Cách dạy bé 2 tuổi

     

Dạy trẻ 2 tuổi như thế nào là vấn đề các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm bởi tầm quan trọng của nó trong vai trò hình thành nên nhân cách và năng lực của trẻ sau này. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ hiểu được trẻ 2 tuổi cần học những gì và cách dạy trẻ 2 tuổi như thế nào mới giúp được bé phát triển thông minh và chuẩn theo đúng lứa tuổi của bé.

Bạn đang xem: Cách dạy bé 2 tuổi


Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 2 tuổiDạy trẻ 2 tuổi học những gì?Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến cách dạy trẻ 2 tuổi

Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 2 tuổi

Chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn trung bình

Chiều cao và cân nặng của các bé luôn được các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều, đây chính là thước đo để các bậc cha mẹ biết được bé nhà mình có phát triển tốt về thể chất không.Tùy vào giới tính của bé, mức cân nặng và chiều cao trẻ 2 tuổi cũng có sự khác biệt nhỏ.

Chuẩn WHOChiều cao trung bìnhCân nặng trung bình
Bé gái 2 tuổi11,5 kg86,4 cm
Bé trai 2 tuổi12,2 kg87,6 cm
Nếu cân nặng trẻ 2 tuổi vượt quá 20% cân nặng trung bình, bé có dấu hiệu bị thừa cân, nếu thấp hơn 20%, bé có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Theo chuẩn WHO mới nhất, cân nặng bé gái 2 tuổi bình thường sẽ khoảng 11,5kg và với bé trai là 12,2kg. Chiều cao bé trai 2 tuổi trung bình là 87,6 cm và chiều cao của các bé gái 2 tuổi trung bình là 86,4 cm. Nếu cân nặng trẻ 2 tuổi vượt quá 20% cân nặng trung bình, bé có dấu hiệu bị thừa cân, nếu thấp hơn 20%, bé có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Mỗi bé đều có tốc độ phát triển của riêng mình. Bé có thể cao hơn, hoặc mũm mĩm hơn so với bạn bè cùng tuổi, điều đó còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, môi trường, mức cân nặng khi bé vừa chào đời…

Những thông số về cân nặng và chiều cao trẻ 2 tuổi theo chuẩn chỉ mang tính tham khảo, cha mẹ không cần quá lo nếu cân nặng, chiều cao của bé có “xê xích chút đỉnh” so với chuẩn. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc thể chất cho trẻ 2 tuổi chính là cha mẹ nên nắm rõ tháp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, cũng như biết được trẻ 2 tuổi ăn được những gì và chưa ăn được những gì, nên cho bé ăn bao nhiêu bữa/ ngày.

Từ đó các bậc cha mẹ có thể xây dựng được thực đơn cho trẻ 2 tuổi để tạo cho bé một môi trường phát triển thể chất chuẩn.

Tâm lý của trẻ 2 tuổi


*
Bé thường bộc lộ cảm xúc bực bội hoặc có những cơn giận dữ khi thất vọng về điều gì đó. Họ thường gọi tâm lý trẻ 2 tuổi lúc này là khủng hoảng tuổi lên 2

Khi trẻ 2 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có những thay đổi lớn về trí tuệ và cảm xúc giúp các con khám phá về mọi điều xung quanh.Vào lúc này bé đã bắt đầu nhận thức được cảm xúc của trẻ. Đây cũng là thời điểm mà tính cách các con bắt đầu hình thành, chúng phát triển thành con người của chính mình.

Ở giai đoạn này, não bộ của bé có sự phát triển rất lớn tương tự thì sự thay đổi trong phát triển tình cảm, cảm xúc của bé cũng hết sức rõ ràng. Bé thường bộc lộ cảm xúc bực bội hoặc có những cơn giận dữ khi thất vọng về điều gì đó. Họ thường gọi tâm lý trẻ 2 tuổi lúc này là khủng hoảng tuổi lên 2.

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể lý giải đơn giản là khi trẻ 2 tuổi, trẻ thường bắt đầu độc lập hơn, tự nhận thức bản thân là cá thể độc lập, thường thích tự làm mà không cần bạn giúp đỡ hoặc bé cũng không thích nghe lời như trước, thường làm những điều bố mẹ không cho làm, hoặc khi bé không đủ từ ngữ để diễn đạt ý khiến bé tức giận và nổi cáu.

Đó là tâm lý của trẻ 2 tuổi, bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy tính cách của các bé đột nhiên có thay đổi lớn , tâm lý của bé sẽ dần ổn định khi bé qua giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm: Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Cách giúp bé vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2

Những khả năng trẻ 2 tuổi cần đạt được


*
Khi trẻ 2 tuổi, đây là lúc trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng vận động

Khi trẻ 2 tuổi, đây là lúc trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng vận động, trẻ bắt đầu tương tác với xã hội nhiều hơn do bé đã bắt đầu có nhận thức. Ba mẹ nên tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ 2 tuổi để hiểu trẻ 2 tuổi làm được những gì và nhận thức của trẻ đến đâu. Sau đây là những khả năng mà trẻ 2 tuổi thường đạt được:

Tiêu chuẩn phát triển vận động thô và vận động tinh cần đạt được:

Ở tuổi lên 2, trẻ đã có bước đầu phát triển các cơ lớn giúp bé có kỹ năng vận động thô và phát triển các cơ nhỏ để bé có các kỹ năng vận động tinh.


Khả năng vận động thô trẻ 2 tuổi cần đạt được

Với kỹ năng vận động thô, bé đã có thể làm những việc như:

Đi bộ, chạy và bắt đầu học cách nhảy bằng cả hai chân Khéo hoặc xách đồ khi đi bộNém và đá bóng, bắt bóng bằng 2 tayKiễng chân hoặc giữ thăng bằng trên một chânLeo lên đồ đạc hoặc leo lên sân chơiĐi bộ lên cầu thang và giữ lan can
*
kỹ năng vận động tinh, bé 2 tuổi cần đạt được

Với kỹ năng vận động tinh, bé 2 tuổi có thể đã làm được những việc như:

Bắt đầu tự đánh răng và chải tóc.Có thể kéo quần lên và xuốngVặn vòi nước và rửa tayCầm đồ dùng và bút màu bằng ngón tay thay vì nắm cả bàn tayCó thể xây dựng một tháp khối đơn giản

Tiêu chuẩn phát triển cá nhân, xã hội cần đạt


*
Trẻ lên 2 ý thức về sự độc lập của bé nhiều hơn

Như đã chia sẻ về tâm lý khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, ở tuổi này trẻ ý thức về sự độc lập của bé nhiều hơn, tương tác xã hội nhiều hơn biểu hiện của điều này là bé có khả năng làm những việc sau:

Bé sẽ thích sao chép người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ lớn hơn. Bé sẽ bắt chước lại lời nói, hành động hoặc cách họ nói chuyện.Bé sẽ hứng thú với những đứa trẻ khác nhưng sẽ chỉ chơi bên cạnh thay vì chơi cùng với những đứa trẻ đó.Bé thích sự thách thức ngày càng tăng như làm những điều bố mẹ bảo họ không được làm

Tiêu chuẩn phát triển ngôn ngữ- nhận thức cần đạt


*
Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ thông qua cách ba mẹ chỉ dạy, cách ba mẹ giao tiếp với bé

Ở giai đoạn này thì học nói là điều vô cùng quan trọng với các bé. Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ thông qua cách ba mẹ chỉ dạy, cách ba mẹ giao tiếp với bé hoặc có thể thông qua các chương trình truyền hình hoặc trò chơi.

Nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc trẻ 2 tuổi nói được những gì, và khá là lo lắng khi bé nhà mình chậm nói hoặc ít nói.

Sau đây là những điều mà trẻ 2 tuổi có thể nói được và nhận thức được nếu trẻ được ba mẹ thường xuyên chỉ dạy và giao tiếp với bé:

Biết tên bố mẹ, anh chị, các bộ phận cơ thể hoặc các đồ vật đơn giản được dạyChỉ vào những thứ hoặc hình ảnh khi chúng được dạy tên gọi.Nói theo các từ mà bé nghe thấyLàm theo hướng dẫn đơn giảnBắt đầu ghép được những câu đơn giản theo sự chỉ dẫn

Vấn đề đáng chú ý khác cần chú ý


*

Một số vấn đề khác cần bố mẹ chú ý nhiều hơn đó là tâm lý trẻ 2 tuổi khi có em và tâm lý trẻ khi bắt đầu đi học. Nhiều trường hợp đặc biệt mà bé khi mới 2 tuổi hơn đã có em và đã bắt đầu được gửi lớp mầm non sớm, với những trường hợp này bố mẹ cần hết sức quan tâm đến tâm lý của các bé.

Như đã chia sẻ về sự thay đổi tâm lý khi trẻ lên 2, thời điểm này tâm lý bé sẽ rất nhạy cảm, bé sẽ chưa biết đến khái niệm chia sẻ và sẽ coi thế giới chỉ là mình bé. Do đó rất khó để bé chấp nhận một em bé khác được quan tâm hơn hay là sự thay đổi môi trường khi bé bắt đầu đi lớp, vậy nên các bậc cha mẹ cần phải rất lưu tâm về tâm lý của bé lúc này.

Dạy trẻ 2 tuổi học những gì?

Chương trình học cho bé 2 tuổi


*
Bé cũng đã bộc lộ tính cách của bé như thông minh hay bướng bỉnh

Tầm quan trọng của giáo dục sớm cho trẻ, và nhất là đối với trẻ 2 tuổi là vô cùng quan trọng. Dựa trên những khả năng mà trẻ 2 tuổi có thể đạt được như đã chia sẻ ở trên thì bố mẹ nên tìm hiểu về các chủ đề để dạy trẻ 2 tuổi, từ đó mới xây dựng được cho bé các chương trình học và phát triển cho trẻ. Sau đây là những điều mà bố mẹ nên dạy trẻ 2 tuổi.

Ba mẹ nên xây dựng những chương trình rèn luyện kỹ năng vận động thô: đi bộ, chạy nhảy,… và rèn luyện kỹ năng vận động tinh: như dạy con cầm bút tô màu, xé giấy…Ba mẹ dạy con để con phát triển ngôn ngữ: nói chuyện cùng con, dạy con bộ phận cơ thể, dạy con ghép câu đơn giản… giao tiếp thật nhiều cùng con.Ba mẹ nên dạy con tự lập: dạy con tự làm những việc đơn giản của riêng bé như tự đánh răng, tự ngồi bô, dạy con cách tự đi vệ sinh,…Ba mẹ cũng cần dạy con tương tác với xã hội, như dạy con giao tiếp với các bạn, hợp tác cùng làm việc gì…Ngoài ra ba mẹ có thể dạy cho bé phát triển về thẩm mỹ cá nhân…

Thêm nữa, ở tuổi này nhiều bé cũng đã bộc lộ tính cách của bé như thông minh hay bướng bỉnh. Cách dạy trẻ thông minh và dạy trẻ bướng bỉnh hay những tính cách khác đều có điểm khác nhau. Bố mẹ nên chú trọng hơn tính cách bé nhà mình thì mới có thể tìm ra những mẹo rất riêng và hiệu quả để dạy bé.

Dạy trẻ 2 tuổi học chữ


*
Dạy cho bé hình thành khái niệm về đọc sách là khởi đầu tuyệt với cho sự phát triển trí tuệ của bé 2 tuổi sau này

Nhiều bậc bố mẹ vẫn còn hơn phân vân về việc dạy trẻ 2 tuổi học chữ liệu có quá sớm trong khi bé còn chưa nói được rõ ràng. Bố mẹ xin đừng quá bận tâm, hãy tạo ngay cho bé một kệ sách nho nhỏ riêng với những quyển sách dành cho bé 2 tuổi với rất nhiều hình ảnh, nét vẽ đáng yêu.

Đây chính là bước khởi đầu tuyệt vời cho sự phát triển trí tuệ của bé. Khi đó, bé sẽ có khái niệm về đọc sách đây có lẽ sẽ hình thành một thói quen tốt trong tương lai cho con.

Một số sách bố mẹ cần tham khảo trong quá trình dạy trẻ 2 tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo như sách Ehon dành cho bé 2 tuổi, truyện tranh cho bé 2 tuổi… Ngoài ra ba mẹ nên tìm hiểu về một số phương pháp dạy trẻ 2 tuổi học chữ như:

Phương pháp tráo thẻ Glenn DomanPhương pháp tráo thẻ Shichida

Dạy trẻ 2 tuổi học tiếng Anh


*
Nghe nhạctiếng Anh giúp bé có tiếp cận với môi trường học tiếng Anh ngay từ nhỏ

Hiện nay thì đã có rất nhiều bố mẹ dạy trẻ 2 tuổi học tiếng Anh. Đây là cách dạy trẻ học ngoại ngữ một cách vô thức ngay còn bé.

Cách này sẽ tạo tiền đề cho trẻ trong việc học ngoại ngữ sau này, các cách dạy trẻ 2 tuổi học tiếng Anh thường được biết đến như phương pháp loa tắm tiếng anh thụ động hay cách cho bé xem, nghe nhạc tiêng anh giúp bé có tiếp cận với môi trường học tiếng anh ngay từ nhỏ.

Xem thêm: Học Nghề Thẩm Mỹ Tại Hà Nội, Top 10 Trung Tâm Dạy Nghề Spa Uy Tín Nhất Hà Nội

Việc dạy trẻ 2 tuổi học ngoại ngữ sẽ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như trí thông minh của trẻ rất nhiều.

Trẻ 2 tuổi nên chơi gì?


*
Chơi theo cách được tổ chức chương trình hay việc bé tự mình chơi đều quan trọng với bé

Phần lớn những điều mà trẻ 2 tuổi học được sẽ thông qua vui chơi và giao tiếp xã hội bình thường. Nhiều bố mẹ hay tìm hiểu về cách chơi với trẻ 2 tuổi hay những loại đồ chơi cho trẻ 2 tuổi và muốn định hướng cho con chơi theo cách mình tổ chức. Tuy nhiên bố mẹ nên nhớ rằng việc chơi theo cách được tổ chức chương trình hay việc bé tự mình chơi đều quan trọng để phát triển những kỹ năng cần thiết cho bé.

Dưới đây là một số những trò chơi có thể dạy trẻ 2 tuổi phát triển các kỹ năng của bé:

Trò chơi phát triển kỹ năng vận động tinh: nặn bột( đất nặn) và vẽ tranhTrò chơi phát triển kỹ năng vận động thô: chuyền bóng bay, đá bóng, cầu trượt,…Trò chơi phát triển ngôn ngữ: vẽ theo bài hát, …Trò chơi phát triển kỹ năng hợp tác: trò chơi giả vờ hoặc bắt chước kết hợp với việc bé chơi cùng các bạn khác sẽ giúp phát triển kỹ năng hợp tác của bé.Trò chơi phát triển nhận thức: chơi giả vờ, bắt chước.

Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con theo phương pháp Montessori: Hướng dẫn A-Z chi tiết


Cách dạy trẻ 2 tuổi video tóm gọn nội dung cần nhớ

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến cách dạy trẻ 2 tuổi


Tại sao trẻ em 2 tuổi có thói quen mút ngón tay? Nguyên nhân của hành động này là gì? Cách giúp con từ bỏ thói quen này.


Hành động mút ngón tay – đặc biệt là ngón tay cái của bé là sự phản xạ ngậm, mút tự nhiên có ở hầu hết các trẻ em. Hành động này mang lại cho trẻ em cảm giác an tâm, một số trẻ có thói quen mút ngón tay cái khi chúng cần được xoa dịu về cảm xúc hoặc sắp chìm vào giấc ngủ.

Nguyên nhân:Mút ngón tay là cách trẻ xử lý rất nhiều kích thích từ bên ngoài tác động đến cơ thể hay nhận thức của bé, sự kích thích đó có thể là do:Những người lạ mà bé chưa tiếp xúc bao giờ, tiếng ồn xuất hiện xung quanh nơi ở và bất cứ thứ gì có thể gây choáng ngợp. Mút ngón tay giúp bé có cảm giác an toàn, điều này thường đi kèm với hiện tượng ngáp ngủ hoặc lắc đầu liên tục.

Một lý do phổ biến khác là do bé đói. Chúng chưa có nhận thức để hiểu rằng chỉ có bầu ngực của mẹ mới chứa sữa và nhầm tưởng rằng mút ngón tay của mình cũng có sữa chảy ra. Như vậy, hành động này cũng được coi là một cách gieo tín hiệu cho mẹ rằng “Con đang đói, con muốn ăn!” 

Nguyên nhân thứ 3 là do bé cảm thấy buồn chán. Điều này xảy ra khi trẻ muốn chơi nhưng mọi người đã ngủ. Vào những lúc khác, con bạn có thể muốn chơi với đồ chơi treo. Nếu để đồ chơi treo xa tầm tay, trẻ có thể sẽ mút ngón tay của mình.

Nếu em bé không biết đang có bạn ở trong phòng, trong lúc đó bé phải vật lộn để đánh rắm hoặc khó chịu do tã ướt, bé sẽ không bắt đầu khóc ngay lập tức. Bé có thể cố gắng tự xoa dịu mình bằng cách mút ngón tay cái để lấy sự tập trung cao độ.

Nhiều trẻ có xu hướng vừa ngủ vừa bú và hình thành thói quen ngậm núm vú vào miệng khi ngủ. Con bạn có thể sử dụng các ngón tay để đưa mình vào giấc ngủ nếu không tìm thấy vú mẹ hoặc núm vú.

Khi bé lớn hơn, quá trình mọc răng khiến nướu bị đau và rát, chảy nhiều nước dãi. Bé có thể cảm thấy muốn nhai một thứ gì đó để giảm đau. Đưa ngón tay vào miệng và ấn vào chúng là cách nhanh nhất để trẻ giảm bớt cơn đau và ngứa lợi.

Đây cũng có thể là cách giúp bé khám phá thế giới xung quanh. Khi thị giác và thính giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ có thể phụ thuộc vào vị giác của mình để tìm hiểu mọi thứ xung quanh.

Cách khắc phục:Cho trẻ bú mẹ ngay lập tức nếu có thể khi bé ra dấu hiệu đói, hoặc cho trẻ bú sữa mẹ đóng sẵn hoặc sữa công thức khi mẹ quá bận rộn.

Nếu bé nhét toàn bộ nắm tay vào miệng, bạn có thể dụ bé bỏ tay ra bằng cách đưa đồ chơi. Điều này sẽ khiến trẻ muốn nắm lấy nó và sẽ phải đưa tay ra để cầm. Có khả năng bé sẽ nhét đồ chơi vào miệng, vì vậy hãy chọn đồ chơi mềm hoặc thứ gì đó sạch và dễ nhai.

Kiểm tra xem tã của trẻ có bị ướt hay trẻ đang đối mặt với bất kỳ sự khó chịu nào không.

Khi trẻ đau lợi vì mọc răng hãy sử dụng vòng lạnh mọc răng trẻ em. Nhiệt độ thấp có thể làm giảm bớt khá nhiều cơn đau và các con thể nhai chiếc vòng mà không cần lo lắng.

Dành thời gian cho đứa con nhỏ của bạn. Nói chuyện, hát hoặc chơi với đồ chơi yêu thích của chúng. Với một chút kích thích, trẻ có thể bị phân tâm khỏi việc mút ngón tay của mình.

Khi nào bé nên từ bỏ thói quen mút ngón tay ?Mút ngón tay cái và ngón tay cái không phải là nguyên nhân đáng lo ngại cho đến khi trẻ mọc răng. Nếu răng của con bạn đã mọc hết vào đúng vị trí của lợi mà trẻ vẫn đưa tay vào trong miệng, điều đó có thể ảnh hưởng đến vị trí của răng. Và điều này sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về răng miệng. Nếu đến khi 5 tuổi trẻ vẫn còn thói quen mút tay, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị. Hãy cảnh giác và thường xuyên lựa chọn các cách để ngăn bé làm điều đó. Chẳng bao lâu nữa, con của bạn sẽ học cách tự phân tâm và từ bỏ hoàn toàn thói quen.


Trẻ cần ngủ từ 12-14 tiếng một ngày để đảm bảo được sức khỏe và cơ thể thực hiện tốt các quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ trong giai đoạn này. Khi trẻ còn chập chững biết đi, lý tưởng nhất là trẻ cần ngủ 14 giờ mỗi ngày, nhưng thực tế trẻ chỉ có thể ngủ khoảng 10 giờ. Hầu hết trẻ từ 21 đến 36 tháng vẫn cần ngủ trưa, kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Trẻ em thường đi ngủ từ 7 đến 9 giờ tối và thức dậy vào khoảng 6 đến 8 giờ sáng.


Biết nói câu khoảng 25 từ, gọi tên ai đó, biết chào hỏi và nói không. Trẻ 2 tuổi thường nói nhiều, biết 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi.


Thuộc chủ đề:Dạy trẻ 1 - 3 tuổi Tag với:Dạy trẻ 2 tuổi

*
Nói về Hương Nguyễn Montessori

Cô giáo yêu trẻ con, đam mê học hỏi và ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào quá trình đồng hành cùng con trẻ.Tôi mong muốn tất cả các ba mẹ đều trở thành những người đồng hành hạnh phúc bên con, hỗ trợ con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Kinh nghiệm làm việc:- Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF;- Cố vấn chuyên môn mở trường, chuyển đổi sang phương pháp Montessori (Bill Gates Thái Bình, Helios Montessori Preschool, PNN Preschool...);- Phụ trách chuyên môn chương trình giáo dục tại gia đình POH Acti;- Nguyên hiệu phó chuyên môn trường mầm non Casa Dei Picconi (CS NNKT);- Cựu đồng sáng lập công ty cổ phần giáo dục Kidstime.


Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ


Tác giả Hương Nguyễn Montessori

*
Cô giáo yêu trẻ con, đam mê học hỏi và ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào quá trình đồng hành cùng con trẻ.Tôi mong muốn tất cả các ba mẹ đều trở thành những người đồng hành hạnh phúc bên con, hỗ trợ con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Kinh nghiệm làm việc:- Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF;- Cố vấn chuyên môn mở trường, chuyển đổi sang phương pháp Montessori (Bill Gates Thái Bình, Helios Montessori Preschool, PNN Preschool...);- Phụ trách chuyên môn chương trình giáo dục tại gia đình POH Acti;- Nguyên hiệu phó chuyên môn trường mầm non Casa Dei Picconi (CS NNKT);- Cựu đồng sáng lập công ty cổ phần giáo dục Kidstime. Đọc thêm...