Chế độ hưu trí của giáo viên

     

Chế độ nghỉ hưu non, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022. Quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục nghỉ hưu trước tuổi đối với đối tượng viên chức là giáo viên mới nhất năm 2022.

Bạn đang xem: Chế độ hưu trí của giáo viên


Trong thời gian mấy năm trở lại đây thì khối ngành giáo dục đang được các bạn trẻ theo học khá đông, đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Mặc dù kể cả sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, xuất sắc đi chăng nữa thì vấn nạn thất nghiệp, không tim được công việc đúng theo ngành mình tốt nghiệp.

*

Luật sư tư vấn về hưởng lương hưu theo diện tinh giản biên chế:1900.6568

Về chế độ trợ cấp, cách tính lương hưu sau khi nghỉ việc trong trường hợp bạn về hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau: 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:

– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

– Được nhận lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế;

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2022 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Xem thêm: Tin Tức Tức Online 24H Về Điểm Chuẩn Lớp 6 Trần Đại Nghĩa Là 57,6 Điểm

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

…”

Như đã nêu trên thì tính đến tháng 12/2018 bạn mới đủ điều kiện nghỉ hưu theo tinh giản biên chế. Do đó, nếu bạn vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì tính đến tháng 12/2018, bạn đóng được 29 năm 4 tháng. Căn cứ theo quy định trên thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn như sau: 15 năm đầu = 45%, 14 năm còn lại, mỗi năm tính thêm 2% đối với nữ = 14 x 2% = 28%, 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm = 0.5 x 2%= 1%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 74%. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng bạn được nhận là 74% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Ở đây bạn đóng được 29 năm 4 tháng bảo hiểm xã hội thì trong 20 năm đầu công tác, bạn sẽ được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 29, bác có 9 năm 4 tháng đóng tương ứng với 9 x 1/2 tháng = 4,5 tháng tiền lương.

– Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Thời gian nghỉ hưu trước tuổi của bạn là: 55 – 50 tuổi = 5 năm. Vì thế bạn sẽ được hưởng 15 tháng tiền lương (mỗi năm 3 tháng).

Về trình tự thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. 

Theo đó, người đứng đầu cơ quan tổ chức phải tuyên truyền phổ biến chính sách tinh giản biên chế, sau đó phải xây dựng phương án, lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế. Về trình tự xây dựng phương án tinh giản biên chế được quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

– Người đứng đầu rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.

– Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.

– Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng: trong đó, có nội dung lập danh sách tinh giản biên chế

Khi xây dựng phương án xong thì cơ quan có trách nhiệm lập danh sách tinh giản: Chậm nhất là ngày 1/11 năm trước liền kề, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên biên chế để giải quyết 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 01 tháng 5 hàng năm các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền. Sau ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề hoặc sau ngày 01 tháng 5 hàng năm, nếu Bộ, ngành, địa phương không gửi danh sách tinh giản biên chế thì không thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.