Điểm mặt 6 'cảnh nóng' ồn ào của phim việt năm qua

     
(GDVN) -Th.S Trần Văn Dương đánh giá: những clip “nóng”, dung tục kiểu như vậy như thứ axit vô hình gặm nhấm những giá trị đạo đức truyền thống...

Bạn đang xem: Điểm mặt 6 'cảnh nóng' ồn ào của phim việt năm qua

Gần đây, cư dân mạng phản ứng dữ dội trước đoạn video “ liếm ngực” được cho là gợi dục trích tập 3 trong bộ phim “Hoa nắng” phát sóng vào ngày 6/3. Báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thạc Sỹ Trần Văn Phương ( Giảng viên Khoa Văn Hóa – Phát triển, HV Báo Chí và Tuyên Truyền) về vấn đề này.

PV: Dưới cái nhìn của một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, ông có suy nghĩ gì về cảnh “ liếm ngực” trong phim “Hoa nắng” trình chiếu trên truyền hình trong thời gian vừa qua?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Trước hết, phải khẳng định đây là một đoạn phim rất phản cảm, nhất là việc trình chiếu lên truyền hình càng gây phẫn nộ cho mọi người hơn. Riêng cá nhân tôi thấy, đây là một điều không thể chấp nhận được. Chính tác giả của những bộ phim này chưa có cái nhìn nhận đúng về văn hóa. Dường như họ quá xem thường độc giả của mình, tình tiết “ nóng” đó được xem là điểm nhấn để câu khách mà thôi.

*
Thạc sĩ Trần Văn Phương

PV: Vậy thưa ông, cảnh phim này có ảnh hưởng như thế nào đối với một bộ phận giới trẻ ngày nay?


Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Trong khi Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân ta đang cố gắng giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống để kế thừa cho thế hệ đi sau – giới trẻ. Thế nhưng, nhà truyền thông, nhà làm phim vốn được mệnh danh là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ 7 đã phủ nhận những nét văn hóa truyền thống. Họ cố gắng dội vào giới trẻ những lối văn hóa viển vông, đồi trụy, vô hình chung điều đó đã làm giảm nhận thức của giới trẻ. Vì thế, họ tự do lựa chọn cách sống của mình theo phim ảnh. Chẳng hạn như: những cách ăn mặc kệch cỡm, quần áo thiếu vải, gợi cảm, chạy theo mốt, hôn nhau giữa đường phố... Tuy nhiên tôi không khẳng định điều đó diễn ra trong toàn bộ giới trẻ mà chỉ là một bộ phận. PV: Đã có một nhóm dư luận mạng lên tiếng rằng: Những nhà sản xuất phim, đạo diễn, ban truyền thông thiếu tính kiểm duyệt khi tung lên truyền hình bộ phim có cảnh“ liếm ngực” kiểu như thế này. Ông có đồng tình với ý kiến này không?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Tôi tán thành ý kiến này, việc kiểm duyệt thông tin còn quá lỏng lẻo. Chính những cảnh phim này cho thấy những người làm phim đang cố tạo ra những thước phim li kỳ dượt đúng theo mô típ “ nghệ thuật vị nghệ thuật hơn là nghệ thuật vị nhân sinh”. Nói cách khác họ chưa xác định rõ ràng mục đích dựng phim để làm gì? Phục vụ ai?

PV: Việc tạo ra những thước phim câu khách, chạy theo lợi nhuận có làm mất đi đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận những nhà làm phim không, thưa ông?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Tôi không dám khẳng định điều đó là chắc chắn, nhưng ít nhiều những thước phim này đã minh chứng sống động cho nhận định trên. Tôi nghĩ rằng những người làm phim chưa đủ “tâm” và xứng “tầm”, họ chưa thực sự đặt mình vào vị trí của độc giả, vì thế chưa nhận ra rằng độc giả nghĩ gì, muốn gì? Thậm chí họ ít nhiều có những thiên hướng sai lệch xem độc giả là những con người đói khát tri thức, nhận thức thấp. Điều đó không phải, nhưng quan trọng là họ nên nhớ rằng chúng ta đang sống ở thời đại nào?


Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Mua Toyota Camry 2018 Khi Nào Về Việt Nam ? Khi Nào Về Việt Nam

Bầu chọn Bạn sẽ làm gì khi con (dưới 18 tuổi) vô tình xem cảnh quay phim nói trên?

*
Cảnh liếm ngực được cho là gợi dục trong bộ phim Hoa nắng

PV: Theo ông, những thước phim được cho là “ gợi dục” này có làm phá vỡ đi những nét thuần phong mỹ tục của người Việt không?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Theo tôi, những “cảnh nóng” này chẳng khác nào những thứ axit vô hình dần ăn mòn những giá trị đạo đức của ông cha ta để lại. Mặc dù hiệu ứng của những thước phim này kéo dài không lâu, nhưng ít nhiều nó cũng tác động tới nhận thức của người dân về nghệ thuật. Những cảnh phòng the trong văn hóa không phải thời nay mới có, nó có từ thời kim cổ ( tiểu thuyết Minh Thanh, Hồng Lâu Mộng) đã được muôn dân tôn sùng. Nhưng đó là những tác phẩm văn hóa thực sự, bởi nó chứa đựng những thông điệp mang tính giáo huấn, lành mạnh. Còn những cảnh phim kiểu như thế này chỉ có chức năng vẩy bùn lên hai chữ “văn hóa” mà thôi.

PV: Với tư cách vừa là một nhà văn hóa học, vừa là bậc làm cha, làm mẹ, ông có đồng tình với hành động của những ông bố, bà mẹ không đồng ý cho con cái mình xem những cảnh phim tương tự như cảnh “liếm ngực” trong phim Hoa Nắng không?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Bản thân tôi cũng hành xử như thế, đó là một cách giáo dục con trẻ đúng đắn. Việc chiếu phim cũng như “việc bán thuốc lá”, ai cũng có thể mua thuốc – ai cũng có thể xem, miễn sao có tiền và có nhu cầu. Dù có cấm trẻ vị thành niên không được xem, không được hút thuốc cũng không thể. Vì thế, mỗi khi phát sóng bộ phim này trên vô tuyến tôi thường chuyển kênh hoặc tắt tivi. Đối với những bộ phim như vậy tôi nghĩ không nên chiếu vào khung giờ vàng.

PV: Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ ngày nay, để học có những cái nhìn đúng đắn hơn về văn hóa thưa ông?

Thạc Sỹ Trần Văn Phương: Dưới cương vị là một nhà nghiên cứu văn hóa, tôi khuyên các bạn trẻ ngày nay: Hãy nâng cao nhận thức về cái đẹp, không nên chạy theo những cái phù phiếm, tầm thường. Phải biết cảnh giác trước những luồng thông tin, biết đánh giá bản chất của sự việc, đưa ra những quan điểm của mình khi tiếp nhận những sản phẩm văn hóa. Tôi xin gửi tới các bạn trẻ thông điệp: “ nghệ thuật là hiện thực của cuộc sống; cuộc sống có bạn, có tôi; tôi và bạn là những người xây nên hiện thực đẹp đẽ này”. Vì thế chúng ta phải làm gì để nghệ thuật giữ mãi được vẻ trong sáng.

PV: Vâng xin cảm ơn ông!


Điểm nóng
Hà Nội: Những con đường đầy bao cao su Góc ảnh độc giả
Những kiểu ăn mặc lố lăng, phản cảm Hình ảnh Chướng mắt ở cửa Phật
Những đám cưới khủng, đình đám Hình ảnh "cái bang" chỉ có ở VN