Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 hình học 11 có đáp án

     

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập Chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, sách giáo khoa Hình học 11. Nội dung bài trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 35 36 sgk Hình học 11 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập hình học có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 11.

Bạn đang xem: Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 hình học 11 có đáp án


Lý thuyết

1. §1. Phép biến hình

2. §2. Phép tịnh tiến

3. §3. Phép đối xứng trục

4. §4. Phép đối xứng tâm

5. §5. Phép quay

6. §6. Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

7. §7. Phép vị tự

8. §8. Phép đồng dạng

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 35 36 sgk Hình học 11. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Câu hỏi trắc nghiệm chương I

tiengtrungquoc.edu.vn giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập hình học 11 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 35 36 sgk Hình học 11 của Bài Ôn tập Chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

*
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 35 36 sgk Hình học 11

1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 trang 35 sgk Hình học 11

Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải là phép dời hình?

(A) Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng;

(B) Phép đồng nhất;

(C) Phép vị tự tỉ số $(-1)$;

(D) Phép đối xứng trục.

Trả lời:

Trong các phép biến hình trên thì phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng không phải phép dời hình vì nó không bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.


⇒ Chọn đáp án: (A).

2. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 2 trang 35 sgk Hình học 11

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai”

(A) Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;

(B) Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;

(C) Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó;

(D) Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.


Trả lời:

Phép đối xứng biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó chỉ khi đường thẳng đó song song với trục.

Vậy đáp án (B) là sai.

⇒ Chọn đáp án: (B).

3. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 3 trang 35 sgk Hình học 11

Trong mặt phẳng $Oxy$ cho đường thẳng $d$ có phương trình \(2x – y + 1 = 0.\) Để phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v\) biến $d$ thành chính nó thì \(\vec v\) phải là vectơ nào trong các vectơ sau?

(A) \(\vec v = (2;\,\,1)\) ; (B) \(\vec v = (2;\,\, – 1)\);


(C) \(\vec v = (1;\,\,2)\) ; (D)\(\vec v = ( – 1;\,\,2)\).

Trả lời:

Phép tịnh tiến \({T_v}\) biến d thành chính nó khi vectơ tịnh tiến \(\vec v\) là một vectơ chỉ phương của $d$.

⇒ Chọn đáp án: (C).

4. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 4 trang 36 sgk Hình học 11

Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, cho \(\vec v = (2; – 1)\) và điểm \(M( – 3;2).\) Ảnh của điểm $M$ qua phép tịnh tiến theo vecto \(\vec v\) là điểm có toạ độ nào trong các toạ độ sau?

$(A) (5;3) ; (B) (1; 1);$


$(C) (-1; 1) ; (D) (1; -1).$

Trả lời:

Gọi $M’(x’; y’)$ là ảnh của $M$ qua \({T_v}\) ta có: \(\overrightarrow {MM’} = \vec v\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x’ + 3 = 2\\y’ – 2 = – 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x’ = – 1\\y’ = 1\end{array} \right.\) hay M’(-1; 1)

⇒ Chọn đáp án: (C).

5. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 5 trang 36 sgk Hình học 11


Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho đường thẳng $d$ có phương trình: \(3x – 2y + 1 = 0.\) Ảnh của đường thẳng $d$ qua phép đối xứng trục $Ox$ có phương trình là:

(A) \(3x + 2y + 1 = 0\) ; (B) \( – 3x + 2y + 1 = 0\);

(C) \(3x + 2y – 1 = 0\) ; (D) \(3x – 2y + 1 = 0\).

Trả lời:

\(M\left( {a;\frac{{3a + 1}}{2}} \right) \in d,\) gọi $M’$ là ảnh của $M$ qua phép đối xứng qua trục $Ox$, khi đó

\(\left\{ \begin{array}{l}x’ = a\\y’ = – \frac{{3a + 1}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow 2y’ = – (3x’ + 1) \Leftrightarrow 3x’ + 2y’ + 1 = 0\)

Do đó $d’$ là ảnh của $d$ thì \(d’:3x + 2y + 1 = 0\)

⇒ Chọn đáp án: (A).

6. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 6 trang 36 sgk Hình học 11

Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho đường thẳng $d$ có phương trình: \(3x – 2y – 1 = 0.\) Ảnh của đường thẳng $d$ qua phép đối xứng tâm $O$ có phương trình là:

(A) \(3x + 2y + 1 = 0\) ; (B) \( – 3x + 2y – 1 = 0\) ;

(C) \(3x + 2y – 1 = 0\) ; (D) \(3x – 2y – 1 = 0\).

Trả lời:

\(M(1;1) \in d,\) gọi $M’$ là ảnh của $M$ qua Đo, khi đó:

\(\left\{ \begin{array}{l}x’ = – 1\\y’ = – 1\end{array} \right.\) hay M’(-1; -1) và song song với d, do đó \(d’:3(x + 1) – 2(y + 1) = 0\)

\( \Leftrightarrow – 3x + 2y – 1 = 0.\)

⇒ Chọn đáp án: (B).

Xem thêm: Chuyện Tình Mạc Hồng Quân Là Ai, Chuyện Tình Mạc Hồng Quân Và Ly Kute

7. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 7 trang 36 sgk Hình học 11

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Có một phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó;

(B) Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó;

(C) Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó;

(D) Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó.

Trả lời:

Mọi điểm đối xứng trục chỉ biến mỗi điểm trên trục thành chính nó.

Vậy đáp án (B) sai.

⇒ Chọn đáp án: (B).

8. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 8 trang 36 sgk Hình học 11

Hình vuông có mấy trục đối xứng?

(A) 1; (B) 2; (C) 4; (D) Vô số.

Trả lời:

Hình vuông có trục đối xứng là hai đường chéo và hai đường thẳng đi qua hai trung điểm của cặp cạnh đối diện.

⇒ Chọn đáp án: (C).

9. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 9 trang 36 sgk Hình học 11

Trong các hình sau, hình nào có vô số tâm đối xứng?

(A) Hai đường thẳng cắt nhau;

(B) Đường elip;

(C) Hai đường thẳng song song;

(D) Hình lục giác đều.

Trả lời:

Hai đường thẳng song song có vô số tâm đối xứng nằm trên đường thẳng song song cách đều hai đường thẳng đó.

⇒ Chọn đáp án: (C).

10. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 10 trang 36 sgk Hình học 11

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Hai đường thẳng bất kỳ luôn luôn đồng dạng;

(B) Hai đường tròn bất kỳ luôn đồng dạng;

(C) Hai hình vuông bất kỳ luôn đồng dạng;

(D) Hai chữ nhật bất kỳ luôn đồng dạng.

Trả lời:

Cho hai hình chữ nhật lần lượt có các kích thước là $a; b$ và $a’; b’$

*

Nếu \(\frac{a}{{a’}} \ne \frac{b}{{b’}}\) thì không tồn tại phép đồng dạng nào biến hình này thành hình kia, nên hai hình chữ nhật có kích thước như trên là không đồng dạng.

Vậy đáp án (D) sai.

⇒ Chọn đáp án: (D).

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 11 với trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 35 36 sgk Hình học 11!

“Bài tập nào khó đã có tiengtrungquoc.edu.vn“


This entry was posted in Toán lớp 11 and tagged bài 1 trang 35 sgk Hình học 11, bài 10 trang 36 sgk Hình học 11, bài 2 trang 35 sgk Hình học 11, bài 3 trang 35 sgk Hình học 11, bài 4 trang 36 sgk Hình học 11, bài 5 trang 36 sgk Hình học 11, bài 6 trang 36 sgk Hình học 11, bài 7 trang 36 sgk Hình học 11, bài 8 trang 36 sgk Hình học 11, bài 9 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 1 trang 35 sgk Hình học 11, Câu 10 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 2 trang 35 sgk Hình học 11, Câu 3 trang 35 sgk Hình học 11, Câu 4 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 5 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 6 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 7 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 8 trang 36 sgk Hình học 11, Câu 9 trang 36 sgk Hình học 11.