Cách cúng trả lễ chùa bà châu đốc

     

Chùa Bà Châu Đốc

Là ngôi chùa được rất nhiều người ghé thăm để xin tài lộc, bình yên, chùa Bà Châu Đốc hay Miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây.

Bạn đang xem: Cách cúng trả lễ chùa bà châu đốc

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Những tên gọi khác: chùa Châu Đốc, miếu bà chúa Xứ núi Sam, chùa Châu Đốc An Giang, bà chúa Xứ, chùa Bà Châu Đốc An Giang, Bà chúa Xứ núi Sam, bà chúa xứ Châu Đốc.

*
Hình ảnh chùa Bà Châu Đốc An Giang (Ảnh: HNM)

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Bà Châu Đốc An Giang, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.

Chùa Bà Châu Đốc ở đâu?

Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa ở núi Sam Châu Đốc này là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Bà Châu Đốc

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km và thành phố An Giang khoảng 36km. Bạn có thể tham khảo tuyến đường sau:

Di chuyển từ Sài Gòn đến thành phố An Giang. Từ thành phố An Giang: Chạy đến Vĩnh Thạnh Trung và đi dọc theo ĐT945 – QL91 đến Kinh 4 tại Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc. Sau đó là lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại Núi Sam.

Tham khảo: Chùa Bà Châu Đốc An Giang núi Sam Google maps

Thời điểm thích hợp đi chùa Bà Châu Đốc 

Thời điểm đi chùa cũng rất đa dạng, tùy theo sự sắp xếp thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, chùa thường đông nhất vào khoảng thời gian đầu năm. Đây là lúc người Việt thường có thói quen đi chùa đầu năm lấy lộc.

*
Hình ảnh chùa Bà Châu Đốc An Giang (Ảnh: Sưu tầm)

Thời điểm này cũng là lúc có nhiều lễ hội tín ngưỡng diễn ra. Nổi bật là lễ hội vía bà chúa Xứ vào ngày 22 đến 27/4 âm lịch. Nếu không thích đông đúc, bạn nên đi vào các thời điểm ngoài ngày lễ.

Bà Chúa Xứ là ai? Xin vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa.

Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.

Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.

Lịch sử hình thành chùa Bà Châu Đốc An Giang

Cách đây 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được.

Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Xem thêm: Bài Tập Pháp Luân Công 1 - Hướng Dẫn Tập 5 Bài Tập Pháp Luân Công Chuẩn

Ngày trước miếu chùa Bà Châu Đốc được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

Kiến trúc chùa Bà Chúa Xứ núi Sam

Không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà miếu Bà Chúa Xứ núi Xam còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.

Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. 

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên.

*
Hình ảnh chùa Bà Châu Đốc An Giang (Đại An)

Quần thể di tích núi Sam

Quần thể núi Sam ngay gần chùa Bà Châu Đốc, còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên đi sau khi viếng chùa Bà Châu Đốc núi Sam. Đặc biệt, bạn có thể di chuyển bằng cáp treo ở núi Sam để có thể ngắm toàn khung cảnh An Giang.

Đi chùa bà Châu Đốc An Giang cúng gì?

Đến chùa bà Châu Đốc An Giang, bạn có thể chuẩn bị 1 bó hoa tươi, 1 đĩa hoa quả kèm trầu cau, nến, muối và gạo. Ngoài ra, nếu có thời gian chuẩn bị, các bạn có thể cúng thêm 1 đĩa đồ mặn gồm khoanh giò, gà luộc, thịt lợn luộc, bánh chưng,… Đối với các bạn ở xa, có thể mua bánh kẹo để thay thế.

*
Hình ảnh chùa Bà Châu Đốc An Giang (Sưu tầm)

Cách khấn khi đi chùa Bà Châu Đốc

Lễ vật cúng Bà chúa xứ Châu Đốc

Lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc gồm có mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng.

Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng. Khi sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc, những đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương,… dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà.

Bạn có thể chọn mua đồ thờ cúng đầy đủ: bánh chính hãng chất lượng, hoa quả sạch không chất độc hại, hay nhang hương trầm mùi thơm vừa thể hiện sự thành tâm đồng thời giá thành cũng tốt hơn là mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa.

Đối với heo quay, do lý do di chuyển nên không phải ai cũng có thể chuẩn bị mang theo từ nhà. Heo quay bạn có thể mua ở gần chùa. Tuy nhiên khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về giá bán và chất lượng để tránh trường hợp mua với giá quá đắt.

Bài cúng Bà chúa xứ Châu Đốc

Văn khấn bà Chúa xứ Châu Đốc

Khi đã sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc đầy đủ, vào thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì.

Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Cách vay tiền Bà chúa xứ Châu Đốc

Ông Đào Minh Tâm, Phó Ban quản trị miếu Bà Chúa Xứ cho biết, niềm tin tâm linh của người dân vốn là nét đẹp văn hóa ngàn xưa. Nhưng nếu quá đà, nó dễ sa vào mê tín, dị đoan.

“Miếu Bà Chúa Xứ là địa điểm tâm linh của người dân địa phương. Mấy năm trở lại đây, miếu còn là nơi tìm đến của nhiều khách hành hương từ khắp mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Ngoài dịp lễ Bà từ tháng 4 đến tháng 6 thì Tết Nguyên Đán là thời điểm du khách tìm đến nhiều nhất. Trong các dịp lễ, người dân thường đến đây cầu cúng, xin lộc, xin được khỏi bệnh, vay vốn làm ăn… Tuy nhiên, đó chỉ là niềm tin tâm linh của người dân còn kết quả thế nào thì không ai dám khẳng định”, ông Tâm cho biết.

Chia sẻ về cách cúng lễ sao cho hợp lý và không vướng vào chuyện mê tín dị đoan, ông Tâm cho biết: Miếu Bà Chúa Xứ chỉ có một ban thờ chính nên việc tối giản trong cúng lễ là điều người dân nên làm, vừa tiết kiệm, vừa không làm ảnh hưởng tới mỹ quan của miếu. Việc đến cầu cúng lễ là do niềm tin tâm linh của người dân, vì thế không nên chạy theo phong trào phải có mâm cao cỗ đầy, tiền vàng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới kinh tế mà vô tình lại rơi vào chuyện mê tín dị đoan.

Những lưu ý khi đến chùa Bà Châu Đốc An Giang

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.Khi đến chùa, bạn đặc biệt không nên tham gia thả chim phóng sinh. Những con chim ở đây thường bị nhốt lâu, khó có thể bay xa và thường bị bắt trở lại sau khi thả. Và đặc biệt, không cẩn thận bạn sẽ bị hét giá cao.Vì chùa khá đông nên bạn cũng đề phòng các hiện tượng móc túi, cướp giật.Bạn không nên nhận lộc từ người lạ. Những người này sẽ kì kèo đòi tiền lễ nếu bạn không đưa tiền hoặc đưa ít. Nếu muốn lấy lộc, bạn nên vào bên trong miếu Bà.Đến chùa Bà núi Sam, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://tiengtrungquoc.edu.vn/

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan