Cắt tường làm cửa sổ

     

Nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà cũ hiện nay ngày càng cao, nhiều gia chủ muốn phá dỡ đi một số bức tường để có thể mở rộng diện tích không gian cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng có kiến thức cơ bản trong việc tháo dỡ, rất nhiều trường hợp gia chủ đã phá nhầm những bức tường có thể chịu lực điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kết cấu của ngôi nhà. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cho quý vị thấy những chú ý khi phá dỡ tường trong sửa chữa nhà, cải tạo nhà ở cũ.

Bạn đang xem: Cắt tường làm cửa sổ

Những lưu ý khi phá dỡ tường

1, Không thể tháo dỡ tường chịu lực

Khi sửa chữa, cải tạo nhà cũ thì không thể phá dỡ tường chịu lực, vậy những loại tường nào là tường chịu lực? Tường chịu lực là loại tường có vật liệu chế tạo tường thường bằng gạch nung bằng đất sét hoặc bằng các loại vật liệu khác có tính chất tốt hơn. Bề dày tối thiểu của gạch là 20cm, khi gõ vào những bức tường này chúng ta sẽ nghe thấy âm thanh phát ra rất “đặc”. Còn đối với những loại tường khi gõ lên mà thấy âm thanh vang thì khẳng định 90% đây là tường không chịu lực. Như vậy gia chủ có thể xác định được đâu là tường không chịu lực để có thể tháo dỡ.

Một lưu ý nữa đó là gia chủ tuyệt đối không được mở cửa sổ hoặc cửa ra vào tại các bức tường chịu lực, bởi điều này sẽ phá hủy trọng lượng của bức tường. Nếu gia chủ không có nhiều kiến thức trng việc phân biệt tường chịu lực và không chịu lực thì tốt nhất là nên nhờ đến một chuyên gia để cho ý kiếm và giúp kiểm tra. Ngoài ra, trước khi tiến hành thi công gia chủ nhớ phải làm đơn xin phép sửa nhà và gửi đơn này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và chờ những cơ quan này phê duyệt.

2, Không thể tháo các thanh thép trên tường

Nếu cấu trúc của ngôi nhà được ví như cơ thể con người thì các thanh thép trên tường được xem là khung xương của người đó. Khung xương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, chính vì thế nếu các thanh thép mà bị phá hủy thì đồng nghĩa với việc tường nhà thậm chí là ngôi nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà.

*

3, Không thể tháo dỡ tường phân cách giữa ban công và phòng

Thông thường giữa ban công và trong phòng sẽ được bố trí một bức tường, trên bức tường này thường sẽ có cửa ra vào và cửa sổ. Trong trường hợp này gia chủ có thể phá dỡ cửa nhưng tuyệt đối không được phá dỡ bức tường phân cách này. Bức tường này được xem là “bức tường trọng lượng” và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó như một quả cân để giữ cân bằng giữa ban công và trong phòng. Phá dỡ bức tường này sẽ làm cho khả năng chịu tải của ban công bị giảm xuống, khiến ban công có thể bị sập.

4, Không di chuyển vị trí của cánh cửa

Khung cửa của những cánh cửa này khi thi công xây dựng thường được gắn trực tiếp vào lớp bê tông. Nếu phá dỡ nó đi sẽ làm hỏng cấu trúc của ngôi nhà dẫn đến mất an toàn, vì vậy gia chủ nên thật chú ý tới điểm này.

5, Không được tháo dỡ hoặc di chuyển vị trí của các dầm và cột trong phòng

Những chiếc dầm và cột này được sử dụng để đỡ phần sàn tầng trên, nếu phá dỡ, toàn bộ tầng trên sẽ bị đổ xuống, vô cùng nguy hiểm, do vậy không được tháo dỡ hoặc di chuyển vị trí của các thanh dầm và cột.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đọc Suy Nghĩ Qua Ánh Mắt Mới Nhất 2020, Đọc Vị Suy Nghĩ Người Khác Qua Ánh Mắt

6, Không làm hỏng lớp chống thấm của phòng tắm và nhà bếp

Phía dưới sàn nhà vệ sinh và nhà bếp đều được lắp đặt lớp chống thấm. Nếu lớp chống thấm này bị hỏng, ảnh hưởng của nó là rất lớn, nó sẽ gây rò rỉ xuống tầng dưới, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Do đó, khi bạn thay vật liệu sàn, hãy cẩn thận để không làm hỏng lớp chống thấm. Nếu gia chủ dỡ lớp sàn và xây lại lớp chống thấm, khi thi công xong cần tiến hành đóng nước từ 24 đến 48 giờ để kiểm tra tình hình chống thấm, nếu không có hiện tượng rò nước có nghĩa là quy trình chống thấm đã được thực hiện một cách chính xác, còn ngược lại gia chủ cần tiến hành chống thấm lại.

7, Không thay đổi đường ống dẫn khí và đường ống sưởi

Khi sửa chữa cải tạo lại nhà cũ, gia chủ không nên thay đổi các đường ống dẫn khí và đường ống sưởi. Bởi vì, trước đây khi xây dựng nhà, hầu hết mọi người đã lựa chọn những đội thi công chuyên nghiệp tới để lắp đặt các đường ống này nên về cơ bản là chúng không sao. Tuy nhiên, nếu gia chủ vẫn muốn thay đổi những đường ống này, thì cần hết sức trong khâu lắp đặt, nếu không sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người.

8, Không thay đổi bệ xổm của nhà vệ sinh

Những ngôi nhà cũ thường sử dụng bệ xí xổm, hi cải tạo lại nhà, gia chủ muốn thay đổi lại thành bệ bệt, nhưng khi thay đổi cần hết sức chú ý. Bởi vì cách xả nước và lấy nước của hai loại bệ này là không giống nhau, chuyển đổi chúng với nhau có nghĩa là phải thay đổi toàn bộ hệ thống thoát nước. Loại xây dựng này rất khó và phải phá hủy lớp chống thấm ban đầu. Và nếu mắc lỗi trong quá trình thi công, chắc chắn nước ở nhà vệ sinh sẽ rò xuống cầu thang và tầng một.

Những hạng mục có thể thay đổi khi cải tạo nhà

1, Một số bức tường phân vùng không chịu lực và xuất hiện sự xuống cấp như bị nứt hoặc mốc,.. thì có thể được gỡ bỏ. Ngoài ra, các bức tường ngăn ánh sáng cũng có thể được gỡ bỏ.

2, Khi phá dỡ trần nhà cần chú ý tới các đường ống. Những đường ống được xây dựng ngầm có thể là các đường ống dẫn lên lầu, chẳng hạn như đường ống của điều hòa không khí và máy nóng lạnh. Gia chủ có thể thay mới những đường ống này.

3, Các đường ống ban đầu có thể được thay đổi, nhưng cần thay đổi một cách hợp lý. Và những thay đổi liên quan đến đường ống, mạch điện, tốt nhất nên nhờ những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tới thi công.

Trên đây là tổng hợp những lưu ý khi tháo dỡ tường trong sửa chữa nhà . Hy vọng sẽ giúp ích cho gia chủ, nếu còn vướng mắc chỗ nào quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.