Chế độ làm việc của giáo viên tiểu học

     

Giáo viên đang hưởng chế độ của công chức hay viên chức? Thời gian làm việc của giáo viên được quy định như thế nào? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên các cấp. Sau đây là một số thông tin hữu ích có thể giúp cho quý thầy cô giải đáp hai vấn đề trên. Hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tham khảo nội dung sau.

Bạn đang xem: Chế độ làm việc của giáo viên tiểu học


Giáo viên là công chức hay viên chức?

Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 định nghĩa, công chức đảm nhận nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị gồm:

“- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.”

Như vậy, công chức là người được bổ nhiệm và tuyển dụng vào cơ quan nhà nước như trên.

Định nghĩa về viên chức được nêu trong Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ, có tư cách pháp nhân.

Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng… trong lĩnh vực giáo dục thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập.

Dựa theo những định nghĩa trên, giáo viên là viên chức, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

*

Giáo viên dạy theo hợp đồng có được xem là viên chức không?

Giáo viên hợp đồng đóng vai trò là người lao động, thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp (ở đây được xem là người sử dụng lao động). Mối quan hệ này được định nghĩa theo quy định tại Bộ luật Lao động, không phải theo quy định của Luật Viên chức. Do đó, giáo viên hợp đồng không phải là viên chức mà chỉ được xem là người lao động.

Hiệu trưởng có phải là công chức không?

Có một điểm đáng lưu ý là mặc dù không còn là công chức, hiệu trưởng vẫn được hưởng chế độ công chức cho đến hết nhiệm kỳ.

Quy định về thời gian làm việc của giáo viên

Giáo viên mầm non

Mọi quy định về giáo viên mầm non được nêu rõ trong khoản 1 Điều 4 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên mầm non cần đáp ứng những yêu cầu về thời gian làm việc như sau:

Thời gian làm việc trong năm là 42 tuần, trong đó có 35 tuần nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (dạy trẻ), 04 tuần tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 02 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần tổng kết năm học.

Trong thời gian nghỉ hè 08 tuần và các ngày nghỉ lễ trong năm, giáo viên mầm non sẽ hưởng nguyên lương và các loại phụ cấp, trợ cấp khác.

Đối với giờ dạy học, giáo viên dạy đủ 06 giờ/ngày trên lớp đối với lớp 2 buổi/ngày và 04 giờ/ngày trên lớp đối với lớp 1 buổi/ngày và những công việc khác, đảm bảo 40 giờ/tuần.

Giáo viên tiểu học

*

Thời gian dạy học của giáo viên tiểu học được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.

Trong đó, giáo viên tiểu học có 42 tuần/năm học với 35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch, 05 tuần tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, 01 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần tổng kết năm học.

Xem thêm: Tham Khảo Đề Thi Đại Học Môn Văn Năm 2011 ❤️❤️✔️✔️, Tham Khảo Đề Thi

Đồng thời, số tiết lý thuyết/thực hành trong tuần đủ 23 tiết hoặc 21 tiết nếu giảng dạy trong lớp dành cho học sinh khuyết tật/trường dân tộc bán trú.

Chế độ lương thưởng trong kỳ nghỉ hè và nghỉ lễ tương tự như giáo viên mầm non.

++ Thi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học ở đâu?

Giáo viên THCS, THPT

*

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên THCS, THPT có thời gian làm việc 42 tuần/năm với 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kết hoạch thời gian năm học, 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, 01 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần tổng kết năm học.

Định mức tiết dạy lý thuyết/thực hành của giáo viên THCS là 19 tiết/tuần và của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.

Đối với trường THCS – THPT dân tộc nội trú, giáo viên THCS có định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần, giáo viên THPT là 15 tiết/tuần.

Giảng viên đại học

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc của giảng viên là 44 tuần/năm tương đương 1.760 giờ hành chính/năm tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ chuyên môn khác. Thời gian làm việc đã trừ đi các ngày nghỉ lễ theo lịch.

Giảng dạy lý thuyết trên lớp/online là 50 phút/tiết, 200 – 350 giờ/năm tương đương với 600 – 1.050 giờ hành chính.

++ Học chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học ở đâu?

Sinh viên không tốt nghiệp trường sư phạm có làm giáo viên được không?

Những ai có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên có thể bước đến cánh cổng nhà giáo bằng cách tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định tại Khoản b Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng, học viên sẽ nhận được chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Kết hợp với bằng cử nhân chuyên ngành, học viên có thể tham gia dự tuyển làm giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập.

*

Chương trình bồi dưỡng giáo viên sẽ phân ra thành các nội dung khác nhau tùy theo các cấp giáo dục bao gồm:

+ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT.

+ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS, THPT theo quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT.

*

Các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ mở ra cánh cửa cho người không học sư phạm trở thành nhà giáo.

Để đăng ký khóa học sớm nhất, quý học viên hãy liên hệ ngay đến tiengtrungquoc.edu.vn. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng học viên đến khi nhận được chứng chỉ. Khóa học chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm online qua Zoom, tuyển sinh trên toàn quốc.