Chế độ nghỉ ốm của giáo viên

     

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với công chức, viên chức. Tư vấn về thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày.

Bạn đang xem: Chế độ nghỉ ốm của giáo viên


1. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với giáo viên tiểu học

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư: tôi bị K tuyến giáp đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp được 1 tháng đang theo dõi để điều tri i ốt 113. Hiện nay tôi không nói được do bị liệt dây thanh sau mổ. Tôi là giáo viên tiểu học nay đã vào năm học tôi không thể đi dạy được. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm những thủ tục, giấy tờ gì để được nghỉ theo bảo hiểm. Tôi đã đóng bảo hiểm được 24 năm 10 tháng. Và tôi được nghỉ trong bao lâu? Mức hưởng bảo hiểm sẽ là bao nhiêu. Xin luật sư tư vấn giúp.

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị ung thư tuyến giáp đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp được 1 tháng đang theo dõi để điều trị i ốt 113. Hiện bạn không nói được do bị liệt dây thanh sau mổ. Bạn đã đóng bảo hiểm được 24 năm 10 tháng. Nay bạn muốn nghỉ hưởng bảo hiểm thì bạn cần căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Theo quy định trên, bạn cần xin xác nhận từ bệnh viện nơi bạn đang điều trị và một số giấy tờ cần thiết khác như bệnh án, giấy ra viện,… để được nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau: Điều 8 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định gồm các giấy tờ sau:

– Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính).

– Trường hợp người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 636/QĐ-BHXH được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Xem thêm: Giá Xe Vinfast Lux Sa 2.0 Giá

– Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).

Bạn nộp hồ sơ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc cho người sử dụng lao động. Khi nhận được hồ sơ người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho bạn.

*

Luật sư tư vấn pháp luật xin nghỉ không hưởng lương: 1900.6568

Trong trường hợp tình hình sức khỏe của bạn không đủ để tiếp tục làm việc và muốn xin ra khỏi biên chế, bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với cơ quan, đơn vị.

Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:

“…

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”

Do bạn không nói cụ thể về trường hợp của bạn có ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền hay không? Hay trước đó bạn đã từng phải nghỉ việc để điều trị ốm đau hay tai nạn chưa? Thời gian điều trị là bao lâu? Nên trong trường hợp này, bạn đối chiếu theo quy định trên để xác định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình. Nếu không việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đủ căn cứ và thời gian báo trước theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo quy định của Điều 45 Luật Viên chức 2010 thì trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vi phạm quy định tại Khoản 4,5,6 của Điều 29 Luật Viên chức 2010 thì viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải đền bù chi phí đào tạo ( nếu có).