Cầu thủ than quảng ninh

     

TTO - Với lịch sử ra đời 65 năm, là một trong những đội bóng tốp đầu V-League, Than Quảng Ninh phải từ giã cuộc chơi là nỗi buồn của bóng đá Quảng Ninh và sự thất bại của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Bạn đang xem: Cầu thủ than quảng ninh



Ngày 29-10, VFF đã công bố danh sách các CLB được cấp phép tham dự V-League và các giải đấu của AFC vào năm 2022. Có 11 CLB đủ tiêu chuẩn được cấp phép, 2 CLB được cấp phép ngoại lệ là Sông Lam Nghệ An và Bình Định. Riêng CLB Than Quảng Ninh không đượccấp phépdo không đáp ứng được các tiêu chí cấp phép do LĐBĐ châu Á (AFC) đề ra.

Tan nát bóng đáQuảng Ninh

CLB Than Quảng Ninh (TQN) ra đời từ năm 1956, với tiền thân là đội bóng thanh niên Hồng Quảng. TQN là một trong những đội bóng có bề dày lịch sử nhất của bóng đá VN. Trải qua nhiều thăng trầm, năm 2014 TQN trở lại đấu trường V-League. Suốt 5 năm qua, TQN là "thế lực" của V-League bởi thành tích thi đấu thường ở nhóm tốp đầu, CĐV nhiệt huyết. Dù nợ nần, mùa giải 2021 Than Quảng Ninh vẫn đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng sau 12 vòng đấu.

Nguồn tiền để duy trì TQN những năm qua phụ thuộc vào ba đơn vị: UBND tỉnh Quảng Ninh phụ trách công tác đào tạo trẻ, Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) mỗi năm tài trợ cho CLB khoảng 30 tỉ đồng, và tiền túi của chủ tịch CLB - ông Phạm Thanh Hùng. Tuy nhiên, 2 - 3 năm qua TKV không chuyển tiền tài trợ cho đội bóng. Ông Phạm Thanh Hùng cho biết một mình ông phải bỏ ra mỗi năm 50 - 70 tỉ đồng để nuôi cầu thủ, người lao động.

Điều đó dẫn đến việc TQN triền miên nợ tiền lương, thưởng, tiền lót tay các cầu thủ. Ông Phạm Thanh Hùng cho biết một mình ông không thể gồng gánh được tài chính cho CLB nên đã "kêu cứu" UBND tỉnh Quảng Ninh nhiều lần. Dù vậy, Sở VH-TT Quảng Ninh từng nhiều lần tuyên bố tỉnh Quảng Ninh không dùng ngân sách để đầu tư cho bóng đá chuyên nghiệp.

Chuyện rất cũ củabóng đá VN

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, LĐBĐVN (VFF) và VPF chưa có cuộc làm việc cấp cao nào với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh liên quan đến đội TQN. Các cuộc trao đổi qua lại của VFF với Quảng Ninh chỉ dừng lại ở lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh. VFF cho biết, theo thông tin từ Sở VH-TT Quảng Ninh, đội bóng tạm dừng hoạt động và giờ chưa có đơn vị tiếp nhận.

Xem thêm: 5 Công Thức Chế Biến Chẳng Dừng Làm Gì Ngon, Chẳng Dừng Chiên Nước Mắm

Về phía địa phương, thực tế đã có những cuộc làm việc của UBND tỉnh Quảng Ninh để tìm cách "giải cứu" đội bóng. Nhưng mọi điều bất thành, khi cuối cùng CLB Than Quảng Ninh đã tự dừng hoạt động và mới đây nhất là không được tham dự V-League 2022. Theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp, TQN sẽ phải thi đấu từ giải hạng ba, cao nhất là hạng nhì nếu sau này muốn trở lại với V-League.

Bóng VN đã đi lên chuyên nghiệp hơn 20 năm, trong hành trình đó có rất nhiều CLB đã từ bỏ cuộc chơi giữa đường như: Hòa Phát Hà Nội, Ximăng The Vissai Ninh Bình, Navibank Sài Gòn… Các cuộc ra đi hầu hết đều bắt nguồn từ yếu tố tài chính. Dù là bóng đá chuyên nghiệp nhưng các CLB tại VN chỉ sống dựa vào một ông chủ hoặc dựa vào ngân sách của địa phương.

Khi ông chủ "khỏe, vui" thì đội bóng còn, khi ông chủ chán hoặc cạn tiền thì CLB… giải tán. Nếu không thay đổi mô hình, bóng đá VN sẽ còn chứng kiến nhiều "cái chết" như CLB Than Quảng Ninh.


V-League 2022 chỉ có 13 CLB

Ngày 29-10, trao đổi với Tuổi Trẻ ông Lê Hoài Anh - tổng thư ký VFF - cho biết sau khi CLB Than Quảng Ninh không được cấp phép tham dự, V-League 2022 sẽ chỉ còn 13 CLB. Và đây cũng là số đội tham dự V-League 2022 chứ không có sự bổ sung nào khác.


CLB Than Quảng Ninh phải bắt đầu thi đấu từ giải hạng ba khi trở lại bóng đá

TTO - Theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, CLB Than Quảng Ninh sẽ phải bắt đầu thi đấu từ giải bóng đá hạng ba khi trở lại với bóng đá. Quảng Ninh chính thức bị xóa sổ khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam từ mùa giải 2022.