Bức thư nam phương hoàng hậu

     

Biết chồng phản bội lời thề, xin tiền mình đi "nuôi gái", thế nhưng Nam Phương Hoàng Hậu vẫn không một lời oán thán. Bà điềm tĩnh gửi cho nhân tình của chồng một lá thư chỉ vỏn vẹn 66 chữ nhưng khiến hậu thế mãi sau này phải tâm đắc về một màn “đánh ghen” thâm thúy, sâu cay mà tột đỉnh cao sang.


Những ngày vừa qua, trên khắp các trang báo, diễn đàn, mạng xã hội, MV Không thể cùng nhau suốt kiếp của nữ ca sĩ Hòa Minzy đã tạo thành một “hiện tượng” nhận được sự quan tâm rất lớn. Điều khiến MV này thu hút người xem có lẽ bởi câu chuyện tình buồn được lấy cảm hứng từ chính chuyện đời thật của Hoàng Đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu.

Bạn đang xem: Bức thư nam phương hoàng hậu

MV là nỗi đau khổ của Hoàng Hậu khi chồng trăng hoa, phá bỏ lời thề ước giữa hai người. Điểm nhấn đáng chú ý nhất có lẽ chính là khi Nam Phương Hoàng Hậu gửi thư cho “người thứ ba”. Lá thư không dài, chỉ với 66 chữ nhưng đã để hậu thếsau này phải mãi kính nểvị Hoàng Hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, những câu chuyện xoanh quanhNam Phương Hoàng Hậu và bức thư "đánh ghen" bà gửi người tình của chồng bất ngờhot mạng xã hội trở lại. Bức thư được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn, nhiều ý kiến khen ngợi đây là màn "đánh ghen" thâm thúy, sâu cay mà tột đỉnh cao sang.



*

Nam Phương Hoàng Hậu

Cuộc hôn nhân kỳ lạ, chưa từng có trong lịch sử

Nam Phương Hoàng Hậu (1914 - 1963), tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn. Bà xuất thân từ một gia đình Công giáo giàu có của miền Nam. Bà không những sở hữu nhan sắc xuất chúng hơn người mà còn có học thức rất cao. Bà được hưởng thụ nền giáo dục của nước Pháp ngay từ nhỏ.

Cuộc hôn nhân của bà với Hoàng đế Bảo Đại được đánh giá là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử. Hoàng đế Bảo Đại (1913 - 1997), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Ông là người con duy nhất của Hoàng đế Khải Định, là vị vua cuối cùng củatriều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng củachế độ quân chủtronglịch sử Việt Nam.


Hoàng đế Bảo Đạiđược gửi đi du học tại Pháp và đã hấp thụ văn minh phương Tây ngay từ bé.

Nam Phương Hoàng Hậu không những sở hữu nhan sắc xuất chúng hơn người mà còn có học thức rất cao. Bà được hưởng thụ nền giáo dục của nước Pháp ngay từ nhỏ.

Có nhiều tài liệu nói rằng, việc du học tại Pháp đã tạo nên mối lương duyên của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng Đế Bảo Đại. Tài liệu đã ghi chép rằng, họ gặp nhau lần đầu vào tháng 9/1932 khi đi cùng trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime khởi hành tại cảng Marseille từ Pháp về Việt Nam. Lúc đó, cả hai vừa hoàn thành chương trình học tại Pháp. Chuyến tàu cập cảng Vũng Tàu, họ tạm chia tay, hẹn nhau tại Đà Lạt. Nhan sắc, tài ăn nói khéo léo, trí thông minh hơn người của Nguyễn Hữu Thị Lan đã khiến Bảo Đại si mê và quyết định hỏi cưới nàng.

Có nhiều tài liệu nói rằng, việc du học tại Pháp đã tạo nên mối lương duyên của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng Đế Bảo Đại.

Thực ra, bà Nguyễn Hữu Thị Lan vốn không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho ngôi vị Hoàng Hậu. Trước đó, mẹ ruột của Bảo Đại là bà Đoan Huy Hoàng Thái hậu (Đức Từ cung) và triều thần đã lựa chọn sẵn cho Bảo Đại một người con gái "chuẩn" truyền thống là cô Bạch Yến. Cô Bạch Yến xuất thân quý tộc, là người gia giáo và giữ đúng phép tắc cung đình. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hữu Thị Lan,Hoàng Đế Bảo Đại đãbất chấp tất cả để cưới cô gái mà mình yêu.

Hoàng đế Bảo Đại (1913 - 1997), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ.

Đáng nói hơn cả, vì Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Đế Bảo Đại đồng ý giải tán tam cung lục viện, không còn chuyện năm thê bảy thiếp như những vị vua xưa, tuân thủ nguyên tắc hôn nhân 1 vợ - 1 chồng. Sự kiện này cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong triều đình vì đây là điều trái với truyền thống và chưa từng có tiền lệ.

Nam Phương Hoàng Hậu có với Hoàng Đế Bảo Đại 5 người con

Sau lễ cưới độc nhất vô nhị đó, những năm tháng tiếp theo, Hoàng Hậu Nam Phương sống hạnh phúc bên chồng. Họ lần lượt có 5 người con gồm:Đông cung Hoàng Thái tử Bảo Long, Hoàng tử Bảo Thăng, Hoàng nữ Phương Liên, Hoàng nữ Phương Dung và Hoàng nữ Phương Mai.

Người chồngbội ước, trăng hoa

Những tưởng Nam Phương Hoàng Hậu sẽ sống trọn một đời hạnh phúc bên chồng nhưng rốt cục, bà cũng phải chịu cảnh chung chồng.

Xem thêm: Hợp Âm Tình Yêu Con Gái - Lời Bài Hát Tình Yêu Con Gái

Có lẽ, biến cố bắt đầu xảy đến khi cựu hoàng Bảo Đại chia tay gia đình ra Hà Nội làm cố vấn theo lời mời của Chính phủ. Sự kiện này chính thức đánh dấu cho những ngày phong lưu của Cựu hoàng Bảo Đại trong vòng tay của những giai nhân mà quên đi người vợ nơi quê nhà.

Cựu hoàng Bảo Đại trăng hoa, chìm đắm trong vòng tay của những giai nhân mà quên đi người vợ nơi quê nhà.

Nam Phương Hoàng Hậu dần phát hiện ra Bảo Đại nơi phương xa đã lén lút qua lại với những người phụ nữ khác nhau. Để rồi đến một ngàymọi chuyện vỡ lở, Hoàng Hậubiết được Cựu hoàng đã lừa dối mình trong những ngày ra Hà Nội, thậm chí đau lòng hơn khi Bảo Đại vẫn đều đặn viết thư tay gửi cho vợ để... xin tiền trang trải cho cuộc sống xa hoa, phù phiếm.

Những bóng hồng ở bên Cựu Hoàng Bảo Đại lúc bấy giờ, người thứ nhất là bà Bùi Mộng Điệp và người thứ hai là bà Lý Lệ Hà, một giai nhân nức tiếng Hà thành lúc bấy giờ.

Nam Phương Hoàng Hậu dần phát hiện ra Bảo Đại nơi phương xa đã lén lút qua lại với những người phụ nữ khác nhau

Bùi Mộng Điệp là người Bắc Ninh, trước khi quen biết với Cựu hoàng, bà đã trải qua một đời chồng và có một người con riêng. Bảo Đại đem lòng yêu mến bà trong lần ông ra Hà Nội năm 1945, được người đương thời gọi là "Thứ phi phương Bắc" dù lúc đó nhà Nguyễn đã cáo chung. Bà Mộng Điệp có riêng với Bảo Đại một người con gái và hai người con trai.

Mộng Điệp - Thứ phi phương Bắc của Cựu Hoàng Bảo Đại

Còn Vũ nữ Lý Lệ Hà - tình nhân của Vua Bảo Đại là một tuyệt sắc giai nhân, từng đoạt danh hiệu Hoa khôi đầu tiên của Việt Nam và là nguồn cảm hứng cho nhiều bậc nghệ sĩ đương thời. Bà cũng quen biết Bảo Đại trong lần ông ra Hà Nội. Cả hai công khai mối quan hệ của nhau, thường được bắt gặp ở những tụ điểm ăn chơi đắt tiền.

Lá thư gửi cho kẻ đến sau: Màn “đánh ghen” thâm thúy của bậc mẫu nghi thiên hạ

Năm 1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh (Trung Quốc). Sau khi kết thúc công việc, ông không về nước mà ở lại cùng Lý Lệ Hà. Hai người sống chung với nhau, sau đó xin đi tị nạn ở Hong Kong.

Chính trong khoảng thời gian này, Nam Phương Hoàng Hậu đã gửi riêng nhân tình của chồng một lá thư - thứ mà đến sau này người đời vẫn xem là màn "đánh ghen" thâm thúy của vị hoàng hậu cuối cùng.

“Em thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”, bà viết.

Lá thư 66 chữ của Nam Phương Hoàng Hậu - "màn đánh ghen" thâm thúy (Ảnh cắt từ MV Không thể cùngnhau suốtkiếp"

Lá thư tuyệt nhiên không có một lời trách móc, oán hận, thậm chí bà còn cảm ơn và nói sẽ trọn kiếp nhớ ơn nhân tình của chồng vì đã thay bà chăm sóc cho Cựu hoàng Bảo Đại. Trước đó, khi biết Lý Lệ Hà và chồng ở Hà Nội qua lại với nhau, bà cũng từ chối không từ Huế ra Bắc để đánh ghen. Có thể nói, Nam Phương Hoàng Hậu dù đau đớn trong lòng khi chồng phản bội lời thề nhưng vẫn giữ cốt cách thanh cao của một chính thất, nhất định không hạ thấp danh dự và tự tôn của mình để đánh ghen một cách tầm thường.

Màn “đánh ghen” đầy kiêu hãnh này dường như khiến ngay cả chính “tiểu tam” như Lý Lệ Hà cũng phải nể phục. Lý Lệ Hà đã gìn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời. Bà còn từng cho Bảo Đại xem lá thư chất chứa tâm tình của người vợ chính thất.

Sau sự lạnh nhạt của chồng, Nam Phương Hoàng hậu chọn sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định

Khôngrõ lá thư có sức mạnh đến đâu, tác động như thế nào đến Lý Lệ Hà, chỉ biết rằngsau này Lý Lệ Hà cũng đã chấm dứt mối quan hệ với Cựu Hoàng Bảo Đại. Bà lấy chồng là một quân nhân người Pháp và sống một cuộc đời bình thường bên chồng, không còn bất cứ dính líu gì đến Cựu hoàng của nước Nam nữa.

Về phần mình, sau sự lạnh nhạt của chồng, Nam Phương Hoàng hậu chọn sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định, một lòng chăm lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang định cư ở Pháp và dành những ngày cuối đời nơi đất khách.