Cách uống sữa không bị tiêu chảy

     

Uống sữa bị tiêu chảy là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất là do bất dung nạp lactose có trong sữa.

Bạn đang xem: Cách uống sữa không bị tiêu chảy

*

Không nên chủ quan khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy sau khi uống sữa


Trẻ đại tiện như thế nào được xem là bị tiêu chảy?

Theo các chuyên gia nhi khoa, tiêu chảy ở trẻ nhỏ là sự gia tăng số lần đi đại tiện trên 3 lần/ngày, lượng phân bài tiết ở trẻ nhỏ trên 20g/ngày, phân lỏng và chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ, hiện tượng đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ và phân sệt là biểu hiện bình thường, không phải do tiêu chảy.

*

Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy là khá cao

Hầu như tất cả trẻ nhỏ đều sẽ mắc tiêu chảy 1 vài lần trong đời, trẻ dưới 2 tuổi có thể mắc từ 2 đến 4 đợt tiêu chảy/năm, thậm chí nhiều hơn. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ nhỏ chết vì tiêu chảy khá cao, chính vì vậy, khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy, mẹ cũng nên đặc biệt theo dõi trẻ và đưa trẻ đi thăm khám để đảm bảo trẻ được chăm sóc đầy đủ.

Uống sữa bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tiêu chảy như rối loạn tiêu hóa do kháng sinh, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc do virus…, tuy nhiên, không ít trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy sau khi uống sữa.

Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng này là sau khi uống sữa khoảng 30 phút đến 2 giờ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau bụng, bụng căng tức, ợ hơi và bắt đầu đi phân lỏng. Nếu trẻ có đầy đủ các biểu hiện trên thì nhiều khả năng trẻ đã mắc hội chứng không dung nạp Lactose.

Các Bác sĩ Dinh dưỡng giải thích như sau: Thông thường sau khi uống sữa, Lactose (hay đường sữa) sẽ đi vào hệ tiêu hóa và được enzyme Lactase phân giải thành đường đơn dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lớp niêm mạc ruột không sản xuất đủ lượng enzyme Lactase, lượng đường Lactose không được phân giải sẽ đi xuống tá tràng và bị các vi sinh vật ở đây lên men. Lượng axit và khí thoát ra trong quá trình lên men này chính là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy đi kèm với các dấu hiệu như đầy hơi, đau bụng, nôn, sôi bụng.

Trẻ em người Châu Á, người Mỹ gốc Mexico hay Mỹ gốc Phi, trẻ sinh non hoặc trẻ đang gặp phải những rối loạn tiêu hóa là những nhóm trẻ có nguy cơ cao mắc phải hội chứng bất dung nạp Lactose.

Xem thêm: Xem Giá Xe Exciter 150 Mới Nhất Hôm Nay Tháng 10/2021 Tại Đại Lý Yamaha

Cần làm gì khi trẻ gặp tình trạng uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng?

Thông thường trẻ sẽ tự khỏi khi bị tiêu chảy, tuy nhiên nếu nguyên nhân là do không dung nạp đường Lactose thì đợt tiêu chảy của trẻ sẽ kéo dài hơn bình thường. Cách tốt nhất là đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chữa trị.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ tiêu chảy. Sau đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Có 2 nguyên tắc mẹ nên nhớ trong quá trình điều trị tiêu chảy cho con là:

Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường: Nước này nên là nước pha thêm dung dịch bù nước, nước lọc, nước cháo, nước súp… Nếu mẹ muốn cho trẻ uống nước trái cây thì cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Nếu trẻ nhỏ đang bú mẹ, mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú. Với những trẻ lớn hơn mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Nếu cho trẻ uống sữa công thức thì nên pha loãng sữa để ruột trẻ dễ hấp thu hơn.

*

Khi bị tiêu chảy nặng, nếu trẻ không uống được nước bù chất điện giải hoặc uống mà bị nôn, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ truyền dịch

Sau thời gian dài tiêu chảy, trẻ thường biếng ăn, còi cọc, cân nặng và chiều cao chững lại, ít chơi đùa, kém lanh lợi hơn những trẻ đồng trang lứa. Nguyên nhân do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh. Để khắc phục, ngoài việc thăm khám và điều trị cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ bắt kịp tốc độ phát triển theo độ tuổi.

Các mẹ có trẻ uống sữa bị tiêu chảy thường có quan niệm là nên loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của con. Đây là quan điểm chưa đúng bởi còn tùy thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng, nếu ngưng sữa đột ngột có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng và kém phát triển. Chỉ nên kiêng sữa cho trẻ lớn trong trường hợp trẻ uống sữa tươi bị tiêu chảy (đặc biệt là sữa tươi từ động vật có vú như bò).

Do đó, thay vì sử dụng sữa tươi hay những loại sữa công thức phổ biến, mẹ nên tham khảo các loại sữa Lactose free (sữa không chứa đường Lactose) để thêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Lactose free là dòng sữa được đặc chế riêng cho những trẻ gặp phải tình trạng bất dung nạp Lactose, sữa sẽ được loại bỏ hoàn toàn hoặc chỉ chứa 1 lượng ít đường Lactose, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ.

Bất dung nạp Lactose là hội chứng không thể chữa trị hoàn toàn, biện pháp duy nhất là cắt giảm lượng lactose ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ đường Lactose, quá trình hấp thu canxi sẽ khó khăn hơn, dễ khiến trẻ không thể phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chậm phát triển sau khi điều trị tiêu chảy do mất dung nạp Lactose, mẹ nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn, tránh những biến chứng nặng hơn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động tiengtrungquoc.edu.vn có đầy đủ các dịch vụ tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho trẻ em ở tất cả độ tuổi hoặc đang gặp phải các rối loạn dinh dưỡng sau khi bị bệnh. Trên cơ sở thăm khám trực tiếp, tiến hành các xét nghiệm, phân tích vi chất, các bác sĩ dinh dưỡng tại đây sẽ đưa ra các phác đồ dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ, trong đó có trẻ không may bị tiêu chảy khi uống sữa.