Cách làm đồ dùng dạy học lớp 1

     
- Tác giả: Lưu Thị Tuyết - Đơn vị: Trường TH Hua Nguống, huyện Mường Ẳng - Tên đồ dùng: Vòng xoay số dạy Toán - Dạy môn: Toán - Đồ dùng đạt giải nhì cấp tỉnh năm học 2012 - 2013 I.

Bạn đang xem: Cách làm đồ dùng dạy học lớp 1

Thông tin chung
Để giảng dạy có hiệu quả môn toán cho học sinh lớp 1 thì việc sử dụng hợp lý, sáng tạo đồ dùng dạy học là rất quan trọng đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy; với đồ dùng này áp dụng cho phần lớn chương trình toán lớp 1 và được vận dụng dạy các bài: Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10, so sánh các số trong phạm vi từ 1 đến 10, cấu tạo các số từ 1 đến 10, các bài luyện tập; phần thực hành. Ngoài ra học sinh có thể tự thực hiện ở giờ truy bài, giờ ra chơi; kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh….. Lớp 2: Môn thủ công bài về cắt, dán hình tròn, biển báo giao thông có dạng hình tròn. Môn toán dạy bài 1/2; 1/3; 1/4; 1/5. Lớp 4: môn Mỹ thuật với bài trang trí hình tròn. Với đồ dùng này có thể nhân rộng ra ở tất cả các lớp 1. II. Quy trình thiết kế đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tự làm 1. Nguyên tắc cấu tạo và vật liệu * Cấu tạo: - 5 vòng tròn được ghép bởi 1 ốc vít từ tâm. - Đế giữ đảm bảo an toàn. - Các vòng tròn quay độc lập. - Mũi tên cố định. * Nguyên tắc: - 5 vòng tròn, mỗi vòng quay độc lập. - Mũi tên chỉ cố định ở tâm của vòng 1. * Vật liệu: - 5 vòng tròn có kích thước khác nhau bằng mê ca; - Giấy đề can các màu; - 1 ốc vít; 1 trục; 1 mũi tên.
*

2.

Xem thêm: Uống Nước Mật Ong Có Tác Dụng Gì, Uống Hàng Ngày Có Tốt Không

Cách làm
Từ vòng tròn nhỏ có đường kính 20 cm được tính là vòng 1. Từ vòng 1 đến các vòng còn lại mỗi vòng cách nhau 8 cm được ghép lại với nhau ở tâm bằng 1 ốc vít - Chia đều mỗi vòng tròn dùng giấy đề can màu đỏ chia thành 10 phần bằng nhau - Dùng giấy đề can cắt thành các số từ 0…10 dán ở vòng 1, 3, 5. các dấu +, - , , = dán ở vòng 2, 4 - Dùng ốc vít ghép 5 vòng tròn vào chân đế sao cho mỗi vòng quay độc lập. - Mũi tên cố định ở tâm của vòng 1. 3. Lắp ráp và bố trí đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tự làm Ghép mũi tên, lần lượt từng vòng tròn (từ tâm) vào trục có chân đế, lắp ốc vít cho chặt. Cắt số, dấu, dải ngăn cách bằng nhiều màu sắc. Chia khoảng cách thành 10 phần bằng nhau rồi tiến hành dán. Sản phẩm được đề trên bục giảng tiện cho học sinh quan sát. III. Hướng dẫn khai thác sử dụng Qui định vòng 1là vòng nhỏ nhất khi thực hiện tính từ trong ra ngoài, mũi tên cố định, muốn thực hiện phép tính nào chỉ quay 5 vòng sao cho phép tính thẳng mũi tên. Ví dụ: * Dạy bài phép cộng trong phạm vi 6 ta quay vòng 1 là số 2, vòng 2 là dấu cộng, vòng 3 là số 4, vòng 4 là dấu =, vòng 5 là số 6 ta được phép tính 2 + 4 = 6 tương tự khi thực hiện các phép tính còn lại ta chỉ cần quay số ở vòng 1 và 3 để thực hiện các phép tính trong phạm vi 6. Với các bài dạy phép trừ trong phạm vi 2 đến phạm vi 10 ta cũng thực hiện các bước tương tự. * Với các bài so sánh các số trong phạm vi từ 3 đến 10 Ví dụ: ta so sánh 3 + 4 > 5 ta quay vòng 1 là số 3, vòng 2 là dấu cộng, vòng 3 là số 4, vòng 4 là dấu > , vòng 5 là số 5. * Hoặc so sánh 4 * Cấu tạo số từ 1 đến 10 ví dụ: 3 = 2+1 ta cũng thực hiện lần lượt các vòng quay. IV. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản Khi thực hiện xoay từng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, mũi tên chỉ cố định vuông góc với đồ dùng. Bảo quản nơi thoáng, mát, giá thành rẻ sử dụng được nhiều năm vì không sử dụng chất bảo quản, chất gây độc hại đảm bảo an toàn khi sử dụng./.