Cách làm cho trẻ hạ sốt

     

Nhiều mẹ khi thấy con bị sốt thường cho trẻ dùng ngay thuốc. Thực chất, không phải trường hợp nào thuốc hạ sốt cũng là lựa chọn tốt nhất. Việc lạm dụng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ 11 cách hạ sốt cho trẻ em bằng mẹo dân gian vừa lành tính, vừa hiệu quả.

Bạn đang xem: Cách làm cho trẻ hạ sốt

Nguyên nhân trẻ bị sốt


*

Vì sao trẻ bị sốt?

Sốt là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây hại xâm nhập vào hệ thống miễn dịch. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, thường là do vi khuẩn hoặc virus. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây sốt ở trẻ:

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt ở trẻ. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, sốt phan ban, nhiễm trùng gan, nhiễm trùng não,… Trong trường hợp này, sốt được xem là cách hệ miễn dịch phòng vệ để giảm sự tấn công của tác nhân gây bệnh.Mọc răng: Trẻ mọc răng thường bị sốt nhẹ. Hiện tượng này sẽ xảy ra từ 1-2 ngày. Do vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ sốt do mọc răng.Tiêm phòng: Sau khi tiêm phòng, trẻ thường bị sốt trẻ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, khi đưa trẻ đi tiêm, phụ huynh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về phản ứng của trẻ để có biện pháp xử lý tốt nhất.Mặc nhiều quần áo: Do cơ thể trẻ chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt, nên nếu mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo, ủ chăn kín hoặc ở trong môi trường nóng sẽ khiến trẻ bị sốt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị sốt:

Thân nhiệt cao trên 37.5 độ C.Mệt mỏiNgủ li bìLơ mơChán ăn, bỏ búQuấy khóc, cáu gắtThở gấpĐổ mồ hôi,…

Trường hợp trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, bố mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ kịp thời để tránh hậu quả xấu.

Trẻ bị sốt có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, sốt là hiện tượng cơ thể phản ứng với tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ bị sốt không phải lúc nào cũng là nguy hiểm, bệnh nặng. Đôi khi đây lại là dấu hiệu tốt của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả.


*

Trẻ bị sốt có nguy hiểm không?

Sốt không phải là bệnh, đó là triệu chứng của những bệnh lý kể trên. Do đó, để đánh giá sốt có nguy hiểm không cần phải xem xét mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Có khi trẻ sốt cao nhưng không nguy hiểm, không phải bệnh quá nặng. Ngược lại, có trẻ không sốt hoặc thậm chí thân nhiệt hạ bất thường lại tiềm ẩn nguy hiểm.

Đặc biệt, khi trẻ sốt cao > 40 độ C có thể kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như co giật, tổn thương não. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để sơ cứu và điều trị kịp thời.

Bật mí cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Trường hợp trẻ sốt nhẹ, thân nhiệt khoảng 37.5 – 38 độ C, phụ huynh có thể chăm sóc bé tại nhà với một số cách hạ sốt cho trẻ dưới đây:

1. Gừng tươi

Gừng được biết không chỉ là một loại gia vị giúp tăng hương vị món ăn mà nó còn là một vị thuốc rất nổi tiếng trong đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, hạ sốt nhanh cho trẻ là công dụng của gừng được biết tới nhiều hơn cả.

Gừng có vị cay, tính ôn, mang lại tác dụng làm ấm, kháng khuẩn, thải độc. Do vậy, đây là vị thuốc rất an toàn giúp trẻ hạ sốt.


*

Gừng tươi trị sốt cho trẻ sơ sinh

Cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất bằng gừng được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

Gừng tươi, lê, tỏi mỗi thứ 1 củ/quả,20g đường phèn, 3g muối hạt, 15ml mật ong.

Cách làm:

Rửa sạch gừng tươi, lê, tỏi rồi thái mỏng. Riêng gừng thái chỉ.Thêm mật ong, muối, đường phèn vào cùng rồi tiến hành hấp cách thủy khoảng 30 phút.Lọc phần nước cốt thu được cho vào bình thủy tinh, cất trong tủ lạnh để dùng dần.

Cách dùng:

Với trẻ Với trẻ Với trẻ > 1 tuổi: Cho trẻ uống mỗi ngày 5ml, chia làm 3 lần uống.

Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi, trong thành phần của bài thuốc mẹ nên thay mật ong bằng nước cốt chanh.

2. Lá tía tô

Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô là một trong những cách được các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng.

Thực tế, trong lá tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu như L-perrilla alcohol, perillaldehyd, α-pinen, limonen, hydrocumin,… Chúng có tác dụng chữa ho, long đờm, giải độc, giảm đau,… rất hiệu quả.


*

Lá tía tô trị sốt cho trẻ

Sử dụng nước sắc tía tô có thể giúp tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Từ đó đào thải được độc tố ra ngoài cơ thể, trẻ sẽ hạ sốt nhanh chóng.

Không những thế, vị thuốc này còn rất an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì thế mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.

Dưới đây là các bước hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô:

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá tía tô tươi, nước ấm.

Cách làm:

Lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước.Giã lá tía tô để lấy nước rồi cho trẻ bú..Bài thuốc này phù hợp với trẻ bị sốt do tiêm phòng. Trước khi cho bé đi chích ngừa, mẹ hãy thực hiện cách này đề phòng trẻ bị sốt nhé!Khi dùng lá tía tô, cơ thể trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn, nên mẹ hãy cho trẻ mặc bộ đồ thoáng mát, thường xuyên lau người cho trẻ để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh.

3. Hành tây

Cách giúp trẻ hạ sốt bằng hành tây là bài thuốc đã có từ thế kỷ 16 và được lan truyền cho đến ngày nay. Y học hiện đại đã chỉ ra, có khoảng hơn 7000 dây thần kinh liên kết với các cơ quan trong cơ thể tập trung tại lòng bàn chân. Dùng hành tây đắp vào vị trí này sẽ giúp tiêu diệt được virus bám vào dây thần kinh, đồng thời tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.


*

Cách hạ sốt cho trẻ bằng hành tây

Điều thú vị ở đây là sử dụng hành tây rất an toàn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng cách làm hạ sốt cho trẻ bằng mẹo hay dân gian này.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu 1 củ hành tây trắng hoặc hành tây tím.

Cách làm:

Cách 1:

Hành tây rửa sạch, thái mỏngXay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.Sau đó đặt dưới lòng bàn chân trẻ. Để hành tây không bị xê dịch, mẹ có thể mang vớ vào chân trẻ.

Cách 2:

Nướng hành tây trên bếp than.Lột bỏ vỏ, thái mỏng rồi xay nhuyễn.Bọc hành tây trong miếng vải sạch rồi chườm lên ngực trẻ khoảng 15 phút.

4. Chanh tươi

Chắc hẳn mẹ đều biết công dụng của chanh tươi là thanh nhiệt, giải độc. Do đó, cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi được đánh giá là rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những bé sốt cao trên 38 độ C.


Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi

Ngoài ra, chanh tươi còn sở hữu nhiều công dụng thần thánh với sức khỏe. Trong chanh chứa hàm lượng Vitamin C cao có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng rối loạn điện giải, giúp trẻ phòng chống cảm lạnh, hạ sốt hiệu quả.

Xem thêm: Download Đơn Xin Thuyên Chuyển Công Tác Trong Huyện, Download Đơn Xin Thuyên Chuyển Công Tác

Đây là loại quả hầu như gia đình nào cũng có, vì vậy hãy thực hiện ngay cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh theo các bước dưới đây nhé!

Cách thực hiện:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, 1 chiếc khăn mỏng.

Cách làm:

Chanh tươi rửa sạch, thái lát mỏng.Đắp từng miếng chanh lên trán, dọc sống lưng, khuỷu tay, lòng bàn chân.Cố định bằng khăn rồi giữ khoảng 15-20 phút.

Lưu ý: 

Mẹ cần tránh đắp chanh lên những vết thương hở, vùng da bị viêm loét hoặc trầy xước. Điều này sẽ khiến trẻ bị xót và ngứa.Da trẻ nhạy cảm nên rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu khi tiếp xúc với chanh. Vì vậy, mẹ không nên chà xát quá mạnh hoặc đắp chanh quá lâu. Khi trẻ đã hạ sốt, hãy gỡ đỡ chanh vờ vùng cổ, lòng bàn chân để bé cảm thấy thoải mái hơn.Với trẻ bị sốt cao, mẹ cần thường xuyên thay lát canh mới để bé hạ sốt nhanh.

5. Tinh dầu tràm

Dầu tràm được chiết xuất 100% tự nhiên không chứa hóa chất nên hoàn toàn lành tính cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Không những thế, thành phần 1.8- Cineol trong dầu tràm còn có tác dụng phòng cảm lạnh, cảm gió, chữa ho và hạ sốt vô cùng hiệu quả.


Mát xa tinh dầu tràm cho trẻ

Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên giúp loại bỏ virus bám trên da trẻ, làm giảm sự tấn công của tác nhân gây hại.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Tinh dầu tràm, chậu nước ấm với nhiệt độ từ 37-38 độ C, 1 chiếc khăn sạch.

Cách làm:

Nhỏ khoảng 20 giọt tinh dầu tràm vào chậu nước đã chuẩn bị sẵn.Khuấy đều để tinh dầu lan tỏa đều trên mặt nước.Dùng khăn sạch thấm nước, vắt bớt nước rồi lau lên người trẻ.Cho trẻ mặc bộ quần áo mỏng, thoáng mát rồi đắp khăn ướt có tinh dầu lên trán trẻ.Cách làm này sẽ giúp da trẻ được thông thoáng, thoát mồ hôi tốt hơn, đồng thời đảo thải độc tố ra ngoài cơ thể. Từ đó trẻ sẽ mau chóng hạ sốt.

6. Lô hội

Lô hội hay còn được gọi là nha đam. Loại thực vật này có chất gel mát giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Vì thế, các mẹ thường dùng lô hội massage để hạ sốt cho bé. Gel lô hội rất lành tính, đặc biệt nó còn giúp làm mềm mịn da nên vô cùng an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy trồng 1 chậu nha đam trong nhà để tiện dùng trong trường hợp cần thiết nhé.

Cách hạ sốt cho trẻ em bằng lô hội được thực hiện rất đơn giản, mẽ hãy tham khảo các bước dưới đây:

Lấy 1 nhánh nha đam đem rửa sạch, để ráo.Gọt lớp vỏ cứng bên ngoài để lấy phần gel bên trong.Đắp gel nha đam lên trán, bàn tay, lưng, nách và bàn chân của trẻ.Mẹ có thể mát xa nhẹ nhàng để làm mát cơ thể trẻ cũng như mang lại hiệu quả nhanh hơn.

7. Dưa chuột

Chắc hẳn ai cũng biết dưa chuột là một thực phẩm giúp dưỡng da, giảm cân cho phái nữ. Thế nhưng, ít ai biết rằng ngoài công dụng làm đẹp, dưa chuột còn là một bài thuốc giúp trẻ hạ nhanh cơn sốt.


Dưa chuột hạ sốt cho trẻ

Thật vậy, dưa chuột có đặc tính mát, thanh nhiệt nên rất hữu nghiệm trong trường hợp trẻ bị sốt do mọc răng. Ngoài tác dụng giúp trẻ hạ nhiệt nhanh chóng, dưa chuột còn giúp bé giảm đau sưng lợi rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ hãy ghi nhớ cách này khi bé yêu bị sốt mọc răng nhé!

Cách thực hiện:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả dưa chuột

Cách làm:

Dưa chuột rửa sạch, để ráo.Gọt sạch vỏ rồi cắt tỉa thành hình bình sữa, sao cho phần đầu nhọn và to dần ở phần đuôi.Để cho bé ngậm “bình sữa” này từ 15-20 phút.

Lưu ý: Dưa chuột khá mềm, nên trong quá trình bé ngậm, mẹ cần theo dõi sát sao để tránh trường hợp con bị nghẹn nhé!

8. Lá bạc hà

Bạc hà là vị thuốc rất tốt, có vị cay, tính mát, không độc. Vì vậy, bạc hà thường được dùng trong điều trị các chứng bệnh như ho, sốt cao, mũi tắc, cảm cúm,…

Ngoài ra, trong bạc hà còn chứa một số hoạt chất như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella Typhoid… Chúng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất an toàn với cơ thể trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sử dụng lá bạc hà đúng cách còn có thể giúp hạ sốt, đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi. Từ đó giúp trẻ nhanh chóng bình phục.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 5g lá bạc hà tươi, 2 thìa mật ong, 200ml nước ấm.

Cách làm

Lá bạc hà đem rửa sạch, để ráo.Xay nhuyễn lá bạc hà với mật ong và nước đã chuẩn bị.Chia hỗn hợp đó thành 3-4 phần, cho trẻ uống trong ngày.

9. Tỏi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Từ lâu, tỏi được biết đến là một vị thuốc có tác dụng chữa rất nhiều chứng bệnh như đau khớp, ho, chống lão hóa,… Nhưng ít ai biết rằng, tỏi còn sở hữu một công dụng đặc biệt nữa, đó chính hạ sốt.


Hạ sốt cho trẻ bằng tỏi

Theo nghiên cứu, trong tỏi, đặc biệt là tỏi đen có chứa hoạt chất kháng khuẩn alliin. Nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp nâng cao sức khỏe của trẻ, đẩy lùi cảm cúm, viêm họng. Từ đó giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Vài tép tỏi, cốc nước ấm

Cách làm:

Bóc vài tép tỏi đem đập dậpSau đó hòa vào cốc nước nóngXông lên mũi trẻ khoảng 10 phút.Khi nước đã nguội, vớt bỏ tỏi rồi cho trẻ uống nước còn trong ly.

10. Chườm hạ sốt cho bé

Nguyên nhân lớn khiến trẻ bị sốt là do sự bít tắc của lỗ chân lông, máu lưu thông kém. Do đó, việc chườm sẽ giúp giãn mạch máu và lỗ chân lông, giúp tăng khả năng dẫn truyền máu đến các cơ quan. Từ đó giúp hạ nhiệt, giảm sốt nhanh chóng.


Chườm hạ sốt cho trẻ

Chườm hạ sốt cho trẻ là phương pháp hoạt động theo nguyên lý tác động từ bên ngoài, nhằm làm mát cơ thể, hạ dần thân nhiệt.

Trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao mà chưa đến giờ dùng thuốc tiếp theo. Lúc này, mẹ có thể thực hiện cách chườm hạ sốt cho bé.

Cách thực hiện như sau: 

Cho trẻ nằm trong phòng kín gióChuẩn bị 1 chậu nước nóng và 3-4 khăn mặt mềm.Nhúng khăn trong nước ấm, vắt khô rồi lau khắp cơ thể trẻ.Sau đó lấy những chiếc khăn tiếp theo đắp vào các vị trí như trán, nách, bẹn.Mẹ cần kiểm tra và liên tục thay khăn cho trẻ.

11. Rau diếp cá

Diếp cá là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Không chỉ có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon, người ta còn phát hiện rau diếp cá sở hữu nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe con người, trong đó có hạ sốt.

Rau diếp cá được xem như một vị thuốc “kháng sinh tự nhiên”, có công dụng thanh nhiệt cơ thể, sát khuẩn, tiêm viêm mà không hề gây độc cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Dưới đây là cách hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá:

Chuẩn bị nguyên liệu: 200g rau diếp cá, băng gạc, nước sạch

Cách làm:

Đối với trẻ sơ sinh:Rau diếp cá đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước.Giã nát rau diếp cá rồi lấy phần xác đắp lên trán trẻ.Sử dụng băng gạc để cố định trong vòng 20 phút.Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi:Sơ chế nguyên liệu tương tự như trên.Giã nát rau diếp cá, sau đó đổ thêm khoảng 400ml nước ấm vào rồi lọc lấy nước cho trẻ uống.Rau diếp cá có vị tanh khá khó uống, mẹ có thể bỏ thêm xíu đường để bé dễ uống hơn.Tận dụng phần bã để đắp lên trán trẻ cho nhanh hạ sốt.

Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Mẹ không nên cho trẻ mặc nhiều quần áo ấm hoặc quấn chăn kín. Thay vào đó, mẹ hãy thay cho trẻ những bộ quần áo chất liệu vải thoáng mát, có độ co giãn và thấm hút tốt để cơ thể bé hạ nhiệt nhanh hơn.Khi chăm trẻ ốm, mẹ không nên để phòng quá kín, hãy mở hé cửa sổ để không khí lưu thông.Mẹ không nên hạ nhiệt cơ thể cho bé bằng cách chườm nước đá hoặc bôi rượu.Ngoài các cách hạ sốt cho trẻ kể trên, mẹ nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng. Điều này sẽ rất tốt cho bé trong giai đoạn này. Một số thực phẩm nên bổ sung cho bé: cháo, súp, nước ép trái cây, sữa,…Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng.Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc chứa thành phần aspirin. Bởi loại thuốc này sẽ gây tổn thương đến não trẻ.Những cách trên chỉ thích hợp với trẻ bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, kéo dài 3 ngày liên tục, mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là tổng hợp 11 cách hạ sốt cho trẻ em. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ ích cho mẹ trong việc chăm sóc bé yêu. Chúc bé mau khỏi ốm và khỏe mạnh!