Cân nặng của trẻ béo phì

     


Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi chuẩn WHO

*

Bảng cân nặng chiều cao chuẩn WHO của bé trai và bé gái dưới 10 tuổi

Bảng gồm ba cột chính là “Bé trai”, “Tháng tuổi” và “Bé gái”. Khi tra bảng, ba mẹ lấy cột “Tháng tuổi” làm trung tâm, tìm đúng số tuối của trẻ và giao hàng sang trái nếu là bé nam, sang phải nếu là bé nữ. Khi cân nặng và chiều cao ở cột:


TB: Bé đã đạt chuẩn trung bìnhDưới -2SD: Trẻ đang suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còiTrên +2SD: Trẻ đã thừa cân và trong tình trạng béo phì hoặc chiều cao vượt bậc

Ví dụ: như con nhà mình là gái 3.5 tuổi thì chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái sẽ là 15kg và 99cm. Tuy nhiên bé nhà mình mới chỉ được 14kg và cao 95cm thôi nên được xem là dạng thấp còi nhẹ. Nên cần được bổ sung chất dinh dưỡng nhiều hơn cho bé. 

Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi

Đối với trẻ 0 -59 tháng tuổi, chúng ta xác định thông qua 3 chỉ số sau đây:

Giá trị chỉ số cân nặng theo độ tuổi Giá trị chỉ số chiều cao theo độ tuổi Giá trị chỉ số cân nặng theo chiều cao

Đối với trẻ 5-18 tuổi, chúng ta xác định dựa vào công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao(m) x chiều cao (m). Khi giá trị chỉ số BMI

*

Qúa trình phát triển của trẻ dưới 10 tuổi

Dành cho bạn:

Top 12 sữa tăng chiều cao cho bé tốt nhất

Top 18 loại sữa tăng cân cho bé tốt nhất năm 2020

Quá trình phát triển của trẻ dưới 10 tuổi

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi, các bác sĩ chuyên khoa đã "khắc họa" nên quá trình phát triển ở bé như sau:

Mới sinh đến 30 ngày tuổi: Ở tháng đầu tiên, bé sẽ tăng 15 gram mỗi ngày với mức tăng trung bình trong giai đoạn này là 1200 gram. Đồng thời tăng khoảng 2 -3 cm cho chiều caoTừ 2 đến 6 tháng tuổi: Cứ mỗi 2 tuần, cân nặng sẽ tăng khoảng 225g. Đến tháng thứ 6, cân nặng sẽ gấp đôi so với lúc mới sinhTừ 7 đến 12 tháng tuổi: Đến độ tuổi này, bé yêu tiêu tốn nhiều calorie cho các hoạt động bò, trườn, lật thậm chí là chập chững đi. Vì vậy cơ thể được kích thích vận động nhiều hơn với mức tăng trung bình dao động từ 500gram/ tháng. Đến khi tròn 1 tuổi, trẻ sẽ đạt khoảng 72-76 gram và nặng gấp 3 lần cân nặng khi mới sinh.Từ 1 đến 6 tuổi: Khoảng thời gian này, sự tăng trưởng của trẻ sẽ không nhanh và rõ rệt như giai đoạn trước. Trung bình mỗi tháng cân nặng của bé yêu từ 100gr - 150gr, đến 6 tuổi, trẻ có thể đạt 24khg và cao 105 - 115cm. Theo các chuyên gia, lượng mỡ trên cơ thể trẻ, đặc biệt là ở mặt giảm đi rất nhiều, song hành với đó, cơ thể tập trung phát triển chân và tay.Từ 6 đến 10 tuổi: Chiều cao của bé sẽ phát triển vượt bậc trong độ tuổi này. Đến 10 tuổi, trẻ với tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ nặng khoảng 18kh và cao 1m40. Thông thường, bé gái đạt được chiều cao tối đa khi thời kỳ kinh nguyệt đến 2 năm, trong khi bé trai đến 17 tuổi mới phát triển dần chậm lại.

Bạn đang xem: Cân nặng của trẻ béo phì

Một vài nguyên tắc khi đo chiều cao cho trẻ

Đo nằm đối với bé dưới 2 tuổi:

Đặt bé nằm ngửa trên thước đo, đầu phải chạm sát một cạnh thước đoGiữ đầu và hai chân đầu gối thẳng, hướng mắt bé về trần nhàĐặt mảnh gỗ thẳng đứng phải áp sát hai gót chânLấy kết quả với một chữ số lẻ
*

 Đo chiều cao cho trẻ đúng cách để đối chiếu chuẩn sát với bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Đo đứng với bé trên 2 tuổi:

Thước đo phải thẳng, vuông góc sàn nhà cà cố điịnhVạch số 0 của thước đo phải sát sàn nhàCố định trẻ đứng thẳng, hai gót chân áp sát vào thước đoHướng mắt bé về phía trước, hai tay xuôi hướng xuống mặt đấtMiếng gỗ đo phải áp sáp đỉnh đầu, đặt vuông góc với thước đo

Lưu ý:

 Không mang giày, dép, mũ nón cho trẻ khi đo chiều cao Để đo chiều cao chuẩn nhất, nên đo vào buổi sáng Chiều cao bé trai sẽ hơi nhỉnh hơn so với bé gái Nên đo chiều cao cho bé mỗi tháng 1 lần trong độ tuổi đầu tiên

Một vài nguyên tắc khi mẹ đo cân nặng của bé

Hiện nay trên thị trường đa dạng các loại cân, ba mẹ có thể chọn các loại cân như: Cân treo, cần lòng máng, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử,…

Lựa chọn cân có độ nhạy cao, độ chia cần đạt tối thiểu là 0,1kg.Cân bàn: Cần đặt ở vị trí mặt phẳng chắc chắn, thuận tiện cho bé bước lên/ xuống cânCân đòn treo, cân treo đông hồ: Cần treo cân ở vị chí ổn định và chắc chắn, chịu được sức nặng ( như xà ngang,…). Dây treo bền và chắc, cần dây bảo vệ quả cân nếu sử dụng cân đòn treo. Mặt cân phải ngang tầm mắt ba mẹ, như vậy khi nhìn khối lượng mới chính xác.Chỉnh kim cân về số 0 hoặc tại vị trí cân bằng sau khi cân để kiểm tra độ chính xác.Đặt trẻ (nằm ngửa hoặc ngồi) giữa bàn cân, hướng mắt bé nhìn thằng, không cử động tau chânLấy kết quả theo kg với 1 một chữ số lẻ
*

 Nguyên tắc đo cân nặng cho trẻ ba mẹ lưu tâm

Lưu ý:

Để đo cân nặng chuẩn xác nhât, ba mẹ nên đo sau khi bé đi vệ sinhChỉ nên mặt quần áo tối thiếu, không mang giày dé, mũ nón và các vật dụng khác trong người khi cânTrừ khối lượng của quần áo và tã khi lấy kết quảNên đo khối lượng bé mỗi tháng một lần trong năm đầuCân nặng bé trai sẽ nhỉn hơn đôi chút so với bé gái

Dành cho mẹ: Cân sức khỏe loại nào tốt? Gợi ý top 10 cân sức khỏe giá rẻ bền nhất

Bố mẹ nên làm gì sau khi đo chiều cao cân nặng cho bé?

Sau khi đã đo chiều cao cân nặng và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ sẽ biết được con trẻ đang trong thể trạng nào.

Nếu bé đang ở mức -2 SD, suy dinh dưỡng do thiếu cận hoặc thấp còi, việc cần làm lúc này là:

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, tập trung vào mỗi cử sữa của bé, cho bé bú hòan toàn bằng sữa mẹ. Đồng thời tăng cường cung cấp vitamin D thông qua ánh nắng mặt trờiĐối với trẻ trên 6 tháng tuổi, tiếp tục cho bú sữa mẹ và tắm nắng, kết hợp với liều lượng ăn hợp lý. Để bé tập ăn dần, giai đoạn đầu nên cho bé ăn một lượng nhỏ, tức khoảng 1,2 muỗng cà phê (6-10ml) cháo lỏng hoặc ngũ cốc xay nhuyễn,… và tăng dần tùy sức ăn của mỗi bé. Lượng thức ăn trung bình trong giai đoạn tập ăn dao động thì 5-6 muỗng cà phê (30-35ml).Trẻ hơn 1 tuổi, ba mẹ áp dụng chế độ ăn đa dạng với đầy đủ các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, đậu, sữa… để trẻ hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, chị em nên bổ sung thêm DHA, canxi, sắt,.. sau bữa ăn của trẻ 1-2 tiếng và 2 tiếng trước khi đi ngủ.
*

Trẻ béo phì, phải làm sao?

Nếu bé đag ở mức +2SD, thừa cân béo phì, ba mẹ nên:

Kiểm soát số bữa ăn, số lượng thức ăn trẻ nạp vào cơ thểCho trẻ ăn đúng giờ, tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủSau 9 giờ tối, chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh khó tiêuBổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày của trẻHạn chế thức ăn chiên nhiều dầu mỡKhuyến khích trẻ luyện tập thể chất.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao-cân nặng của trẻ

1. Gen di truyền

Khi trẻ được sinh ra, bé sẽ nhận được những đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố di truyền là một trong những yếu tố tác động đến quá trình phát triển của trẻ, nó chiếm khoảng 23% mức độ tác động.

Cụ thể như: lượng mỡ, nhóm máu, cân nặng và chiều cao,… đều có ảnh hưởng đến trẻ (Kết quả từ nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sinh Học ở người tại Mỹ).

2. Chế độ dinh dưỡng

Bạn biết đấy, suy dinh dưỡng và béo phí là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em, nhưng phần lớn nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy mà ba mẹ cần căn cứ bảng chiểu cao cân nặng của trẻ để biết được con đang trong tình trạng nào. Từ đó mà áp dụng chế độ ăn uống phù hợp.

Xem thêm: Honda City 2021: Giá Honda City Rs 2021 : Giá Lăn Bánh, Ưu Đãi (10/2021)

3. Các bệnh lý mạn tính

Theo nghiên cứu từ một bài đăng trên “Tạp chí Hiệp Hội Y Khoa Quốc Gia Tạp “ (Tạp Chí Y Khoa nổi tiếng tại Hoa Kỳ) vào tháng 1 năm 2000, trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cân nặng và chiều cao trong tương tai.

Cụ thể, nếu trong khoảng thời gian từ 8 - 19 tuổi, trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ thường thấp bé hơn so với những đứa trẻ bình thường. Bên cạnh đó thì di chứng từ các cuộc phẫu thuật cũng có ảnh hưởng ít nhiều.

*

 Các bệnh mạn lý cũng có tác động lớn đến sự phát triển của trẻ

4. Sự chăm sóc từ người chăm sóc

Sự chăm sóc từ người thân hay thậm chí từ những người chăm sóc không cùng huyết thống đều có tác động lớn đến quá trình phát triển về thể chất - tinh thần và hành vi - cảm xúc của trẻ. Cụ thể là những người tiếp xúc thường xuyên với bé trong giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành. 

5. Sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú

Khi mẹ bầu đau ốm hay căng thẳng, thai nhi trong bụng sẽ bị tác động ít nhiều. Đặc biệt khi tinh thần mẹ bầu sa sút, khả năng tư duy, phát triển trí tuệ và kỹ năng vận động sau này của trẻ sẽ bị chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng sẽ góp phần tăng cường khả năng tăng trường của trẻ thông qua các dưỡng chất. Sắt, canxi, axit folic, các axit béo, chất xơ,.. sẽ hỗ trợ tăng cường đề kháng và giúp trẻ phát triển toàn diện.

6. Qúa trình vận động thể chất

Độ tuổi dậy thì là thời điểm vàng để trẻ phát triển toàn diện, vì vậy nếu trẻ không tăng cường vận động thì các cơ xương khớp dần sẽ cứng lại, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần. Đến lúc muốn tăng thêm chiều cao thì cũng chẳng được nữa.

Song đối với trẻ lười vận động, lượng mỡ tích trữ không được chuyển hóa, dần chuyển sang thể trạng thừa cân.Về lâu dài có sẽ xuất hiện các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường,…

Đừng để qua thời điểm vàng rồi mới hối tiếc, ba mẹ hãy khuyến khích con trẻ tích cực tham gia các môn thể thao như: đạp xe, đá bóng, bơi lội,… để kích thích khả năng vận động của trẻ.