Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh

     

TTO - Đây là điểm mới trong thông tư sửa đổi bổ sung quy định đánh giá học sinh THCS, THPT vừa được Bộ GD-ĐT ban hành. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT - cho biết: Việc xây dựng thông tư quy định đánh giá học sinh trung học không chỉ đơn thuần là thay đổi cách chấm điểm học sinh.


*
Học sinh Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) khai giảng năm học mới - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thông tư này để thống nhất về quan điểm giáo dục mới có tính tiếp nối từ bậc tiểu học, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Thay đổi cách đánh giá cũng để tương thích với những thay đổi trong cách thức tổ chức dạy học hướng đến mục tiêu mới là phát triển năng lực, phẩm chất người học chứ không phải chỉ kiểm tra kiến thức.

Bạn đang xem: Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh

Trước đó, trong công văn 4612 của Bộ GD-ĐT về thực hiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh cũng đã yêu cầu các trường ở bậc trung học đổi mới phương pháp, đa dạng hóa cách tổ chức dạy học. Thông tư mới ban hành có tính pháp lý cao hơn nhưng cũng xây dựng trên nền tảng chỉ đạo của công văn 4612 và vẫn có hai loại: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

* Theo quy định mới, việc đánh giá thường xuyên sẽ đa dạng các hình thức. Như vậy cách kiểm tra truyền thống như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút sẽ không tồn tại?

- Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học. Quy định mới sẽ không giới hạn số lần và cũng không nhất thiết phải kiểm tra đồng loạt cả lớp mà có thể kiểm tra lần lượt với từng học sinh, nhóm học sinh. Cùng với những thay đổi cho phép giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học, việc đánh giá thường xuyên cũng đa dạng như hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập… Và giáo viên có thể thực hiện các hình thức đánh giá thường xuyên này trực tuyến hoặc trực tiếp.

Đánh giá thường xuyên có thể vẫn sử dụng hình thức kiểm tra viết nhưng không quy định cứng là cả lớp ngồi làm bài kiểm tra 15 phút, mà giáo viên có thể cho học sinh thực hiện một yêu cầu/bài tập/đề kiểm tra trong 5 phút, 10 phút. Hoặc cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu thực tế, tài liệu để viết nhận xét, bày tỏ quan điểm về một việc cụ thể liên quan tới môn học. Tương tự, việc đánh giá qua thuyết trình, thực hành, thí nghiệm có thể diễn ra ngay trong tiết học, trong quá trình thực hiện bài thực hành, thí nghiệm cụ thể.


*
Đánh giá theo hình thức hỏi - đáp thay thế cho cách kiểm tra miệng trước đây nhưng không phải là cứ đầu giờ học giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ. Việc hỏi - đáp có thể diễn ra trong khi giáo viên dạy bài mới, khi giao nhiệm vụ học tập cụ thể. Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH

* Nhiều giáo viên băn khoăn quy định mới sẽ bỏ bài kiểm tra 1 tiết theo cách truyền thống đối với học sinh THCS, THPT. Trong khi cách đánh giá thay thế như dự án học tập, thực hành thí nghiệm không phải trường nào cũng có điều kiện thực hiện. Đổi mới như thế có dẫn tới bỏ sót học sinh không được kiểm tra?

- Hiểu như thế là chưa chính xác. Trong đánh giá định kỳ sẽ có các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành thí nghiệm hoặc dự án học tập. Thời gian có thể là 45 phút (tương đương với 1 tiết học) đến 90 phút. Với các môn chuyên, học sinh có thể làm bài kiểm tra 120 phút. Như vậy, không nên hiểu "xóa bỏ bài kiểm tra 1 tiết" mà thay vì quy định cứng như trước đây, bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ thực hiện linh hoạt hơn cả về cách thức và thời gian lẫn nội dung.

Xem thêm: Người Việt Đón Mưa Sao Băng 29/7, Sắp Được Xem Mưa Sao Băng Nam Delta Aquarids

Đối với hình thức kiểm tra qua thực hành, thí nghiệm, bài kiểm tra định kỳ yêu cầu học sinh phải thực hiện bài thực hành, thí nghiệm hoàn chỉnh trong thời gian tương đương với ít nhất 1 tiết học. Với việc đánh giá qua dự án học tập, lãnh đạo trường phải chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng khung đánh giá cụ thể, tương ứng với các nội dung học sinh, nhóm học sinh triển khai để làm sao đánh giá đúng năng lực, thái độ của học sinh thể hiện ở các mức độ khác nhau khi cùng tham gia dự án.

* Quy định mới giảm rõ rệt số đầu điểm kiểm tra/môn học, nhất là đầu điểm kiểm tra định kỳ. Việc này có thể giảm việc của giáo viên, giảm áp lực cho học sinh nhưng liệu có kiểm soát được chất lượng giáo dục?

- Quy định đánh giá học sinh mới không chú trọng kiểm tra kiến thức học sinh tiếp thu như cách truyền thống mà áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra nhằm giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất ngay trong quá trình học tập.

Trước đây, số đầu điểm kiểm tra 1 tiết nhiều hơn. Có những môn có đến 2-3 bài kiểm tra 1 tiết/học kỳ. Chỉ sau một phần kiến thức khoảng 2-3 tuần là có kiểm tra nên không thuận lợi cho việc xây dựng đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Để đánh giá được rõ nét sự phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cũng cần thực hiện sau mỗi giai đoạn dài hơn. Chính vì nhìn thấy điều này, chúng tôi đã điều chỉnh có hai bài kiểm tra định kỳ/học kỳ. Như vậy khoảng 8 tuần học, có 1 bài kiểm tra định kỳ. Quy định như thế này cũng phù hợp với cách làm của nhiều nước trên quốc tế.

Đổi mới thi cử cũng đang được thực hiện

* Nhiều người lo ngại Bộ GD-ĐT đổi mới cách đánh giá trong quá trình học nhưng các kỳ thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp thì vẫn không thay đổi. Do đó nhiều người lo lắng khi học sinh sa đà vào các dự án học tập, nghiên cứu khoa học trong khi thi cử vẫn cần ôn luyện. Ông có chia sẻ gì về điều này?

- Việc đa dạng hóa các hình thức dạy học và đánh giá học sinh nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học. Nhưng các hình thức này vẫn phải dựa trên nền tảng yêu cầu cần đạt của mỗi môn học. Học sinh muốn thực hiện các dự án học tập trước hết phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Việc thực hiện các dự án học tập, học sinh sẽ được học kiến thức của chương trình gắn liền với ứng dụng của chúng trong dự án để học sinh phát triển thêm các năng lực. Những kiến thức được học sẽ được hiểu chắc chắn, sâu sắc hơn khi được quan sát, ứng dụng để xử lý các vấn đề cuộc sống. Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá học sinh, việc đổi mới thi cử cũng đang được thực hiện, nhất quán với mục tiêu giáo dục.