với giáo dục mầm non, tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynhnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp. Quan tâm côngtác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hànhdạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùngchung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướngtạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học,tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên. Rà soát cắt giảm và tiếtkiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020- 2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợkịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệtđối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.

2. Chú trọng nâng cao chất lượng giáodục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, các sở giáo dục và đào tạo,các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp vớiđiều kiện thực tế của địa phương, trong đó:

a) Triển khai thực hiện Chương trình Giáodục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻlàm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ; tiếp tụctriển khai có hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinhtiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025. Duytrì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bịcho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điềukiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Từng bước khắcphục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng caochất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

b) Tiếp tục triển khai Chương trình giáodục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6trong năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin họcvà môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổchức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình quy định. Tiếptục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáodục bắt buộc đối với cấp tiểu học; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạtđộng giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú,trường dự bị đại học. Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kểcả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạngthiếu sách giáo khoa đầu năm học.

c) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ,hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủvề đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn2021 - 2030 và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Xâydựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh tronggiáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướngnghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trườnglao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúngquy định.

3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nângcao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quyhoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìnđến năm 2050. Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và áp dụng các quyđịnh của pháp luật về tự chủ đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồngtrường; kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quảnlý nội bộ, phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường. Tổ thứcthực hiện có hiệu quả các quy định về tuyển sinh và đào tạo, xây dựng chuẩn chươngtrình đào tạo các nhóm ngành, các lĩnh vực đào tạo thuộc các trình độ của giáodục đại học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy công bố trên các tạp chíkhoa học quốc tế uy tín, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩyđổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn vớiđầu tư phát triển các phòng thí nghiệm và đào tạo sau đại học. Tăng cường kiểmđịnh chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển cácchương trình đào tạo chất lượng quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.

4. Triển khai thực hiện hiệu quả côngtác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năngsống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sởgiáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năngkhởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế sốcho học sinh, sinh viên. Xây dựng các chỉ số để đánh giá chuẩn đầu ra cho họcsinh, sinh viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và phát triển thể chất đốivới từng cấp học. Đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởngcủa học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài; tăng cườngphối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhấtlà học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà. Triển khai hiệu quảcông tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học; xâydựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng công tác giáo dụcquốc phòng, an ninh.

5. Triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trìnhnâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơsở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 củaChính phủ; triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quảnlý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viêncác cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tham mưu cấp cóthẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phảicó giáo viên đứng lớp”. Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người laođộng trong ngành Giáo dục bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là giáo viên,người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Xem thêm: Tại Sao Thanh Hóa Là Tiểu Vương Quốc Thanh Hóa, Thành Phố Thanh Hóa

6. Ưu tiên cân đối ngân sách để đầutư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiệnchương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông2018. Tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dụcmầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025; thực hiện lồng ghép cóhiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bàodân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốcgia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiếtbị dạy học cho các cơ sở giáo dục. Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáodục và thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là ngườilao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mấtviệc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do,không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.

7. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, ràsoát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lýkhông còn phù hợp, chồng chéo; tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đối với việc tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vaitrò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩymạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý,đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông vềcác chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghịquyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhấtlà các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủnghộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổimới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệuquả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; kịp thời khen thưởng,tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trongquản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có thểkéo dài.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc BộGiáo dục và Đào tạo căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, xây dựng kế hoạchtriển khai cụ thể của đơn vị; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiệnkế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấnđề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện.

b) Giám đốc các sở giáo dục và đàotạo căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải phápchủ yếu năm học 2021 - 2022 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch nhiệmvụ năm học, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnhdịch COVID-19 với phương châm “tạm dừng đến trường, khôngdừng học” nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảmkế hoạch năm học; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng cấpvà Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trênđịa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022; báo cáo Bộ Giáo dục và Đàotạo kết quả sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.

c) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởngcác trường đại học, cao đẳng sư phạm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốtnhiệm vụ, giải pháp năm học 2021 - 2022; thực hiện các giải pháp bảo đảm côngtác phòng, chống dịch COVID-19.

d) Cán bộ, công chức, viên chức cơquan quản lý giáo dục các cấp; nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động các cơsở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dụcđại học, trường cao đẳng sư phạm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; - Các tỉnh Ủy, thành Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; (để p/hợp) - Công đoàn Giáo dục Việt Nam; (để p/hợp) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; (để p/hợp) - Hội Khuyến học Việt Nam; (để p/hợp) - Hội Cựu Giáo chức Việt Nam; (để p/hợp) - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; (để p/hợp) - Các sở GDĐT; (để thực hiện) - Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ GDĐT; để thực hiện) - Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT; để thực hiện) - Các cơ sở giáo dục đại học; để thực hiện) - Các trường cao đẳng sư phạm; để thực hiện) - Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; để thực hiện) - Lưu: VT, TH.